Con gái đau bụng bên trái là bị gì

Đau bụng dưới bên trái âm ỉ nhiều ngày có thể là dấu hiệu báo hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý có thể liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và các cơ quan sinh sản. Cùng đi tìm lời giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây. Bài viết cũng sẽ chia sẻ cách xử trí với cơn đau bụng dưới hiệu quả, an toàn nhất cho sức khỏe. Đừng bỏ lỡ!

1. Đau bụng dưới bên trái âm ỉ là bệnh gì?

Vùng bụng dưới bên trái được xác định từ rốn đến xương chậu. Bụng dưới bên trái bao gồm cơ bắp, mỡ, các mô liên kết, phần cuối của đại tràng, trực tràng, buồng trứng. Cảm giác đau bụng dưới bên trái âm ỉ trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như sau:

1.1. Rối loạn tiêu hóa

Người bệnh thường có cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội theo từng cơn ở vùng bụng dưới bên trái. Bên cạnh đó còn có thêm cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ…

1.2. Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là bệnh lý biểu hiện ở niêm mạc đại tràng và gây ảnh hưởng lớn đến trực tràng. Thống kê cho thấy 95% trường hợp viêm loét đại tràng [VLDT] gây tổn thương ở trực tràng. 20% bệnh lan rộng đến toàn bộ đại tràng. Vì vậy bạn cần hết sức cảnh giác. Khi mắc bệnh, đa số người bệnh sẽ thấy đau vùng bụng dưới bên trái lúc âm ỉ lúc đau quặn dữ dội. Cùng với đó là cảm giác muốn đi đại tiện. Đại tiện phân lỏng và có lẫn máu. Người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ, thiếu máu, huyết áp bất thường, chán ăn, mệt mỏi.

Đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét đại tràng

1.3. Đau bụng dưới bên trái có thể bị Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn cấp tính. Bệnh thường xảy ra ở nữ giới hơn so với nam giới. Người bệnh thường bị đau âm ỉ hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới bên trái. Kèm theo đó là triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều, nước tiểu vàng đục, đôi khi có máu…

1.4. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng các phần của đường tiết niệu bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi khuẩn. Tùy theo vị trí nhiễm trùng mà bệnh chia thành:

–  Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên gồm viêm thận bể thận mạn, viêm thận bể thận cấp

– Nhiễm khuẩnn đường tiết niệu dưới gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến

Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh nhân không chỉ thấy đau râm ran kéo dài ở vùng bụng dưới bên trái mà còn cảm thấy xót và nóng ở niệu đạo. Tiểu dắt, nước tiểu đục và hôi.

1.5. Sỏi tiết niệu dẫn đến đau bụng dưới bên trái

Khi bị sỏi tiết niệu, vùng bụng dưới bên trái bị đau quặn đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài. Cơn đau lan ra khắp vùng thắt lưng, tiểu buốt đau và tiểu dắt, đôi khi nôn mửa và trướng bụng…

Đau âm ỉ bụng dưới bên trái báo hiệu bệnh sỏi tiết niệu

1.6. Các bệnh lý khác

Bên cạnh các bệnh lý phổ biến nói trên, đau bụng dưới còn cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe với tỉ lệ thấp hơn như:

– Đau bụng dưới âm ỉ bên trái ở nam giới có thể do viêm túi thừa, thoát vị bẹn, viêm bàng quang,…

–  Đau bụng dưới bên trái nữ giới còn do bệnh phụ khoa gây ra, như: u nang buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung…

2. Đau bụng dưới bên trái cần làm gì?

Khi bị đau bụng dưới bên trái âm ỉ nhiều ngày, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan xem nhẹ. Đồng thời không tự ý dùng thuốc, tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Thay vào đó, người bệnh cần bình tĩnh thực hiện theo những khuyến cáo từ chuyên gia sau:

2.1 Thăm khám càng sớm càng tốt

Vì đây là dấu hiệu gặp ở nhiều bệnh lý nên để có kết quả chính xác cụ thể nhất, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn tiến hành thêm nội soi dạ dày đại tràng, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu,… Chỉ có việc khám trực tiếp với bác sĩ và thực hiện đầy đủ xét nghiệm cần thiết mới không bỏ sót hoặc kết luận sai bệnh.

Khi thấy đau vùng bụng dưới bên trái, hãy đến cơ sơ y tế để được thăm khám và điều trị

2.2 Tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị bệnh.  Bạn không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc kết hợp với thuốc ngoài phác đồ. Tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, các cơn đau bụng bên trái sẽ được cải thiện, triệu chứng khác vơi bớt dần. Đừng quên kết hợp với chế độ dinh dưỡng tập luyện hợp lý để giúp hệ cơ quan bị tổn thương sớm được khôi phục.

2.3 Thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng, lối sống cũng giữ vai trò quan trong sự hồi phục của người bệnh đau vùng bụng dưới bên trái. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

– Tăng cường ăn các món rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều omega-3

– Ăn ít các món chiên xù, xào nấu nhiều dầu

– Hạn chế các món gia vị cay nóng, món muối chua như dưa góp, cà pháo, kim chi,..

– Không uống bia rượu, hút thuốc lá, dùng các chất kích thích khác

– Ăn uống điều độ, ăn thành bữa để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi, không quá tải

– Tập luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe

– Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu

Như vậy, bài viết đã đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi “đau bụng dưới bên trái âm ỉ là bệnh gì?”. Hãy gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng này để kịp thời điều trị, ngăn chặn những hệ lụy. Hẹn gặp bạn trong những bài y khoa về hệ tiêu hóa lần tới!

Đau bụng dưới bên trái cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt là chứng đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa không nên xem nhẹ.
Bụng dưới bên trái là khu vực từ rốn đến xương chậu của bạn. Góc bụng dưới bên trái chứa nhiều các mô khác nhau, bao gồm cả cơ bắp, mỡ và mô liên kết. Phần cuối của ruột già, bao gồm cả đại tràng sigma và trực tràng cũng nằm trong góc phần tư này. Đặc biệt, đau bụng dưới bên trái ở nữ còn chứa cả buồng trứng.

Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái do bệnh phụ khoa

  • Viêm vòi trứng: Do viêm vòi trứng là do hại khuẩn gây ra.
  • Viêm vùng chậu: Phụ nữ bị viêm vùng chậu mạn tính có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái kéo dài, nhất là vào những ngày có kinh nguyệt.
  • U nang buồng trứng: Đau bụng đi kèm với hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh màu đen và vón cục to. Vùng bụng dưới căn cứng và nổi một cục u nhỏ có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh u nang buồng trứng.
  • Mang thai ngoài tử cung: Một số trường hợp có thê cảnh báo thai ngoài tử cung. Nếu bạn có hiện tượng đau quặn thắt vùng bụng dưới thì hãy đề cao cảnh giác và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Rụng trứng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau tức bụng dưới ở nữ

Khi có triệu chứng đau bụng dưới bất thường chị em nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời

Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề

Bạn thường được chẩn đoán là mắc chứng viêm túi thừa cấp khi bị đau bụng. Bệnh này có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Thông thường các túi thừa này không gây bất kì triệu chứng nào nhưng lại dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội khi bị viêm. Thường thì các cơn đau này diễn ra chủ yếu ở đây vì bụng dưới bên trái là nơi hầu hết các túi thừa phát triển. Khi bị viêm túi thừa, ngoài bị đau bụng ra thì bạn thường gặp những triệu chứng khác đi kèm như sốt, buồn nôn, nôn mửa, táo bón.

Ngoài ra, những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gặp như:

  • Đau sưng ruột già, ruột già co thắt quá mạnh, đường tiểu bị đau.
  • Đối với bệnh rối loạn tiêu hóa, khi mành ruột già bị sưng đau thì không có triệu chứng biểu hiện đặc biệt. Những cơn đau thường đau quặn gần như đau đẻ, bụng đầy hơi, người nóng sốt, tiêu chảy hay đi vệ sinh ra máu.

Nguyên nhân đau bụng dưới khi hệ bài tiết gặp vấn đề

Sỏi tiết niệu là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu – cơ quan vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Hiện tượng này xuất hiện khi các chất hóa học trong nước tiểu kết tinh lại thành những viên sỏi rắn. Sỏi ở thận trái hay sỏi ở tiết niệu có thể gây ra những cơn đau quặn ở bụng dưới ở bên này. Bạn nên lưu ý rằng những cơn đau này còn có thể lan đến lưng giữa ở bên trái và bẹn. Ngoài ra, những triệu chứng đi kèm còn bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu buốt và ra máu.

Nhiễm trùng đường niệu đôi khi có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái, đặc biệt khi có liên quan đến thận trái. Giống như khi gặp hiện tượng sỏi tiết niệu, những cơn đau này cũng có thể xảy ra tại các xương sườn nằm ở vùng lưng dưới hoặc nằm ở vị trí trung tâm chứ không hẳn là ở một bên nào đó của lưng. Dấu hiệu thường gặp là tiểu tiện nhiều lần và đau buốt.

Đau bụng do một số nguyên nhân khác

Các vết bầm hay khối máu tụ ở các cơ trong thành bụng có thể gây ra cơn đau bụng dưới bên trái. Những vấn đề có liên quan đến hệ tuần hoàn như phình động mạch chủ bụng [tình trạng động mạch chủ ở bụng phình ra như một trái bóng và có thể bị vỡ ra] cũng là một nguyên nhân của các cơn đau này. Ngoài ra, cục máu đông hoặc viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái cũng có thể dẫn đến những cơn đau đột ngột tại vùng này.

Từ những nguyên nhân gây đau bụng nêu trên, có thể thấy rằng đây là một hiện tượng rất nguy hiểm. Vì vậy cần phải đề cao cảnh giác đặc biệt là với nữ giới. Khi gặp phải các triệu chứng này thì cần đi khám bác sĩ sớm, để được điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề