Có bao nhiêu môn học trong trung ọc cơ sở năm 2024

Trung học phổ thông [THPT] hay còn gọi là phổ thông trung học [PTTH], cấp 3 là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, cao hơn tiểu học [cấp 1], trung học cơ sở [cấp 2] và thấp hơn cao đẳng hoặc đại học. Để tốt nghiệp bậc học này, học sinh phải vượt qua Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Khái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Trường phổ thông trung học hay còn được gọi là trường trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các khối học: lớp 10 [năm thứ nhất], lớp 11 [năm thứ hai], lớp 12 [năm thứ ba]. Sau khi học xong lớp 12, học sinh phải trải qua Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trường trung học phổ thông được lập tại các địa phương trên cả nước. Người đứng đầu một ngôi trường được gọi là "Hiệu trưởng". Trường được sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo [tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương], tức là Trường Trung học phổ thông ngang với Phòng Giáo dục quận huyện. Quy chế hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Các môn học[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm học 2023⁠–⁠2024[sửa | sửa mã nguồn]

Học sinh học 13 môn bắt buộc và một môn nghề tự chọn ở lớp 11:

  1. Toán
  2. Vật lí
  3. Hóa học
  4. Sinh học
  5. Tin học
  6. Ngữ văn
  7. Lịch sử
  8. Địa lí
  9. Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Đức,...
  10. Giáo dục công dân
  11. Công nghệ
  12. Thể dục
  13. Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Từ năm học 2022–2023[sửa | sửa mã nguồn]

Học sinh học 8 môn bắt buộc, bao gồm:

  1. Ngữ văn
  2. Toán
  3. Ngoại ngữ 1
  4. Lịch sử
  5. Giáo dục thể chất
  6. Giáo dục Quốc phòng –⁠ An ninh
  7. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  8. Nội dung giáo dục địa phương

Ngoài 8 môn học bắt buộc, học sinh phải đăng kí học thêm 4 môn học từ ba nhóm, bao gồm:

  1. Khoa học tự nhiên [Vật lí, Hóa học, Sinh học]
  2. Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật]
  3. Công nghệ và nghệ thuật [Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật]

Ngoài ra, học sinh còn có thể lựa chọn học thêm hai môn Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2 [không bắt buộc].

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, các môn học văn hóa trong trường được phân phối với số lượng tiết ít nhiều khác nhau song đều có vai trò gần như ngang bằng, không phân biệt môn chính, môn phụ.

Đến nay trong ngành giáo dục không có văn bản nào quy định hay phân biệt môn chính, môn phụ. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Không có quy định môn chính – môn phụ

Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT do Bộ GDĐT công bố, chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản [từ lớp 1 đến lớp 9] và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp [từ lớp 10 đến lớp 12].

Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn [Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 [ở lớp 1, lớp 2].

Nội dung giáo dục cấp THCS bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn [Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2].

Nội dung giáo dục cấp THPT gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc; 2 môn học tự chọn [Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2]; 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học [mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học]: Nhóm môn khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật]; Nhóm môn khoa học tự nhiên [Vật lí, Hoá học, Sinh học]; Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật [Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật].

Theo đó, số lượng tiết học các môn trong trường có chênh lệch ít nhiều nhưng không đáng kể. Ví dụ, với cấp trung học cơ sở, môn Toán, Văn có 140 tiết/ năm, môn Ngoại ngữ 1 có 105 tiết/ năm trong khi đó môn Khoa học tự nhiên có 140 tiết/ năm, môn Lịch sử và Địa lý có 105 tiết/năm.

Với cấp trung học phổ thông, 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ có 105 tiết/năm. Các môn Giáo dục thể chất, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ có 70 tiết/năm.

Đặc biệt, trong đánh giá kết quả học tập, để đạt kết quả loại giỏi, khá, học sinh phải đảm bảo không có môn học nào điểm trung bình dưới 5.0. Đồng thời, các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ = "Đạt".

Như vậy, Chương trình giáo dục phổ thông mới không có sự phân biệt môn học chính hay môn phụ. Ngoài các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp và các môn học tự chọn, tất cả đều là các môn học bắt buộc chung đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước và có sự tác động qua lại, bổ trợ cho nhau.

Mặc dù chương trình năm 2018 chỉ mới triển khai ở học sinh lớp 1, nhưng quan điểm đánh giá chú trọng phẩm chất năng lực toàn diện của học sinh được quán triệt ở tất cả các khối lớp. Đó chính là quan điểm đổi mới dạy học hiện nay, không có môn chính môn phụ, mỗi học sinh được ưu tiên phát triển toàn diện mọi mặt và phát huy những điểm mạnh khác nhau của bản thân, như năng lực về thể dục thể thao, mỹ thuật, âm nhạc.

Xóa bỏ khái niệm "chính-phụ" vì sự phát triển toàn diện của học sinh

Là giáo viên dạy môn Địa lý, cô Nguyễn Thị Cúc [trường THCS Minh Khai, Hà Giang] cho rằng, việc phân biệt môn chính - môn phụ chỉ là quan niệm của phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ GDĐT ban hành sẽ từng bước thay đổi suy nghĩ, quan niệm cố hữu này.

Cô Cúc lấy ví dụ, trong chương trình giáo dục, mỗi môn học đều có nội dung và mục đích giáo dục riêng. Môn Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của công dân; môn Âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc; môn Thể dục trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ, hình thành thói quen tập luyện... "Đây là những môn học cơ bản, không nên coi nhẹ" - cô Cúc nói.

Đồng quan điểm trên, cô Lê Thùy Linh [giáo viên Trường Tiểu học Dịch Vọng B, Hà Nội] nhận định, với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, tất cả các môn đều quan trọng, không có môn chính-môn phụ.

Theo cô Thùy Linh, nếu có khái niệm môn chính, môn phụ thì phải có quy ước rõ ràng, nhưng trong trường tất cả các môn học sinh đều phải hoàn thành, nếu không hoàn thành một môn thì các con hoàn toàn mất danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến.

"Khi đánh giá kết quả học tập sẽ đánh giá toàn diện tất cả các môn từ thể chất, thẩm mỹ đến năng lực học các môn đọc viết. Vì vậy không có môn chính, môn phụ và môn nào cũng được coi trọng với sự phát triển toàn diện của học sinh" - cô Thùy Linh nhấn mạnh.

Lớp 6 có tất cả bao nhiêu môn học?

Chương trình cải cách mới cho lớp 6 bao gồm tổng cộng 12 môn học và các hoạt động giáo dục bắt buộc, cụ thể là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật [bao gồm Âm nhạc và Mĩ thuật], Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, Công nghệ, và Tin học [ ...

Trường trung học cơ số có bao nhiêu lớp?

Trung học cơ sở [THCS hay cấp 2] là một bậc học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, sau Tiểu học [cấp 1] và trước Trung học phổ thông [cấp 3]. Trung học cơ sở kéo dài 4 năm [từ lớp 6 đến lớp 9]. Độ tuổi học sinh ở trường trung học cơ sở là từ 11 tuổi đến 15 tuổi.

Lớp 9 có tất cả bao nhiêu môn học?

Đối với khối lớp 9 sẽ tổ chức dạy học các môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ. Chưa học các môn: giáo dục công dân, công nghệ, thể dục, âm nhạc mỹ thuật, tin học.

Có tất cả bao nhiêu môn học lớp 12?

Đối với khối lớp 12 thì chương trình học vẫn áp dụng theo chương trình học từ năm 2018 trở về trước, bao gồm 13 môn học bắt buộc như đã nêu ở mục 1.

Chủ Đề