Cơ quan lãnh sự tiếng Anh La gì

Để thực hiện công tác đối ngoại và thực hiện chức năng lãnh sự, các nước đã lập ra các cơ quan lãnh sự, trong đó bao gồm Lãnh sự quán. Bạn đọc hãy cùng công ty Luật ACC theo dõi bài viết: Lãnh sự quán tiếng Anh là gì?  – Luật ACC để biết thêm chi tiết về cơ quan này.

Lãnh sự quán là một trong các cơ quan lãnh sự theo định nghĩa tại Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963. Theo Điều 9 Công ước Viên 1963, “Cơ quan lãnh sự” bao gồm 4 cấp: Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán.

Lãnh sự quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở đô thị của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó. Đó là địa điểm làm việc của Tổng Lãnh sự và những chuyên viên ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán.

Đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự. Đây là người chấp hành chức năng lãnh sự ở một khu vực lãnh sự.

Căn cứ theo Điều 5 Công ước Viên 1963, những chức năng lãnh sự gồm có :

a] Bảo vệ tại Nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép;
 

b] Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử và Nước tiếp nhận cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy định của Công ước này;
 

c] Bằng mọi biện pháp hợp pháp, tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học của Nước tiếp nhận, báo cáo tình hình đó về Chính phủ Nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm;
 

d] Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;
 

e] Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử;
 

f] Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
 

g] Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
 

h] Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này;
 

i] Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toàn án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ;
 

j] Chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các toà án ở Nước cử phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ cách nào khác phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
 

k] Thực hiện quyền giám sát và thanh tra mà luật và quy định của Nước cử cho phép, đối với tàu thuỷ có quốc tịch Nước cử, tàu bay đăng ký ở Nước này, thuyền bộ và tổ bay;
 

l] Giúp đỡ tàu thuỷ và tàu bay nêu ở mục [k] của điều này, và giúp các thành viên của thuyền bộ và tổ bay trên các tàu thuỷ và tàu bay đó, nhận các lời khai về hành trình của tàu, kiểm tra và đóng dấu giấy tờ của tàu và không ảnh hưởng đến quyền hạn của nhà chức trách Nước tiếp nhận, tiến hành điều tra các sự kiện xảy ra trong hành trình của tàu và giải quyết các tranh chấp dưới bất cứ dạng nào giữa thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ thủ trong phạm vi cho phép của luật và các quy định của Nước cử;
 

m] Thực hiện các chức năng khác do Nước cử giao cho cơ quan lãnh sự, nếu điều đó không bị luật và quy định của Nước tiếp nhận ngăn cấm hoặc không bị Nước tiếp nhận phản đối hoặc điều đó được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành giữa Nước cử và Nước tiếp nhận.
>>Xem thêm: //accgroup.vn/hop-thuc-hoa-lanh-su-la-gi/

Lãnh sự quán trong tiếng anh là Consulate
– Ngoài ra, một số những thuật ngữ ảnh hưởng đến ngành nghề này như sau:
 

  • Diplomatic: Ngoại giao 
  • Alliance: khối bằng hữu, khối bạn thân 
  • Ambassador: đại sứ 
  • Foreign Office: Bộ ngoại giao 
  • Collaboration: Sự cộng tác 
  • Conciliatory: hòa giải 
  • Commerce: kinh tế, sự giao thiệp 
  • Convention: hội nghị, hiệp định, sự thỏa thuận 
  • Agreement: Hiệp định 
  • Ministerial Meeting: Hội nghị Bộ trưởng 
  • International Conference: Hội nghị quốc tế 
  • Resolution: Nghị quyết 
  • Clause: Quy định 
  • Protocol: Nghị định thư 
  • Cooperation in all fields: hợp tác về mọi mặt 
  • Diploma, educational certificate, educate: Văn bằng, chứng chỉ giáo dục, đào tạo.
  • Medical certification; Chứng nhận y tế.
  • Judicial history card: Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Papers, Other documents may be consular corrified as proscribed by low: Tài liệu khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.

>>Xem thêm: 

//accgroup.vn/hop-phap-hoa-lanh-su-tieng-anh-la-gi/#2-cac-loai-giay-to-thuong-can-chung-nhan-lanh-su-bang-tieng-anh

Người đứng đầu Lãnh sự quán là ai?

Đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự.

Tổng lãnh sự và Lãnh sự có giống nhau không?

Hai chức danh này không giống nhau. Lãnh sự là hàm thấp hơn và chịu sự chỉ đạo của Tổng Lãnh sự [nếu quốc gia xác lập cả Tổng lãnh sự và Lãnh sự quán].

Cơ quan lãnh sự có mấy cấp?

Theo Điều 9 Công ước Viên 1963, “Cơ quan lãnh sự” bao gồm 4 cấp: Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về bài viết: Lãnh sự quán tiếng Anh là gì?. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ chúng tôi qua Website: //accgroup.vn/

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Trước hết chúng ta xem định nghĩa Hợp pháp hóa lãnh sự là gì: “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam”

Vậy Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng anh là gì? Hãy tham khảo nội dung sau:

  • Legalization: Là từ tiếng anh [Mỹ] có nghĩa tiếng Việt “Hợp pháp hóa” và về mặt nghĩa từ chúng ta có thể viết “Consular Legalization” hay “Legalization of Consular”
  • Legalisation: Là từ tiếng anh [Anh] có nghĩa tiếng Việt “Hợp pháp hóa” và về mặt nghĩa từ chúng ta có thể viết “Consular Legalisation” hay “Legalisation of Consular”
  • Consular Authentication: Từ này được Bộ Ngoại Giao Việt nam và nhiều nước dùng để chỉ tài liệu đã được Chứng nhận lãnh sự/ Hợp pháp hóa lãnh sự và
  • Apostille: Từ này cũng được dùng để chỉ tài liệu đã được Chứng nhận lãnh sự/ Hợp pháp hóa lãnh sự ở các Quốc gia đã là thành viên Hague Convention, [vui lòng xem chi tiết Apostille]

Từ các nôi dung trên chúng ta thấy rằng hầu như chúng ta không sử dụng từ “Consular Legalization” hay “Consular Legalisation”  cho Chứng nhận lãnh sự/ Hợp pháp hóa lãnh sự, nên tùy theo ngữ cảnh của tài liệu, mục đích sử dụng tài liệu, và Quốc gia sử dụng tài liệu, chúng ta nên sử dụng từ nào là phù hợp nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề