Công nghệ vật liệu: tạo ra các sản phẩm là Địa 11

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

Phát triển thị trường sản xuất vật liệu công nghiệp, vật liệu mới: Bước đột phá góp phần đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Một trong những "điểm nghẽn" làm chậm tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu của nước ta chưa đáp ứng được các thị trường sản xuất trong nước và xuất khẩu. Hơn bao giờ hết, phát triển các ngành công nghiệp vật liệu đang là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược tạo nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Sự cần thiết phát triển các ngành công nghiệp vật liệu

Các ngành công nghiệp vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các thị trường sản xuất, là điều kiện cần thiết để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đây là yếu tố tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, là cơ sở phát triển cho nhiều ngành, nghề và sản phẩm mới, tạo điều kiện khai thác tối ưu các nguồn lực phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, vị thế cạnh tranh và tham gia toàn cầu hóa. Ở nước ta, chiến lược phát triển ngành sản xuất vật liệu công nghiệp càng là một đòi hỏi tất yếu để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và các mục tiêu đó cần được nhất quán như sau:

- Vật liệu công nghiệp là yếu tố có tính nền tảng, là nguyên liệu đầu vào cho các thị trường sản xuất hàng hóa, có hiệu ứng lan tỏa, tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin, điện tử, hóa dẻo, công nghệ cao; phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chăn nuôi và chế biến sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế và tham gia chuỗi cung ứng, sản xuất, dịch vụ khu vực và quốc tế.

- Sản xuất vật liệu công nghiệp trong nước là yếu tố góp phần chủ động giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động, thương hiệu sản phẩm quốc gia và cạnh tranh quốc tế, nâng cao sự tự chủ cho công nghiệp quốc phòng  - an ninh, cung ứng vật tư cho các thị trường sản xuất trong nước, giảm nhập siêu, tăng giá trị xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm của hàng hóa Việt Nam, bảo đảm tính ổn định, phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Sản xuất vật liệu công nghiệp có quy mô càng lớn thì giá thành càng rẻ, lợi nhuận và giá trị gia tăng càng cao, vì vậy phải lựa chọn được những lĩnh vực mà thị trường trong nước và quốc tế có nhu cầu lớn, sản phẩm kết tinh, chứa đựng hàm lượng khoa học - công nghệ cao, hiệu quả kinh tế đem lại lợi ích ngày càng nhiều cho các nhà sản xuất trong nước và cung cấp các loại vật liệu công nghiệp cho các nhà sản xuất có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] tại Việt Nam.

- Phát triển sản xuất vật liệu công nghiệp sẽ góp phần giảm mạnh nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện có hiệu quả sản xuất vật liệu công nghiệp trong nước, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường sản xuất vật liệu công nghiệp nội địa rộng lớn, chưa kể đến thị trường khu vực và quốc tế.

- Phát triển sản xuất vật liệu công nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô giá rẻ; qua đó sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao khả năng gia tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm nguồn lực cho đất nước cả trước mắt lẫn lâu dài.

- Phát triển sản xuất vật liệu công nghiệp sẽ tranh thủ lợi thế từ các hiệp định thương mại quốc tế: với nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương được ký kết, trong đó Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương [TPP] được kỳ vọng sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới cho nền kinh tế nếu như chúng ta có thực lực để hội nhập. Một trong số những điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan là phải bảo đảm quy tắc xuất xứ, tự chủ được vật liệu. Có như vậy mới tạo ra được ưu thế lớn trong cạnh tranh và xuất khẩu hàng hóa.

- Phát triển sản xuất vật liệu công nghiệp góp phần nâng cao trách nhiệm, tranh thủ sự sáng tạo của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ta có chỗ đứng vững chắc, liên danh, liên kết hợp tác phát triển, nâng cao hiệu quả trong các chuỗi giá trị toàn cầu, hạn chế tình trạng Việt Nam chỉ tận dụng được lợi thế lao động giá rẻ nhưng giá trị gia tăng thấp, không chủ động được việc bảo vệ môi trường ngay từ trong nhà máy, đơn vị sản xuất, do việc khó tiếp cận khi kiểm tra giám sát [tại các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI]...

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, định hướng đầu tư cho sản xuất vật liệu công nghiệp là đầu tư chiến lược cho sản xuất trước mắt và lâu dài, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện các hiệp định thương mại đã ký, thu hút các nhà đầu tư FDI, tiếp thu được nhiều loại hình công nghệ mới tiên tiến, hiện đại. Hiệu quả kinh tế của công nghiệp vật liệu được thu qua các chuỗi giá trị từ cung ứng, dịch vụ sản phẩm đến chuỗi sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nước và các chuỗi giá trị kinh tế của khu vực và quốc tế.

Định hướng phát triển thị trường sản xuất vật liệu công nghiệp, vật liệu mới giai đoạn 2015 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035

Mục tiêu phát triển

- Phát triển thị trường sản xuất vật liệu công nghiệp và vật liệu mới giai đoạn 2015 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 nhằm đáp ứng nhu cầu về các loại vật liệu thông dụng và vật liệu mới vật liệu công nghiệp chất lượng cao từ tài nguyên trong nước và có tính đến cả nhập khẩu một số nguyên, nhiên liệu mà nước ta chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng với giá thành cao hơn giá nhập khẩu.

- Một số lĩnh vực của ngành công nghiệp vật liệu phải tiếp cận được trình độ công nghệ của các nước phát triển, một số lĩnh vực phải đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.

- Phát triển thị trường sản xuất vật liệu công nghiệp của Việt Nam có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu cho các thị trường sản xuất, lĩnh vực then chốt của đất nước, như năng lượng, cơ khí chế tạo, máy động lực, tàu biển, giàn khoan, ô-tô, xe máy, điện tử, linh kiện, phụ tùng [chi tiết máy]...

- Vật liệu công nghiệp cho các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng, như giao thông, thủy lợi, xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, du lịch, dịch vụ; dệt may, da giầy, tiêu dùng.

- Thị trường sản xuất nguyên, vật liệu công nghiệp cho các lĩnh vực khai thác, chế biến của kinh tế biển, nông, lâm nghiệp, như thị trường sản xuất lúa gạo,
cao-su, cà-phê, chè, thực phẩm, đồ uống...

- Thị trường sản xuất hóa chất, hóa dẻo, hóa lỏng cho các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông, lâm nghiệp, dược liệu và y tế...

- Thị trường sản xuất vật liệu công nghiệp phải hướng tới khả năng sản xuất được các loại vật liệu có tính năng kỹ thuật cao, vật liệu mới, vật liệu nhiệt áp trong công nghiệp vũ trụ, hàng không, quốc phòng, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng cho các ngành kinh tế kỹ thuật công nghệ cao.

Định hướng phát triển các sản phẩm vật liệu công nghiệp

- Phát triển thị trường công nghiệp sản xuất vật liệu gang, thép chất lượng cao, với công nghệ tiên tiến để có nhiều sản phẩm gang, thép các loại có mã số, tiêu chuẩn ISO trong nước và quốc tế, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Bảo đảm ngành vật liệu gang, thép phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu vật liệu gang, thép không chỉ cho các ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi, nhà ở... mà còn cho các ngành công nghiệp chế tạo, như máy động lực, thủy điện, giàn khoan, tàu biển, tham gia chuỗi sản xuất công nghệ cao, công nghiệp vũ trụ, công nghiệp hàng không, quốc phòng.

- Đối với công nghiệp vật liệu bô-xít a-lu-min [bauxit-alumin] và hợp kim nhôm: Phát huy lợi thế với trữ lượng lớn trên 11 tỷ tấn tài nguyên bô-xít nhôm của Việt Nam [lớn thứ hai trên thế giới] để sản xuất hợp kim nhôm nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu của các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2020, thị trường sản xuất nhôm đạt khoảng 30 triệu - 35 triệu tấn, đến năm 2025 đạt khoảng 40 triệu - 45 triệu tấn, nâng dần tỷ trọng sản xuất hợp kim nhôm.

- Đối với vôn-phram [tài nguyên kim loại quý hiếm nhất sử dụng cho công nghiệp điện tử công nghệ cao, vũ trụ, quốc phòng...]: Trữ lượng tài nguyên này của Việt Nam lớn thứ hai thế giới [sau Trung Quốc] cần được quản lý, tổ chức khai thác, chế biến thành sản phẩm hợp kim có giá trị kinh tế, kỹ thuật cao...

- Đối với công nghiệp vật liệu kim loại đồng: Trên cơ sở trữ lượng hiện có, cần tổ chức khai thác hiệu quả, đáp ứng công nghiệp luyện đồng [đạt 30.000 tấn - 40.000 tấn đồng/năm], phục cho các ngành công nghiệp dân dụng và quốc phòng.

- Đối với công nghiệp vật liệu kim loại thiếc: Sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và có hiệu quả nhất đối với nguồn tài nguyên khoáng sản quặng thiếc [sản lượng thiếc thỏi đạt khoảng 3.000 tấn/năm], khuyến khích sản xuất hợp kim thiếc và sản phẩm thiếc từ thiếc thỏi, đáp ứng các nhu cầu về hợp kim thiếc và sản phẩm thiếc cho các ngành công nghiệp năng lượng, điện tử, điện thoại, linh kiện, phụ kiện... để giảm nhập khẩu.

- Đối với công nghiệp vật liệu chì - kẽm: Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại để nâng cao chất lượng chì - kẽm thương phẩm [sản lượng chì kim loại thương phẩm 25.000 tấn/năm và kẽm kim loại thương phẩm 30.000 tấn/năm]. Kim loại kẽm sử dụng phổ biến trong công nghiệp dân dụng, kim loại chì sử dụng cho công nghiệp năng lượng, vỏ bọc cáp quang, dân dụng, công nghiệp quốc phòng...

- Đối với công nghiệp vật liệu kim loại ti-tan: Trữ lượng tài nguyên ti-tan lớn cần được tổ chức khai thác khoa học, hợp lý, tận dụng cho các nhà máy chế biến sâu ti-tan, tập trung đến năm 2020 có nhà máy sản xuất sản phẩm pigment hoặc ti-tan kim loại/ti-tan xốp; phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp công nghệ cao, chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, sản xuất các thiết bị cho công nghiệp hàng không, vũ trụ, y tế, dân dụng...

- Đối với công nghiệp vật liệu kim loại ni-ken: Tập trung đầu tư nhà máy sản xuất ni-ken kim loại và các sản phẩm đi kèm [sản lượng khoảng 7.000 tấn - 10.000 tấn/năm]; cung ứng cho công nghiệp quốc phòng, công nghệ cao, điện tử, nhiệt áp cao...

- Đối với công nghiệp vật liệu kim loại crom với ferrcrom là sản phẩm chủ đạo: Đến năm 2020 đạt khoảng 200.000 tấn/năm.

- Đối với công nghiệp vật liệu đất hiếm: Với sản lượng 10.000 tấn ô-xít đất hiếm/năm bảo đảm cung cấp nguồn cho sản xuất vật liệu điện và các ngành công nghiệp khác.

- Đối với công nghiệp dầu khí: Cần tổ chức tốt việc thăm dò, khai thác, dự trữ, chế biến, ngoài các sản phẩm chính của ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa các sản phẩm sau lọc hóa dầu để sản xuất ra nhiều sản phẩm vật liệu công nghiệp có giá trị khác phục vụ cho các thị trường sản xuất trong nước,... Tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 23-7-2015, của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 1748/QĐ-TTg, ngày 14-10-2015, của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

- Phát triển công nghiệp vật liệu hóa chất với công nghệ tiên tiến để sản phẩm hóa chất có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản phẩm hóa chất cho sự phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp quốc phòng của đất nước. Chú trọng đầu tư xây dựng các tổ hợp công nghiệp hóa dầu gắn liền với các nhà máy lọc dầu trong nước nhằm đáp ứng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, sản phẩm hóa chất cơ bản bảo đảm cung cấp đủ cho các ngành công nghiệp.

- Công nghiệp vật liệu dệt  - may sản xuất sản phẩm vật liệu dệt may có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản phẩm vật liệu dệt may cho sự phát triển kinh tế  - xã hội và công nghiệp quốc phòng của đất nước [ước đạt 3 tỷ - 4,5 tỷ m2/năm, sợi 1,3 triệu - 2,2 triệu tấn/năm].

- Công nghiệp vật liệu da - giày áp dụng công nghệ tiên tiến để sản phẩm vật liệu da  - giày có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng cơ bản nhu cầu.

- Đối với công nghiệp vật liệu dẻo: Sản xuất sản phẩm vật liệu nhựa có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng cơ bản nhu cầu vật liệu nhựa cho sự phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp quốc phòng của đất nước [800.000 tấn nhựa PE, 860.000 tấn nhựa PE, 120.000 tấn nhựa PVC-E, 120.000 tấn nhựa PS, 400.000 tấn nhựa HDPE].

- Đối với công nghiệp vật liệu xi-măng: Vật liệu xi-măng có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế, đáp ứng cơ bản nhu cầu vật liệu xi-măng, khoảng 120 triệu - 130 triệu tấn/năm, bảo đảm ổn định cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Ngoài ra, còn rất nhiều các loại vật liệu công nghiệp khác, như si-li-cát, đô-lô-mít... có thể được sản xuất từ các tài nguyên trong nước.

Định hướng giải pháp, chính sách của chiến lược phát triển sản xuất các ngành công nghiệp vật liệu

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển các ngành công nghiệp vật liệu: Ban hành chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp vật liệu kết hợp với các hoạt động giới thiệu, khuyến khích đầu tư. Xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp các ngành công nghiệp vật liệu bao gồm xúc tiến thương mại, liên kết doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực...

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp vật liệu: Thông qua các hiệp định thương mại đã ký, tranh thủ thế mạnh của từng đối tác, thông qua thương mại để thu hút đầu tư cho sản xuất trong nước, đưa vật liệu công nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị liên danh, liên kết sản xuất và xuất khẩu; tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ ở một số lĩnh vực khoa học - công nghệ vật liệu trọng điểm. Thực hiện chính sách và biện pháp khuyến khích để huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức sản xuất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước và các chương trình viện trợ quốc tế, đặc biệt là các chương trình viện trợ ODA cho công tác đào tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ vật liệu.

- Nâng cao năng lực các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vật liệu: Bên cạnh các chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi, các doanh nghiệp ngành công nghiệp vật liệu cần xây dựng chương trình phát triển số lượng doanh nghiệp các ngành công nghiệp vật liệu như chương trình khởi tạo doanh nghiệp nhằm gia tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất. Xây dựng hệ thống hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, như xây dựng cổng thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu Việt Nam, cung cấp các thông tin chính sách, pháp luật, thị trường, công nghệ, giúp kết nối doanh nghiệp với thị trường...

- Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất vật liệu công nghiệp: Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, gắn nghiên cứu khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp các ngành công nghiệp vật liệu nói riêng. Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài về hình thức tổ chức theo hình thức đề tài nghiên cứu do các doanh nghiệp đặt hàng và chi trả kinh phí nghiên cứu thông qua doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu được doanh nghiệp ứng dụng.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp vật liệu: Đẩy mạnh đào tạo công nhân bậc cao, công nhân lành nghề cho các lĩnh vực của ngành công nghiệp vật liệu. Tổ chức các khóa đào tạo về quản lý, công nghệ, thương mại... cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp và địa phương tổ chức đào tạo nhân lực tại chỗ, hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

- Giải pháp liên kết các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất vật liệu: Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển các ngành công nghiệp vật liệu thông qua ký kết các hiệp định, chương trình hợp tác song phương, đa phương về công nghiệp, các ngành công nghiệp vật liệu và các lĩnh vực liên quan. Kết nối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp nội địa thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu và năng lực cung ứng trong nước. Tăng cường công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vật liệu công nghiệp làm cơ sở giới thiệu, phát triển liên kết doanh nghiệp. Củng cố và nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành, nghề, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nhằm tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp các ngành công nghiệp vật liệu. 

Từ những nội dung và yêu cầu trên, cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Đề nghị cấp có thẩm quyền của Trung ương cho chủ trương xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp vật liệu trong nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập sâu kinh tế quốc tế.

- Yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp vật liệu phát huy khả năng sáng tạo, góp phần tạo nền tảng giúp cho các thị trường sản xuất trong nước phát triển, thúc đẩy phát triển các ngành, nghề, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo động lực phát triển cho các ngành văn hóa, dịch vụ, du lịch, đô thị, hỗ trợ cho các thị trường sản xuất công nghiệp trong nước nói chung và công nghiệp vật liệu nói riêng phát triển bền vững.

- Cơ quan điều hành và quản lý nhà nước cân đối khi phát triển các ngành công nghiệp vật liệu sản xuất trong nước, điều chỉnh kế hoạch xuất, nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, tạo điều kiện cho các thị trường sản xuất phát triển theo quy định của pháp luật. Sau khi luật pháp đã được ban hành, các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng các cơ chế, chính sách, ngành, nghề, danh mục sản phẩm vật liệu, hàng hóa, để doanh nghiệp và các thành phần kinh tế thực hiện.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch khai thác, sản xuất, chế biến, dự trữ, sử dụng có hiệu quả các loại tài nguyên của đất nước, phục vụ cho nền kinh tế và các thị trường sản xuất phát triển nhanh và bền vững.

- Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền về các thị trường sản xuất, thị trường công nghệ, khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho các thị trường sản xuất phát triển bền vững để sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Video liên quan

Chủ Đề