Đánh giá sự phát triển kinh tế việt nam

Trong hai ngày 1 và 2/6, Quốc hội làm việc tập trung ở hội trường, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022. Một số thành viên Chính phủ sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trong chương trình làm việc, Quốc hội cũng sẽ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 47/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tác tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết nói trên.

Theo các số liệu vừa được công bố, kinh tế vĩ mô của nước ta ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục khởi sắc. Các công trình cơ sở hạ tầng được triển khai đồng bộ với quyết tâm cao. Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực. Thương mại dịch vụ phục hồi mạnh. Du lịch phục hồi ấn tượng. Tình hình đăng ký doanh nghiệp đạt kết quả rất đáng ghi nhận. Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, thích ứng biến đổi khí hậu được triển khai tích cực, đồng bộ. An sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, đối ngoại được đẩy mạnh.

Một số kết quả ấn tượng như thu ngân sách 5 tháng tăng 18,7%, xuất nhập khẩu tháng 5 tăng 14,5% so với cùng kỳ. FDI thực hiện 5 tháng tăng 7,8%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 5 ước tăng 10,4%. Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 5 tháng đạt 98.600 doanh nghiệp, cao nhất từ trước tới nay. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng 22,6% so với cùng kỳ. Khách quốc tế tháng 5 tăng hơn 70% so với tháng trước, 5 tháng tăng 350% so với cùng kỳ. Các công việc tồn đọng kéo dài nhiều năm đang được từng bước giải quyết chắc chắn, hiệu quả.

Đặc biệt, trong bối cảnh có tới 30 lượt hạ bậc tín nhiệm trên thế giới, Việt Nam là một trong hai quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được S&P nâng bậc tín nhiệm dài hạn kể từ đầu năm đến nay. Điều này được S&P dựa trên nền kinh tế Việt Nam đang đà phục hồi vững chắc, tỉ lệ tiêm chủng được cải thiện ấn tượng và bước chuyển linh hoạt trong chính sách kiểm soát dịch COVID-19.

Hôm qua, thứ Ba, ngày 31/5/2022, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 7 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm, theo dõi.

Tại phiên thảo luận đã có 18 đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó, đa số ý kiến đại biểu tán thành với nhiều nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội đã tập trung cho ý kiến về những vấn đề cụ thể sau: việc thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng; tác giả, quyền tác giả, đồng tác giả; khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến các thủ tục về sở hữu công nghiệp; cơ chế giao quyền đăng ký sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian; khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng; quyền và nhiệm vụ của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; giới hạn quyền tác giả; kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký ở nước ngoài; việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả; việc sửa đổi Luật Giá trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan; chấm dứt văn bằng bảo hộ; từ chối cấp văn bằng bảo hộ; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; quyền nhân thân của tác giả và người biểu diễn; việc trả thù lao cho tác giả sáng chế kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí là kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu đề nghị cần bổ sung một số nội dung sau: thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện việc cấp lại, đổi giấy chứng nhận quyền đăng ký tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; bổ sung khái niệm dụng ý xấu được sử dụng trong dự thảo Luật vào điều khoản giải thích từ ngữ; bổ sung các đối tượng khác như giống vật nuôi, công nghệ sinh học, thủy sản, các loại tảo, nấm, vi sinh vật, côn trùng, ong vào dự thảo Luật; làm rõ hơn các quy định và biện pháp bảo hộ các nguồn gen, quy trình sản xuất, các nguồn vật liệu tạo ra từ kiến thức bản địa của người dân Việt Nam, đồng thời, làm rõ cách phân chia lợi nhuận cho cộng đồng bản địa đó; nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật các quy định liên quan đến nội dung chuyển đổi số.

Kết thúc phiên thảo luận, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng thay mặt cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình [sửa đổi]; Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Kinh tế Việt Nam phát triển do đâu?

[Vietnamplus.vn] Theo trang mạng vietnam-briefing, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, môi trường thương mại và mức lương cạnh tranh là 3 yếu tố chính giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định.

Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy thế giới 2023?

Theo đó, CEBR dự báo quy mô kinh tế của Việt Nam sẽ có bước nhảy vọt trong 14 năm tới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Với kết quả này, quy mô kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 xếp thứ 34 theo bảng xếp hạng của CEBR.

Nền kinh tế của Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 3.718 USD, xếp thứ 6/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 124 trên thế giới. Như vậy, GDP bình quân đầu người Việt Nam từ vị trí thứ 173 lên thứ 124, nhảy 49 bậc trong bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người thế giới giai đoạn 2000 - 2021 .

Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy trong Đông Nam Á?

Xét riêng trong khu vực ASEAN, năm 2022, GDP theo PPP của Việt Nam sẽ đứng thứ 3 trong khu vực, xếp sau hai nền kinh tế là Indonesia [4.811 tỷ USD] và Thái Lan [1.835 tỷ USD]. Đến năm 2030, World Economics dự báo, GDP theo PPP của Việt Nam sẽ tăng lên 2.848 tỷ USD, tăng 85,5% so với 2022.

Chủ Đề