Cỏ ích mẫu ngâm chân có tác dụng gì

14-08-2018

Theo Đông y, bàn chân được  ví  như trái tim thứ 2 của cơ thể. Dùng nước  nóng hoặc thảo dược ngâm chân sẽ thông được kinh lạc bị tắc nghẽn, tăng cường lưu thông máu, cải thiện  trao đổi chất, cơ xương khớp dẻo dai, tăng sức đề kháng, chữa được  nhiều  bệnh tật. Vậy phương pháp ngâm chân được dùng trong những trường hợp nào, quy trình ra sao? Hãy cùng bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1 tìm hiểu nhé!

  1. Các loại thuốc dùng để ngâm chân
  • Gừng tươi
  • Ngải cứu
  • Lá lốt
  • Cây xấu hổ
  • Thiên niên kiện
  • Độc hoạt
  • Địa liền
  • Hồng hoa
  • Địa liền
  • Đại hồi
  1. Ngâm chân dùng để điều trị các bệnh lý sau:
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đau đầu, đau  nửa đầu
  • Di tinh, xuất  tinh  sớm
  • Tăng huyết áp
  • Stress
  • Viêm khớp bàn ngón chân
  • Viêm tắc  tĩnh mạch  chân
  • Lạnh vùng bàn  chân
  1. Không dùng phương pháp ngâm chân với các trường hợp
  • Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
  • Phụ nữ có thai
  • Vết  thương hở, nhiễm trùng loét nặng da ở bàn  chân
  • Tiểu đường
  • Sau khi ăn no
  • Nước nóng trên 60 độ
  1. Cùng tìm hiểu Quy trình ngâm chân nhé:

Chuẩn bị:

Bệnh nhân

  • Sau khi Bác sĩ thăm khám, sẽ được Bác sĩ kê loại dược liệu phù hợp để ngâm chân phù hợp dựa theo tình trạng bệnh.
  • Bệnh nhân rửa chân sạch sẽ trước khi ngâm
  • Lưu bệnh ngoài da như nấm, chàm, ghẻ lở phải được ngâm bồn ngâm riêng biệt.

Dược liệu và phòng, bồn ngâm chân

  • Nấu dược  liệu theo  toa với 1,5 - 2 lít nước đến khi còn lại 1,5 lít.
  • Bồn ngâm chuyên dụng có tác dụng duy trì nhiệt độ ở ngưỡng 40  độ C và  tác dụng sóng.
  • Phòng ngâm kín đáo, có  khăn sạch riêng để lau chân.

Quy trình ngâm

  • Thời gian 15 - 30  phút/ 1 liệu trình điều trị.
  • Thuốc sau khi đun sôi, được cho vào bồn ngâm. Bệnh nhân đặt 2 chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi  hai chân cho giãn nở đều lỗ chân lông rồi từ từ hạ hai bàn chân xuống sát mặt nước và ngập tới  mắt cá chân.
  • Để tăng tác dụng điều trị, sau khi ngâm chân kết hợp massge và day bấm huyệt.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1

Số 45, đường Hồ Văn Cống, KP.4, P. Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Bàn chân là bộ phận quan trọng cần được chăm sóc cẩn thận

Người xưa từng có câu nói nổi tiếng: "Bàn chân của con người giống như rễ cây, rễ cây là bộ phận thường bị khô héo trước, bàn chân thường bị già yếu trước". Điều đó có ý nói rằng, khi sức khỏe của con người có vấn đề, những thay đổi ở bàn chân có thể phản ánh sự trẻ trung về thể chất hay sự thay đổi của quá trình lão hóa.

Y học Trung Quốc có câu nói rằng "bàn chân là gốc rễ của tinh khí con người", có nhiều huyệt đạo ở bàn chân, nhiều đầu dây thần kinh và mao mạch tập trung tại đây.

Cảm giác ấm áp và màu sắc trên da của bàn chân có thể phản ánh trực tiếp chức năng của tim, não, thận và lưu thông máu. Y học Trung Quốc cho rằng khí và máu quý giá nhất là ở sự vận động, còn kinh lạc tốt là nằm ở sự lưu thông. Khí huyết di chuyển ổn định, kinh lạc hoạt động thông suốt là nguồn gốc của chất lượng sức khỏe.

Nếu chúng ta thường xuyên sử dụng nước nóng ngâm chân có thể kích thích các huyệt đạo của bàn chân, thúc đẩy hoạt động của khí huyết, điều hòa các cơ quan trong cơ thể, làm giảm tắc kinh mạch và mạch máu, tăng cường trao đổi chất, từ đó có thể đạt được mục đích tăng cường các chức năng cơ thể và loại bỏ bệnh tật.

Trong đời sống hàng ngày, không cần phải chi phí quá tốn kém mới có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe. Dưới góc nhìn của Đông y, có rất nhiều loại thảo mộc xung quanh chúng ta rất có lợi cho sức khỏe và sự chăm sóc cơ thể.

Những loại thuốc ngâm chân khác nhau cũng có thể phát huy tác dụng khác nhau và đạt được hiệu quả của điều trị bệnh từ bên ngoài. Bài viết này giới thiệu cho bạn 4 phương pháp ngâm chân, nếu bạn chú ý và coi trọng việc này, thực hiện thường xuyên thì sẽ có những ảnh hưởng sức khỏe trên cả mong đợi.

4 bài thuốc ngâm chân đơn giản, hiệu quả tốt

1. Ngâm chân với lá ngải cứu

Theo Đông y, lá ngải cứu có vị cay, đắng, tính ấm, là một trong những vị thuốc Đông y phổ biến và quan trọng, vừa có thể dùng để ăn uống, cũng có thể làm thành các chế phẩm thuốc.

Do đặc tính dược lý cao nên ngải cứu có thể làm món ăn khi kết hợp với trứng gà, hoặc đun thành nước ngâm chân mạng lại tác dụng trị liệu cho bên trong rất tốt.

Lá ngải giúp làm ấm cơ thể, thông kinh mạch và giải lạnh

Khi ngâm chân với lá ngải cứu có thể khiến khí huyết lưu thông tốt hơn, loại bỏ nhiễm lạnh, giảm đau hiệu quả, thúc đẩy lưu thông máu, kinh mạch trơn và giảm bớt quầng thâm.

Ngâm chân lá ngải không chỉ giúp bạn loại bỏ mùi hôi chân, làm ấm bàn chân, làm đẹp da chân mà còn có thể loại bỏ các vết lở loét ở chân. Sử dụng lá ngải bên ngoài có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng. sau khi ngâm chân có thể cải thiện hiệu quả các vấn đề ở bàn chân và các bệnh ngoài da chân khác.

Lá ngải có thể trị phong hàn và cảm lạnh. Ngải cứu có tác dụng xua tan cảm lạnh và chống vi-rút, có tác dụng chữa bệnh nhất định đối với chứng phong hàn và cảm lạnh.

2. Ngâm chân với giấm trắng

Giấm trắng chủ yếu được ủ từ ngũ cốc. Y học Trung Quốc nghiên cứu cho rằng, giấm trắng có vị chua, đắng và ấm, có thể kích hoạt lưu thông máu, tiêu hóa thức ăn, giảm sưng và làm mềm, giải độc và diệt vi khuẩn, ký sinh trùng.

Giấm giúp thúc đẩy lưu thông máu. Khi giấm trắng được thêm vào nước ấm, nó có thể được hấp thụ qua da chân nhanh hơn, từ đó làm mềm mạch máu và thúc đẩy lưu thông máu thuận lợi. Đây là cách ngâm chân rất thích hợp cho người cao huyết áp, mỡ máu cao, hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Giấm có thể giúp làm mềm các mạch máu, uyển chuyển xương khớp. Nhờ có tác dụng tuần hoàn màu tốt nên có thể thúc đẩy kinh lạc hoạt động thông suốt, làm mềm da chân, loại bỏ sần da và tế bào chết, cải thiện chất da, làm cho da bóng mượt và tăng tính đàn hồi, trẻ trung hơn.

3. Ngâm chân với nước chanh

Theo Đông y, chanh có vị chua ngọt, tính bình, có thể sinh tân giải nhiệt, ấm dạ dày và an thai.

Chanh rất giàu axit citric và vitamin C, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm mệt mỏi hiệu quả và trì hoãn lão hóa.

Chanh đồng thời có thể giúp loại bỏ mùi hôi chân, thường xuyên sử dụng chanh ngâm chân cũng có tác dụng nhất định đối với các bệnh về chân và bệnh ngoài da như hôi chân và làn da chân không đẹp.

4. Ngâm chân với gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có thể làm ấm cơ thể, kích hoạt kinh mạch lưu thông và xua tan giá lạnh.

Ngâm chân với gừng có thể làm ấm các kinh mạch, có thể cải thiện hiệu quả quá trình tuần hoàn máu, từ đó có thể làm giảm các triệu chứng bàn tay và bàn chân lạnh, đồng thời có tác dụng rõ ràng đối với bệnh thấp khớp và ớn lạnh.

Ngâm chân còn có tác dụng phòng chống cảm lạnh và phong hàn, có thể ngăn ngừa hiệu quả việc điều trị cảm lạnh và phong hàn nhẹ.

Thường xuyên ngâm chân là việc làm quan trọng của bạn, từ đó có thể ngăn ngừa bệnh tật và chữa bệnh ở mức tương đối, đồng thời có thể cải thiện tình trạng thể chất, nhưng bạn cũng cần thực hiện một cách khoa học. 

Khi ngâm chân cần chú ý nhiều hơn đến việc lựa chọn dụng cụ ngâm, ví dụ như chậu ngâm chân bằng gỗ hoặc sản phẩm chuyên dụng.

Phụ nữ mang thai chỉ nên ngâm chân nước ấm, không nên thêm thuốc hay thảo dược. Nếu người cao tuổi cảm thấy tứcc ngực, chóng mặt thì nên dừng ngay việc ngâm chân. Nước ngâm chân không nên nóng hơn 45 độ C, thời gian ngâm chỉ cần khoảng 20 phút, không nên ngâm chân trong vòng 1 giờ sau bữa ăn.

*Theo Health/People

Chủ Đề