Đánh giá có nên học khoa quốc tế đại học thương mại

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, Kinh tế quốc tế đang trở thành lựa chọn vô cùng “hot” bởi cơ hội việc làm cao và mức lương mơ ước. Trường Đại học Thương mại là một trong những cơ sở đào tạo uy tín về Kinh tế quốc tế được nhiều phụ huynh và học sinh đăng ký theo học.

1. Chuyên ngành  Kinh tế quốc tế là ngành gì?

Chuyên ngành Kinh tế quốc tế là ngành học đào tạo và nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, nói cách khác nó nghiên cứu các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia nhằm đạt được lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.

Học Kinh tế quốc tế sinh viên nghiên cứu lý luận về Quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích, hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,..Khác với chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sinh viên được học về Quản trị kinh doanh, chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương,…

2. Chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại Đại học Thương mại có gì?

Chuyên ngành Kinh tế quốc tế thuộc Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế của trường Đại học Thương mại được thành lập từ năm 1998. Đây là một địa chỉ đào tạo uy tín về ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế quốc tế thuộc ngành Kinh tế quốc tế nhằm đào tạo những Cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, cung cấp cho học viên nền tảng kiến thức cơ bản và có hệ thống về Kinh tế quốc tế.

Sinh viên khi theo học sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống kinh tế quốc tế, đặc biệt là 02 lĩnh vực thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế (tài chính quốc tế); kiến thức và lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam; kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong lĩnh vực thương mại, logistic và đầu tư, tài chính.

Điểm khác biệt mang tính đột phá của Khoa đào tạo chuyên ngành Kinh tế quốc tế là hệ thống giảng viên có trình độ cao, có kinh nghiệm làm việc và tư vấn thực tế cho các doanh nghiệp lớn, các cơ quan đơn vị trong cả nước. Bên cạnh đó, các giảng viên thỉnh giảng, các giảng viên là doanh nhân, chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước cũng thường xuyên tham gia giảng dạy giúp sinh viên nắm được kiến thức thực tiễn tại các doanh nghiệp.

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại Đại học Thương mại?

4. Chuyên ngành Kinh tế quốc tế ra trường làm gì?

Với sự phát triển của hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế, nhân sự ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tết có thể đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau ở các công ty và tập đoàn kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước. Các vị trí có thể ứng tuyển như:

– Chuyên viên ngoại giao, hậu cần, vận tải quốc tế hàng không

– Nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên nghiên cứu thị trường Marketing quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng.

– Nhân viên tư vấn đầu tư quốc tế, xúc tiến thương mại, thanh toán quốc tế ở các ngân hàng, hải quan,…

– Nhà quản trị cấp cao, nhà hoạch định chiến lược, nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia

– Giảng dạy và nghiên cứu tại các học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành kinh tế quốc tế.

Với cơ hội việc làm rộng mở, chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại đại học Thương mại xứng đáng là sự lựa chọn uy tín dành cho những ai đang có ý định theo học. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình chọn ngành và chọn nghề phù hợp trong tương lai.

Lọt top tìm kiếm những trường đại học thuộc khối ngành kinh tế nhiều nhất trên cả nước, Đại học Thương Mại đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình bằng chất lượng đào tạo tiến tiến và cơ sở vật chất “hoàng gia” chắc chắn sẽ không làm các bạn sinh viên thất vọng.

Mục lục

  • 1. Giới thiệu chung
  • 2. Cơ sở vật chất
  • 3. Đội ngũ giảng viên
  • 4. Ngành học và cơ hội việc làm
  • 5. Đời sống sinh viên
  • 6. Cựu sinh viên tiêu biểu
  • 7. Học phí

1. Giới thiệu chung

Đại học Thương Mại thành lập năm 1960, tiền thân là Trường Thương nghiệp Trung ương. Đến năm 1994 đổi tên thành Trường Đại học Thương Mại, tên tiếng Anh hiện nay là Thuongmai University, tên viết tắt: TMU

Đánh giá có nên học khoa quốc tế đại học thương mại

Đánh giá có nên học khoa quốc tế đại học thương mại

Một góc nhìn thơ mộng tại TMU

Đại học Thương Mại là trường đại học công lập đa ngành, thuộc top 5 trường đại học tốt nhất Việt Nam về lĩnh vực kinh tế, kế toán, quản lý, kinh doanh và thương mại.

Với mô hình “Trường đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm”, trường đại học Thương Mại không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lực và năng lực cốt lõi, phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, một trung tâm nghiên cứu hợp tác trong nước và quốc tế, một trường đại học có vị thế và thương hiệu được đánh giá và thừa nhận là một trong những trường dẫn đầu về chất lượng toàn diện trong các hoạt động kiểm dịch và xếp hạng các trường đại học tại Việt Nam.

2. Cơ sở vật chất

Đại học Thương Mại có trụ sở chính tại 79 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội và cơ sở 2 tại 157 Lý Thường Kiệt, Thắng Lợi, Phủ Lý, Hà Nam. 

Đại học Thương Mại nổi tiếng với khuôn viên đẹp và trang thiết bị hiện đại. Bước qua cánh cổng trường, bạn sẽ ngỡ ngàng trước tòa nhà hành chính 7 tầng vô cùng xịn sò và tòa nhà thư viện “chọc trời” như trường quốc tế. 

Đánh giá có nên học khoa quốc tế đại học thương mại

Thư viện siêu sang chảnh bậc nhất Cầu Giấy

Thư viện trường gồm 7 tầng phân thành nhiều khu riêng biệt tùy vào mục đích học tập và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên. Thay vì thiết kế đơn giản như mô hình cũ, thư viện mới thiết kế nhiều bàn rộng dài dành cho nhóm, ghế siêu rộng dưới các giá sách, thâm chí còn có những phòng đọc biệt lập dành cho những ai muốn yên tĩnh nghiền ngẫm sách vở mà không sợ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Không chỉ nhằm mục đích phục vụ tối đa việc học và nghiên cứu, thư viện trường đại học Thương Mại cũng có nhiều góc check-in đầy màu sắc siêu sang chảnh với 3 tông màu chủ đạo là trắng-đen-nâu, chỉ cần đứng vào thì góc nào cũng nghìn like. Thư viện Đại học Thương Mại đang là địa điểm vô cùng hot và hoành tráng nhất quận Cầu Giấy và được sinh viên Thủ đô quan tâm. 

Không chỉ phục vụ công tác học tập và nghiên cứu, nơi ăn chốn ở của sinh viên cũng được nhà trường đầu tư tỉ mỉ bằng khu KTX như khách sạn 5 sao, có đầy đủ tiện nghi cho sinh viên cả về vật chất lẫn tinh thần. KTX Thương mại không chỉ phục vụ sinh viên trong nước và còn cả sinh viên quốc tế cùng nhiều tiện nghi như điều hòa, nóng lạnh, máy giặt,…mà giá rẻ đến bất ngờ. Ngoài ra, khu canteen cũng là một trong những địa điểm ưa thích của sinh viên KTX khi cung cấp đầy đủ đồ ăn, thức uống đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Sân thể thao là nơi sinh hoạt chung và diễn ra nhiều hoạt động thể chất giúp sinh viên rèn luyện và giải tỏa căng thẳng sau những buổi học trên trường.

Đánh giá có nên học khoa quốc tế đại học thương mại

Sân KTX – Khu sinh hoạt chung của sinh viên nội trú TMU

3. Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên và giảng viên của trường Đại học Thương Mại vô cùng trẻ trung và hiện đại. Các khoa, phòng đều có fanpage riêng, có thể giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên một cách kịp thời và tiện lợi. Các thầy cô giáo vô cùng tâm lí và hiểu sinh viên, mọi vấn đề sinh viên có thể liên lạc với giảng viên và lãnh đạo qua chính facebook cá nhân, messenger của mình.

Đánh giá có nên học khoa quốc tế đại học thương mại

Giảng viên Khoa Khách sạn – Du lịch xinh tươi trong bộ áo dài

4. Ngành học và cơ hội việc làm

Hiện nay, Đại học Thương Mại đào tạo 26 ngành học, sinh viên có thể thoải mái chọn lựa theo sở thích của mình. Các chuyên ngành cốt lõi và được biết đến nhiều nhất là Kế toán, Tài chính ngân hàng, Marketing, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử,…Những năm gần đây, trường mở thêm hệ chất lượng cao nhằm đào tạo những cử nhân ưu tú có trình độ chuyên môn cao, tư duy sáng tạo và có thể làm việc tốt trong môi trường cạnh tranh và hợp tác quốc tế.

Đánh giá có nên học khoa quốc tế đại học thương mại

Chương trình Tư vấn tuyển sinh năm 2021

Danh sách các ngành học trường Đại học Thương mại:

STTMã ngànhTên ngành1TM01Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh)2TM02Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn)3TM03Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành)4TM04Marketing (Marketing thương mại)5TM05Marketing (Quản trị thương hiệu)6TM06Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng7TM07Kế toán (Kế toán doanh nghiệp)8TM08Kế toán (Kế toán doanh nghiệp – chất lượng cao)9TM09Kế toán (Kế toán công)10TM10Kiểm toán (Kiểm toán)11TM11Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế)12TM12Kinh tế quốc tế (Kinh tế quốc tế)13TM13Kinh tế (Quản lý kinh tế)14TM14Tài chính – Ngân hàng (Tài chính – Ngân hàng thương mại)15TM15Tài chính – Ngân hàng (Tài chính – Ngân hàng thương mại – chất lượng cao)16TM16Tài chính – Ngân hàng (Tài chính công)17TM17Thương mại điện tử (Quản trị Thương mại điện tử)18TM18Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh thương mại)19TM19Luật kinh tế (Luật kinh tế)20TM20Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại)21TM21Quản trị kinh doanh (Tiếng Trung thương mại)22TM22Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị Hệ thống thông tin)23TM23Quản trị nhân lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp)24TM24Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn – đào tạo theo cơ chế đặc thù)25TM25

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – đào tạo theo cơ chế đặc thù)

26TM26

Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị hệ thống thông tin – đào tạo theo cơ chế đặc thù)

5. Đời sống sinh viên

Nói về năng động và nhiệt thành, sinh viên Thương Mại cũng không hề kém cạnh sinh viên Ngoại thương. Mỗi năm có rất nhiều các hoạt động cộng đồng với sự tham gia của hàng chục Câu lạc bộ lớn nhỏ. Các câu lạc bộ lớn phải kể đến như CLB Tuổi trẻ xanh, CLB máu, CLB sách TMU,…cùng các CLB năng khiếu như thể thao, nghệ thuật,…

Đánh giá có nên học khoa quốc tế đại học thương mại

Sinh viên TMU năng động trong màu áo xanh tình nguyện

Nằm trên trục đường vô cùng phát triển tại quận Cầu Giấy, sinh viên Đại học Thương Mại có đời sống vô cùng phong phú, đi lại cũng vô cùng thuận tiện và trao đổi mua bán đa dạng. 

6. Cựu sinh viên tiêu biểu

Đại học Thương Mại đã chắp cánh cho rất nhiều thế hệ bay cao, bay xa tiêu biểu phải kể đến Hoa hậu Phạm Hương cựu sinh viên khoa Quốc tế – ngành Quản trị Marketing, diễn viên Châu Bùi cũng từng theo học tại Đại học Thương Mại. Không chỉ những người nổi tiếng trong giới showbiz đã từng theo học tại trường mà còn rất nhiều cựu sinh viên đang và đã nắm giữ những vị trí cao trong cơ quan Nhà nước như bà Nguyễn Thị Doan – Nguyên Phó Chủ tịch nước, GS.TS Phạm Vũ Luận – Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từng là hiệu trưởng trường và nhiều Thứ trưởng, hiệu trưởng các trường đại học, Viện trưởng các viện nghiên cứu, bí thư tỉnh ủy…

Đánh giá có nên học khoa quốc tế đại học thương mại

Diễn viên Châu Bùi

7. Học phí

Mức học phí cho mỗi sinh viên theo học đại học chính quy dao động từ 15 triệu đến 17 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, mức học phí có sự chênh lệch nhẹ qua các năm và các ngành đào tạo, học phí của các chương trình đào tạo là khác nhau.

– Chương trình đại trà: trong khoảng từ 15.750.000đ đến 17.325.000đ/năm

– Chương trình đào tạo chất lượng cao: trong khoảng từ 30.450.000đ đến 33.495.000đ/năm

– Chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù: trong khoảng từ 18.900.000đ đến 20.790.000đ/năm

Với những điểm “không có gì để chê” như trên, đại học Thương Mại chắc chắn là một trong những lựa chọn vô cùng lý tưởng cho những ai đang muốn theo học khối ngành kinh tế.