Dđóng bảo hiểm xã hội người lao động bao nhiêu năm 2024

Bạn đọc hỏi: Người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đóng toàn bộ 32% phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là đúng hay sai? Hiện nay, quy định thế nào về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động?

Ảnh minh hoạ: BHXH Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời: Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 21, Khoản 1 Điều 85 và Khoản 1 Điều 86 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Khoản 1 Điều 15 Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế số 01/VBHNVPQH;

Khoản 2 Điều 44 Luật Việc làm năm 2013, thì hằng tháng người sử dụng lao động [công ty] có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định và trích từ tiền lương phần trách nhiệm đóng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Theo đó, tổng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hiện nay là 32% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 21,5%, còn người lao động có trách nhiệm đóng 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng.

Vì vậy, người sử dụng lao động [công ty] yêu cầu người lao động đóng toàn bộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bao gồm phần thuộc trách nhiệm đóng của công ty là không đúng với các quy định của pháp luật.

Bạn đọc Quỳnh Anh [Thái Bình] hỏi: Lương của tôi hiện tại là 4,5 triệu đồng/tháng, vậy mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng bao nhiêu?

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động được xác định như sau:

Bảo hiểm xã hội: 8% [áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 1 tháng trở lên].

Bảo hiểm thất nghiệp: 1% [áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên].

Bảo hiểm y tế: 1,5% [áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên].

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 10,5%. Hiện nay, công thức tính tiền đóng bảo hiểm xã hội được xác định như sau:

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nếu tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như sau:

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 4,5 triệu đồng = 472.500 đồng/tháng.

Cách tính này chỉ áp dụng trong trường hợp 4,5 triệu đồng đó là mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội [bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác thuộc diện tính đóng bảo hiểm xã hội].

Trường hợp trong 4,5 triệu đồng đó có các khoản tiền khác không thuộc diện tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải trừ ra. Cụ thể tính theo công thức sau:

Ngoài việc phải nộp tiền đoàn phí và tiền thuế thu nhập cá nhân [nếu áp dụng], mỗi tháng, người lao động cũng phải trích một phần thu nhập của mình để đóng BHXH. FastCA sẽ giải đáp cho bạn mức đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bao nhiêu tiền?

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bao nhiêu tiền?

Theo quy định hiện hành, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính dựa trên tỷ lệ đóng và mức tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ hướng dẫn tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Trong đó, mức lương theo công việc, chức danh phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu. Còn phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác do các bên thỏa thuận, có thể có hoặc không.

Do đó, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất là bằng lương tối thiểu. Cụ thể:

Vùng I: 4.680.000 Vùng II: 4.160.000 Vùng III: 3.640.000 Vùng IV: 3.250.000

Lưu ý:

Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau: Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao nhiêu %?

Mức đóng bảo hiểm xã hội là 26% trong đó: người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18% [18% đơn vị đóng bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất].

Mức đóng bảo hiểm y tế là 4,5% trong đó: người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 2% trong đó: người lao động đóng 1%, đơn vị đóng 1%.

Tương ứng với đó, mức đóng bảo hiểm bắt buộc thấp nhất của mỗi người lao động được xác định như sau:

Có bao nhiêu lao động thì doanh nghiệp phải đóng BHXH?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp bao gồm:

  • Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng [thực hiện từ ngày 01/01/2018];
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp [thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ].

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động thuộc 01 trong các trường hợp nêu trên cũng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Như vậy, pháp luật không quy định doanh nghiệp có bao nhiêu lao động thì phải đóng bảo hiểm xã hội, mà chỉ quy định đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội. Dù công ty có ít người lao động nhưng nếu có lao động được ký kết hợp đồng từ 01 tháng trở lên thì sẽ phải đóng bảo hiểm cho những người lao động này.

Tạm kết

Trên đây là một số thông tin về mức đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bao nhiêu tiền?. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu tham khảo mua chữ ký số cho doanh nghiệp của mình, có thể liên hệ với FastCA tại đây hoặc liên hệ theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ chi tiết báo giá chữ ký số.

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 là bao nhiêu?

Bảo hiểm xã hội: 8%; bảo hiểm thất nghiệp: 1%; bảo hiểm y tế: 1,5%. Như vậy, tổng mức đóng bảo hiểm năm 2024 của người lao động là 10,5%.

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Do đó, trường hợp người lao động có lương 5 triệu thì mức đóng bảo hiểm hàng tháng như sau: Tiền đóng bảo hiểm của người đi làm lương 5 triệu = 10,5% x 05 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội cao nhất là bao nhiêu?

Trường hợp tiền lương tháng quy định nêu trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở. Nghị quyết 69/2022/QH15 quy định mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng. Như vậy, theo quy định nêu trên, mức lương đóng BHXH bắt buộc tối đa năm 2024 là 36 triệu đồng.

Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng bao nhiêu chế độ bảo hiểm?

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, theo quy định của Luật BHXH thì BHXH bắt buộc bao gồm 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Chủ Đề