Đánh giá xây dựng đảng về chính trị

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo hội thảo.

Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lại Xuân Môn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Đoàn Minh Huấn, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; các đồng chí Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Phan Xuân Thủy, Trần Thanh Lâm, Vũ Thanh Mai, chủ trì hội thảo.

Trên cơ sở kết quả của 2 cuộc hội thảo nhánh vào ngày 3/8/2023, Nhánh 1 “Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, trong giai đoạn mới” và Nhánh 2 “Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn mới.

Hội thảo quốc gia lần này sẽ tiếp cận trên cả hai phương diện nhận thức lý luận và thực tiễn.

Về nhận thức, cần tiếp tục thảo luận đi đến thống nhất về nội dung của từng thành tố, đồng thời làm rõ hơn mối quan hệ của các thành tố trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức với tư cách là một chỉnh thể, hệ thống.

Về thực tiễn, cần phân tích, đánh giá những kết quả nổi bật cũng như hạn chế và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm, những mô hình cách làm hay, sáng tạo từ thực tiễn công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; đặc biệt là tập trung thảo luận, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong giai đoạn mới, nhất là trên lĩnh vực tuyên giáo, với tư cách là ngành có vai trò nòng cốt, chủ lực.

Đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu đề dẫn. [Ảnh: TTXVN]

Phát biểu chào mừng tại hội thảo, đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh, công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức xuyên qua và thấm sâu vào từng thành tựu của các lĩnh vực. Một diện mạo Ninh Bình hôm nay được tạo nên bởi những quyết định chính trị táo bạo trong đó có cả đấu tranh với những lực cản để mở đường cho cái đúng, cái mới, cái tiến bộ nảy nở và phát triển.

Mỗi nghị quyết, mỗi quyết sách chính trị tạo đột phá phát triển cho tỉnh là bản lĩnh chính trị, là lựa chọn chính trị, là khát vọng phát triển... Trong mỗi quyết định như vậy luôn đòi hỏi công tác tư tưởng có khi phải đi trước, có khi đồng hành cùng nhịp để tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.

Đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình phát biểu tại hội thảo. [Ảnh: TTXVN]

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình cũng cho biết: Cùng với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, công tác xây dựng Đảng về đạo đức ở Ninh Bình thời gian qua được triển khai gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện các quy định nêu gương, lấy việc làm để kiểm chứng lại lời nói, thông qua hành động mà đánh giá phẩm chất đạo đức... được diễn ra ở mọi cấp, mọi ngành, với nhiều phong trào khác nhau mà các tham luận phát biểu tại hội thảo chắc chắn sẽ có điều kiện làm rõ hơn, sâu hơn.

Qua 81 bài tham luận được tập hợp trong kỷ yếu và nhiều ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội thảo, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức đã được làm rõ, thống nhất.

Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, những vấn đề lý luận, thực tiễn công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong giai đoạn mới, là một chủ đề lớn và khó, song có ý nghĩa rất quan trọng, ngoài khó khăn, thách thức của tình hình thế giới, khu vực, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là các thế lực thù địch, phản động tăng cường hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thậm chí sợ trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận hội thảo. [Ảnh: TTXVN]

Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức càng có tính cấp thiết, quan trọng, để Đảng ta thực sự là đạo đức, là văn minh, trọn vẹn tấm lòng thủy chung vì dân tộc, vì Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, “... hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc”.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa ghi nhận và đánh giá cao ý kiến của các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học và khẳng định, đây là những luận cứ khoa học và thực tiễn, tạo sự thống nhất nhận thức về khái niệm, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; là căn cứ góp phần tổng kết công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức qua 40 năm thực hiện đường lối đổi mới và tham gia xây dựng nội dung Văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Trên cơ sở kết quả của Hội thảo, Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ chắt lọc, biên soạn thành cuốn tài liệu về công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức để thống nhất triển khai trong toàn ngành Tuyên giáo và trong hệ thống chính trị; đồng thời sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức.

xây dựng Đảng về chính trị gồm những nội dung gì?

Nội dung xây dựng Đảng về chính trị bao gồm: xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị… Trong các nội dung trên, theo Hồ Chí Minh, đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử ...

xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị là gì?

Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị tức là sự khẳng định tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lý tưởng chủ nghĩa cộng sản.

xây dựng Đảng về chính trị nhằm mục đích gì?

Xây dựng Đảng về chính trị cho phép nhận diện tính chính đáng, bản chất chính trị, tính tiên phong của Đảng, là căn cứ hàng đầu để xác định vai trò của Đảng trong đời sống chính trị.

Khái niệm xây dựng Đảng là gì?

Xây dựng Đảng là một chuyên ngành nghiên cứu thuộc bộ môn khoa học chính trị hay Chính trị học, tập trung nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng hệ thống, cơ chế, hoạt động của một đảng chính trị.

Chủ Đề