Con vật nào không có trong lục súc tranh công

Cuốn văn này đặt thành lối tuồng, là biến thể của lối song thất, cộng được 570 câu, đoạn đầu 12 câu là đoạn lung, đoạn thứ nhì đến đoạn 11, là những lời tranh luận của lục súc, đoạn cuối có bốn câu là lời tổng kết.

Tác giả chưa rõ là ai, nhưng xét những tiếng dùng trong cuốn văn: ghe [nhiều], lóng [nghe], ben [bì, ví], mè [vừng], bươi [bới] v.v... phần nhiều là tiếng miền trong, thì tác giả có lẽ là một nhân vật trong phái cựu học ở vùng Nghệ Tĩnh trở vào. Còn về giọng và lối văn, thì thuộc về Lê mạt, Nguyễn sơ chi đó, vì từ lý chải chuốt, âm vận du dương, khác với những thể văn chất phác ở thời cổ nhiều.

Tác giả là một nhà học vấn uyên bác, dùng nhiều điển cổ để tả rõ cái tình trạng, cảnh huống của loài gia súc, mỗi một con có một khẩu khí, một địa vị, thỉnh thoảng lại thêm vài câu trào phúng, rất tao nhã và có nhiều ý vị.

Nay thử trích ra trong mỗi đoạn mấy câu như sau này:

Trâu kể công:

Không nhớ thủa bôi chuông đường hạ. Ơn Tề vương vô tội bảo tha, Tưởng chừng khi sức mỏi tuổi già, Cám Điền tử dạy con chớ bán. Lời cổ nhân còn dặn, Sao ông chủ vội quên Chẳng nhớ câu: "Dĩ đức hành nhân". Lại lấy chữ: "Báo ân dĩ oán"

Trâu chê chó:

Chưa rét đã phô rằng rét, Xo ro đuôi quít vào trôn, Vấy bếp người, tro trấu chẳng còn, Ba ông táo lộn đầu, lộn óc.

Chó kể công:

Đêm năm canh, con mắt như chong, Đứa đạo tặc nép oai khủng động. Ngày sáu khắc, lỗ tai bằng trống, Đứa gian tham thấy bóng cũng kinh.

Chó chê ngựa:

Dại không ra dại Khôn chẳng ra khôn Ngất ngơ như ốc mượn hồn, Nuôi giống ấy làm chi cho rối.

Ngựa kể công:

Mỏi gối nưng phò xã tắc, Mòn lưng cúi đội quân vương. Ngày ngày chầu chực sân rồng Bữa bữa dựa kề long giá.

Ngựa chê dê:

Gẫm giống chi hữu đầu vô vĩ, Hình con con, bụng lớn chang bang. Cáng náng như đứa có hạ nang, Sớn sác tựa con chàng kẻ cướp.

Dê kể công:

Dê vốn thật thuộc về vật lễ, Để hòng khi về hạng tư văn, Để dành khi tế thánh, tế thần, Lại có thủa kỳ an, kỳ phước, Hễ có việc lấy dê làm trước, Dê dâng vào, người mới lạy sau.

Dê chê gà:

Ba cái rác nằm không yên chỗ, Mấy bụi rau nào đã bén dây Cả ngày thôi những khuấy cùng rầy, Nuôi giống ấy làm chi vô lối.

Gà kể công:

Đã cứu nạn Mạnh thường đặng thoát, Lại khuyên người Tống sĩ năm canh, Hễ ai toan cãi dữ, làm lành, Gà cũng biết tỉnh mê giấc điệp. Nhân đến chuyện Chu gia bá nghiệp, Coi giò gà xét biết thịnh suy. Dóng canh khuya vui dạ kẻ tiêu y, Cất tiếng gáy toại lòng người đãi đán.

Gà chê lợn:

Heo ăn rồi ngủ ngáy sì sì, Giả ngây dại biết gì việc chủ, Ngắm diện mạo dị hình, dị thú, Xem dung nhan khác thế lạ đời. Như nuôi chơi chẳng phải giống chơi. Chạy rau cám như tiền nội án.

Lợn kể công:

Kìa những việc hôn nhân giá thú, Không heo ra tính đặng việc chi ? Dầu cho mời năm bảy chuyến đi, Cũng không thấy một người thấp thoáng, Việc hoà giải heo đầu công trạng, Thấy mặt heo nguôi dạ oán thù.

Xem đại khái như mấy câu trích ra trên đây, lời lẽ rất đúng, giọng hài hước cực hay, thì nội dung cuốn văn có giá trị là chừng nào. Tác giả có ý nói về việc đời, bất cứ lớn hay nhỏ, mỗi người có một chức vụ, làm trọn được, tức là giúp cho đời, và không nên ganh tị lẫn nhau. Tuy đó là lý tự nhiên ai ai cũng hiểu, song sự xao nhãng chức vụ của mình lại thường là cái thông bệnh của loài người, tác giả muốn lấy cuốn văn này làm một bài châm biếm thiết thực và đích đáng, thật là một văn gia rất quan tâm đến thế đạo nhân tình vậy.

Lục súc tranh công là truyện Nôm khuyết danh của Việt Nam. Sáu con vật nuôi trong nhà: trâu, chó, ngựa, dê, gà và lợn tranh nhau công trạng của mình, người chủ phải can thiệp vào, dàn hòa mới yên.

  • Tựa
  • Ngưu
  • Khuyển
  • Dương
  • Thỉ
  • Kết

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

//gpquinhon.org/q/on-co-tri-tan/nha-in-lang-song-qui-nhon-pho-bien-quoc-ngu-truyen-luc-suc-tranh-cong-4491.html ////i0.wp.com/gpquinhon.org/q/uploads/news/2021/image-20210806055904-1.jpeg

NHÀ IN LÀNG SÔNG - QUI NHƠN PHỔ BIẾN CHỮ QUỐC NGỮ:

TRUYỆN “LỤC SÚC TRANH CÔNG”

Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính

Lục súc tranh công [六畜爭功] là câu chuyện ngụ ngôn, thuộc nền văn chương cổ Việt Nam. Truyện được một tác giả “khuyết danh” viết bằng chữ Nôm và Trương Vĩnh Ký phiên âm sang Quốc ngữ vào năm 1887. Trên bình diện nội dung sơ đẳng, câu chuyện mượn hình ảnh sáu con vật nuôi phổ biến trong gia đình Việt Nam thời xưa để nói lên sự cạnh tranh công trạng giữa những công việc phục vụ khác nhau. “Sáu con ấy là: trâu, ngựa, chó, dê, gà và lợn. Trâu thì làm ăn vất vả, có công sinh ra thóc, gạo, ngô, đỗ; chó thì rằng có công coi nhà giữ trộm; ngựa thì rằng có công đem chủ đi quán về quê, đánh đông dẹp bắc; dê thì rằng có công trong việc tế lễ; gà thì rằng có công gáy sáng, xem giờ; lợn thì rằng có công trong việc quan, hôn, tang, tế. Sáu con cùng tranh luận, người chủ phải can thiệp vào mới yên”. Qua nội dung, tác giả ngụ ý muốn nói rằng trong cuộc sống mọi người đừng tị nạnh lẫn nhau, mỗi người cứ làm đúng khả năng và nhiệm vụ của mình là được.

Thôi thôi! Đừng nhĩ ngã thiệt hơn Phú lưỡng bạn tịnh sanh, tịnh dục. [Thôi đừng có phân bì bạn với mình, cả hai cùng sinh cùng dưỡng với nhau]

Chấp sự giả các tư kỳ sự [Hai bên như nhau, làm việc gì phải chuyên việc ấy]

Tuy nhiên, vì là ngụ ngôn, nên câu chuyện muốn chuyển tải một điều gì đó xa hơn ý nghĩa ban đầu. Các nhà phân tích cho rằng lục súc đại diện cho lục bộ luôn tranh chấp công trạng với nhau trong triều đình. “Sáu con vật [lục súc] được sử dụng cách khôn khéo để nhạo và biếm họa sáu bộ [lục bộ] của triều đình Annam trước đây, mà những người đứng đầu các bộ này thường kiêu hãnh và ưa thích theo khuôn mẫu cơ cấu điều hành của Trung Hoa. Thật vậy, người ta nói sáu con vật này đại diện cách sống động cho các vị thượng thư các bộ Công, Hộ, Binh, Lễ, Lại, Hình. Trong khi hỏi “Giống nào là giống chẳng có tài?” và “Người đâu dễ không người nhờ vật?”, tác giả vô danh của câu chuyện, phải là một người học thức và thông thạo chữ Hán cũng như phong tục Việt Nam, đã cho phép mỗi một bộ trong kinh đô [biểu tượng bằng sáu con vật] nhấn mạnh đến tính hiệu quả và phục vụ của mình đồng thời hạ giá các bộ khác. Ý nghĩa bên dưới của bài thơ châm biếm gồm 452 câu dường như muốn chuyển tải lời khuyên cần thiết cho từng người và mỗi người trong hệ thống quan lại của đất nước phải tận tình chu toàn bổn phận mình và phấn đấu hơn là phê bình các đối thủ đồng sự”.

Hiển nhiên, câu chuyện được viết bằng văn vần, nhưng thuộc thể loại nào? G. Cordier cho rằng nó thuộc thể loại Vãn: “Bài thơ dễ đọc, đơn giản và cũng không có ý bàn luận đến những vấn đề luân lý cao xa. Nó chỉ đưa ra một số những chi tiết trong đời sống hằng ngày. Âm luật được sử dụng là thể loại vãn gồm thất ngôn hỗn hợp, âm luật khá hiếm khi được sử dụng cho những thể loại thơ như thế này”. Ông Dương Quảng Hàm cho rằng thuộc thể văn Nói lối: “Bài này viết theo thể “nói lối””. Còn tác giả Văn Tân thì cho rằng nó thuộc thể văn Tuồng trong giai đoạn chuẩn bị chuyển mình sang một thể văn mới là Hát chèo: “Lục súc tranh công sở dĩ có được một nghệ thuật tính cao như vậy, là vì Lục súc tranh công đã thừa hưởng những tinh hoa của thể văn tuồng từ bao thế kỷ. Nhưng đọc Lục súc tranh công, ta thấy thể văn hát tuồng của tác phẩm hình như đang chuẩn bị để chuyển mình, biến sang một thể văn mới là thể văn hát chèo. Vì tính cách khôi hài, trào lộng rất dí dỏm ý nhị của Lục súc tranh công làm cho tác phẩm này có ít nhiều tính chất của một vở chèo. Và chèo cũng chỉ là một biến thái của tuồng, sau khi tuồng đã ra khỏi cung đình để bước vào dân gian và trở thành một nghệ thuật của sân khấu dân gian”.

Dựa vào phân tích văn chương, căn cứ vào nội dung và cách sử dụng từ, người ta đã có thể suy đoán được tác giả là người miền nào cũng như câu chuyện được viết trong thời kỳ nào. Tuy không thể là những kết luận chính xác nhưng đó là những giả thiết có sức thuyết phục.

Khi viết lời giới thiệu cho bản dịch tiếng Anh “The Quarrel of the Six Beasts” của dịch giả Huỳnh Sanh Thông, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã viết: “Câu chuyện ngụ ngôn có thể được viết bởi một người miền Nam vào khoảng thời gian cuối triều Hậu Lê [1428-1788] và đầu triều đại cuối cùng của Việt Nam, Nhà Nguyễn [1802-1945], nghĩa là “trong thời hoàng kim của nền văn chương Việt Nam bằng tiếng phổ thông”. Dân gian gán tác giả bài thơ cho vua Tự Đức, ông Petrus Ký thì cho là vua Thiệu Trị. Cha Henri Denis, khi viết lời giới thiệu cho cuốn “Lục súc tranh công”, nhà in Qui Nhơn xuất bản vào năm 1911, đã không đề xuất tên tác giả nhưng nói rằng nó được viết muộn nhất là vào những năm đầu triều Minh Mạng: “Bài thơ này rất phổ biến ở Trung kỳ [Annam], song lại ít được biết đến ở Bắc Kỳ [Tonkin], được gán cho vua Tự Đức. Ông Petrus Ký thì cho rằng nó được vua Thiệu Trị sáng tác. Còn Cha Denis thì nói rằng: “Còn tôi, tôi nghĩ rằng nó phải được viết muộn nhất là vào những năm đầu dưới triều vua Minh Mạng; thật vậy, tỉnh ở trong bài được gọi dưới tên là trấn, mà ta biết rằng từ thời Minh Mạng thì các trấn được gọi là tỉnh”. Cha Denis đã căn cứ vào câu: “Anh đã từng vào dinh, ra trấn” [c. 263] để giả thiết thời gian sáng tác văn phẩm. Từ cuối năm 1831 [tháng 10 âm lịch] đến 1832, vua Minh Mạng [trị vì 1820 – 1841] đổi tên các đơn vị hành chính: Trấn đổi thành Tỉnh. Như vậy, có thể là tác phẩm được viết muộn nhất là trước năm 1832, những năm đầu triều đại Minh Mạng.

Khi xếp loại tác phẩm vào thể loại Tuồng, tác giả Văn Tân cũng đã suy đoán ra tác giả và thời gian ra đời của tác phẩm: “Văn Lục súc tranh công như ta đã biết là thể văn tuồng…. Trong Lục súc tranh công có những thổ ngữ Trung bộ như ghe, lóng, bươi v.v.… Như vậy, tác giả phải là người quê quán ở Trung bộ. Nếu ta nhớ rằng nghệ thuật hát tuồng hồi thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 chỉ phát đạt trên khoảng đất từ sông Gianh trở vào Nam, thì ta có thể đoán rằng tác giả Lục súc tranh công là người sinh trưởng ở miền Thuận Hóa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Qui Nhơn gì đó…. Ở Lục súc tranh công, ta thấy rất nhiều thổ ngữ địa phương. Như vậy, có phải vì tác giả là người ít ra khỏi địa phương mình và chỉ loanh quanh ở mất tỉnh nói trên?”.

Thật tình, khi đọc bản văn, ta không thể không đồng tình với suy đoán của tác giả Văn Tân và nhiều tác giả khác về bổn quán của tác giả Lục súc tranh công: những từ ngữ rất quen thuộc với con người miền Trung nói chung.

- Giận, thày lay vạch lá tìm sâu [c. 132] - Khắn khắn cũng một lòng phò chủ. [c. 134] - Đêm năm canh, con mắt như chong. [c. 137] - Bao quản chui gai, lướt gốc? Chi này múa mỏ, lòn hang? [c. 143-144] - Anh trâu sao chẳng biết thương? Nỡ lại tra lời sanh nạnh! [c. 146-147]

- Ăn thì môn sượng, khoai sùng. [c. 148] - Gẫm giống ấy nết na giớn giác. [c. 195]

- Đã nhiều thuở ngăn thành, thủ phủ,

Lại ghe phen đụt pháo xông tên. [c. 223-224] - Đừng đừng buông lời nói khật khù Bớt bớt thói chê ai giớn giác. [c. 233-234] - Gẫm giống chi hữu đầu vô vĩ, Hình con con, bụng lớn chang bang; Cháng náng như đứa có hạ nang, Sớn sác tợ con chàng kẻ cướp. [c. 251-254] - Túc nhau bươi chếch gốc, trốc cây. [c. 320] - Cho ăn rồi quẹt mỏ, sấp lưng Trời chưa tối, đà lo việc ngủ. [c. 325-326]

Chẳng lạ gì khi đọc những câu chữ này, không ít người đã sẵn sàng thu hẹp các tỉnh miền Trung nói chung về một tỉnh miền Trung … nói riêng!

Và với mục đích phổ biến chữ Quốc ngữ, giữ gìn các văn bản xưa, Thư quán - Nhà in Qui Nhơn đã in và tái bản đến lần thứ tư cuốn Lục súc tranh công này trong kho tàng văn chương Việt Nam. Năm 1911, Nhà in Qui Nhơn đã lần đầu tiên in cuốn Lục súc tranh công, bản in bằng chữ Quốc ngữ và bản dịch có chú thích sang tiếng Pháp của Cha Henri Denis. Trong bộ sách Bibliotheca indosinica, ông Henri Cordier giới thiệu tóm tắt về cuốn sách này: “Lục súc tranh công. Les six Animaux domestiques. Poésie satirique attribuée à Tự Đức. H. Denis. [Collection de textes annamites transcrits en Quốc ngữ, traduits et notés en francais, no1], Librarie-Imprimerie de Quinhơn, 1911”. [Dịch: Lục súc tranh công. Thơ châm biếm được gán cho vua Tự Đức. H. Denis. [Bộ sưu tập các bản văn Việt Nam phiên âm bằng Quốc ngữ, dịch và chú thích bằng tiếng Pháp, tập số 1], Thư quán – Nhà in Qui Nhơn, năm 1911]. Tập san Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient của Viện Viễn Đông Bác Cổ cũng đã có lời giới thiệu về bản in này: “Thừa sai Henri Denis đã xuất bản ở Librairie-Imprimerie de Quinhon bản văn “Lục súc tranh công” bằng Quốc ngữ và bản dịch sang tiếng Pháp với các chú thích. Tác phẩm bằng thơ châm biếm này được gán cho vua Tự Đức và rất phổ biến ở Trung kỳ. Một bản từ vựng tất cả các từ và những thành ngữ được giải thích đã kết thúc cho cuốn sách nhỏ này, là cuốn đầu tiên trong bộ sách mà tất cả những người chủ trương Việt hóa sẽ hân hoan đón nhận cuốn tiếp theo”. Và không để mọi người phải chờ đợi lâu, năm 1913, Nhà in Qui Nhơn đã xuất bản tiếp cuốn thứ hai trong “Bộ sưu tập các bản văn Việt Nam phiên âm bằng Quốc ngữ, dịch và chú thích bằng tiếng Pháp” đã được bắt đầu này: Cuốn “Trê cóc tân truyện” [Le Crapaud et le Silure. Conte nouveau], sách dày 77 trang, Cha H. Denis dịch và chú thích bằng tiếng Pháp.

Cha Henri Denis [1880-1933] sinh tại Boulogne-sur-Mer [Pas-de-Calais] ngày 17 tháng Tám năm 1880, nhập chủng viện Hội Thừa sai Hải ngoại Paris ngày 25 tháng Tư năm 1901, thụ phong linh mục ngày 7 tháng Ba năm 1903, nhận bài sai đi Bắc Đàng Trong [Huế] ngày 29 tháng Tư năm 1903. Sau thời gian học tiếng Việt, được Đức cha Caspar đặt tên Việt Nam là Thuận, ngài được bổ nhiệm làm giáo sư Tiểu chủng viện An Ninh và đến năm 1908 thì phụ trách địa sở mới Nước Mặn [Thừa Lưu]. Năm 1913 trở lại Tiểu chủng viện An Ninh và năm 1918 thì ngài thành lập đan viện Xitô ở Phước Sơn [Quảng Trị], đặt tên là Notre-Dame d’Annam [Đức Bà Việt Nam]. Ngày 2 tháng Hai năm 1920, ngài mặc áo dòng, lấy tên là Benoît Thuận, và khấn trọn ngày 21 tháng Ba năm 1926. Ngài qua đời tại Phước Sơn ngày 25 tháng Bảy năm 1933.

Như vậy, dựa theo tiểu sử, cha Denis dịch và chú thích cuốn “Lục súc tranh công” trong thời gian làm cha sở Nước Mặn. Khi thấy giáo dân túng thiếu ngài phải vay “hơn 1.000 phật lăng” để giúp đỡ họ. Trong một bức thư gởi cho cha mẹ trong thời gian này, ngài viết: “Con mới dịch xong một quyển sách, cũng kiếm được ít xu. Nhà in họ hứa cho con được năm hoặc tám chục, bấy nhiêu không là bao song cũng giúp con đút – nút ít nhiều lỗ nợ. Con còn dọn hai ba quyển nữa bằng tiếng Việt – Nam hoặc chữ Hán và dịch sử ký nhà Nguyễn, song dài lắm, con mới dịch xong một phần về đời XVII thôi. Làm các việc ấy chẳng vui đâu, cực chẳng đã con mới phải làm để kiếm tiền giúp kẻ bần hàn kẻo nó chết đói”. Quả là một tài năng ngôn ngữ khi chỉ trong một thời gian ngắn mà cha Denis Thuận đã rành tiếng Việt, thông thạo chữ Quốc ngữ lẫn chữ Hán để làm thơ và dịch sử ký nhà Nguyễn.

Trong cuốn “Catalogue” [Thư mục] của Nhà in Qui Nhơn năm 1934, phần IV Littérature [Văn chương], số 2 Poésies [Thơ ca], có giới thiệu hai bản in “Lục súc tranh công” của cha Denis. Một cuốn “Lục súc tranh công của cha Henri Denis đã dịch ra tiếng Tây và thêm chú giải”, bìa mềm giá 0$30; franco 0$40 – bìa cứng giá 0$50; franco 0$61. Cuốn khác là “Lục súc tranh công không dịch ra tiếng Tây”, bìa mềm giá 0$04; franco 0$07.

Chúng tôi xin giới thiệu lời “bàn luận” bằng thơ của Cha Henri Denis [Benoît Thuận] và bản văn có đánh số câu trong cuốn “Lục súc tranh công”, in lần thứ bốn, Imprimerie de Quinhon [Annam], 24 trang, in năm 1929.

Dương Quảng Hàm, Việt nam thi văn hợp tuyển, Bộ Quốc gia Giáo dục, 1951, tr. 40-41.

Nguyễn Đình Hòa, “Reviewed Works: The Quarrel of the Six Beasts [Lục súc tranh công]: A Bilingual Edition by Huỳnh Sanh Thông”, World Literature Today, Vol. 63, No. 1 [Winter, 1989], tr. 168

  1. Cordier, Morceaux choisis d'auteurs annamite: Précédes d'un Abrégé de l'histoire de la littérature annamite à l'usage de l'enseignement secondaire franco-indigène et des classes supérieures de l'enseignement secondaire francais, Nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội, 1932, tr. 227

Dương Quảng Hàm, Ibid.

Văn Tân, “Lục súc tranh công”, Tập san Văn sử địa, số 16, tháng 4, 1956, tr. 50 [38-50].

Nguyễn Đình Hòa, Ibid.

  1. Cordier, Ibid.

Văn Tân, Ibid.

Nhà in được tái lập tại Làng Sông năm 1904 và chuyển về Qui Nhơn năm 1935. Tuy nhiên, các sách in trước năm 1935 vẫn được ghi là “Imprimerie de Quinhon” [Nhà in Qui Nhơn] hay “Librarie – Imprimerie de Quinhon” [Thư quán – Nhà in Qui Nhơn].

Henri Cordier, Bibliotheca indosinica. Dictionnaire bibliographique des ouvrages relatifs à la péninsule indochinoise, Vol. IV, Ernest Leroux, 1912, tr. 2315.

“Notes biographiques”, trong Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient, Vol. 11, No. 3/4 [juillet-décembre 1911], tr. 458

Chủ Đề