Chức năng chủ yếu của hệ điều hành Android

Hệ điều hành là gì, chức năng của hệ điều hành là gì, vai trò hệ điều hành. Khái niệm của hệ điều hành máy tính, điện thoại, và các thiết bị công nghệ điện tử.

Hãy cùng chúng tôi xem vai trò của hệ điều hành, hay ứng dụng của phần mềm hệ thống. Chức năng của phần mềm hệ thống, đối với các thiết bị phần cứng, và phần mềm ứng dụng…

Hệ điều hành là gì và khái niệm hệ điều hành

Khái niệm hệ điều hành là gì ?

  • Hệ Điều Hành có tên tiếng anh là Operating System – OS, là 1 nền tảng chính, được cài đặt trên phần cứng.
  • Hệ điều hành dùng để vận hành các ứng dụng khác, nằm ở trên cùng 1 thiết bị điện tử, thiết bj điện tử khác thông qua các kết nối.
  • Được tập hợp các chương trình, thành 1 hệ thống, có trách nhiệm tương tác người dùng với máy tính, hoặc các thiết bị điện tử.
  • Là cầu nối giữa thế giới bên ngoài, với các loại phần cứng, bao gồm tất cả các loại phần cứng.
  • Trong hệ điều hành có 3 phần quan trọng nhất, đó là User Interface, Kernel và Application Programming Interfaces.
  • User Interface hay còn gọi là giao diện, là hình ảnh hiển thị để con người giao tiếp.  Đảm bảo quá trình tương tác giữa người dùng, với máy tính thông qua Desktop, Graphical Icons hay Command Line.
  • Kernel giúp cung cấp các điều khiển cơ bản, dựa trên cấu hình phần cứng máy tính. Đảm nhiệm các vai trò như: đọc, ghi dữ liệu, xử lý các câu lệnh, xác định dữ liệu được nhận và gửi bởi các thiết bị khác…
  • Application Programming Interfaces, hay còn gọi là giao diện lập trình ứng dụng. Điều này cho phép các ứng dụng phát triển sử dụng Modular Code.

Hệ điều hành là phần mềm gì ?

  • Hệ điều hành hay còn lại là phần mềm hệ thống, được dùng để quản lý ứng dụng khác, là nền tảng để các ứng dụng tiện ích hoạt động.
  • Giống như 1 căn nhà chưa hoàn thiện, muốn hoàn thiện thì cần phải có nội thất, ngoại thất để sử dụng.
  • Và như phần trên cũng có nói, là tập hợp các câu lệnh, tạo lại thành 1 hệ thống. Nhờ đó mà hệ điều hành có thể hoạt động, cũng như là nền tảng chính nằm trên các thiết bị phần cứng.

==> Các bạn có thể xem thêm: Phần mềm hệ thống là gì ?

Chức năng của hệ điều hành

  • Hệ điều hành là nền tảng chính, để phát triển các ứng dụng tiện ích. Như vậy, khi đã có hệ điều hành trên phần cứng, thì những nhà lập trình. Sẽ cần lập những ứng dụng tương thích, để có thể sử dụng trên hệ điều hành đó.
  • Là nơi để quản lý thông tin phần cứng, bao gồm như: Quản lý bộ nhớ, quản lý CPU, quản lý mạng, quản lý thiết bị và quản lý hệ thống tập tin.
  • Cung cấp cho người dùng giao diện phù hợp, để có thể sử dụng các phần mềm trên máy tính.
  • Tối ưu hóa quá trình hoạt động của máy tính, tối ưu các công đoạn thao tác hoặc nhập liệu.
  • Là điểm trung gian giữa phần cứng với người dùng, giúp con người nhanh chóng truy cập, cũng như vận hành các tài nguyên khác.
  • Dàn xếp các xung đột, giữa chương trình hệ thống, và các chương trình do người dùng sử dụng.

==> Xem thêm: Phần mềm máy tính là gì ?

Các loại hệ điều hành thường gặp

  • Như thông thường chúng ta sử dụng máy tính, thì sẽ được cài đặt hệ điều hành windows. Bời vì windows là 1 trong những hệ điều hành, được lập trình đầu tiên, để công nghệ được phát triển như bây giờ.
  • Hiện tại thì windows được sử dụng cho máy tính thông thường, và sử dụng cho server. Đó là đối với hệ điều hành máy tính, và trên điện thoại thì windows phone.
  • Loại hệ điều hành thường gặp thứ 2, đó là Mac os, loại hệ điều hành của Apple. Loại hệ điều hành này trong các laptop của apple đều có.
  • Thứ 3 là hệ điều hành Linux, nhưng loại này chủ yếu dùng cho máy chủ web. Loại server để lưu trử web, cũng như lập trình các ứng dụng online… Nên rất ít phổ biến ở máy tính thông thường, và tính năng cũng khó sử dụng, nhưng an toàn.
  • Đối với điện thoại, thì loại phổ biến nhất đó hệ điều hành Android, được google phát triển. Và hệ điều ios, được apple phát triển, được sử dụng trên các điện thoại iphone, ipad…
  • Ngoài ra, như hiện nay có rất nhiều hệ điều hành mới, và có rất nhiều hệ điều hành được phát triển từ nhân của Android, vì adroid là mã nguồn mỡ.

==> Xem thêm: Phần mềm quét virus miễn phí tốt nhất

Android là một hệ điều hành nguồn mở được phát triển bởi Google, chủ yếu dành cho các thiết bị có màn hình cảm ứng như điện thoạimáy tính bảng...

Phiên bản đầu tiên của Android được giới thiệu vào năm 2008, và tính đến nay, Android là hệ điều hành có thị phần lớn nhất thế giới với hơn 3 tỉ người dùng.

+ Kho ứng dụng đa dạng

Với hệ thống cửa hàng ứng dụng Google Play, hệ điều hành Android có thể đáp ứng các nhu cầu từ chơi game cho đến làm việc với hơn 3 triệu ứng dụng để bạn lựa chọn.

+ Mẫu mã đa dạng

Với nhiều nhà sản xuất lớn như Samsung, OPPO, Sony, Nokia,... bạn có thể lựa chọn giữa nhiều mẫu mã thiết bị khác nhau, từ các mẫu giá rẻ cho đến các mẫu cao cấp.

+ Có thể mở rộng bộ nhớ bằng thẻ nhớ

Với các thiết bị của Apple, bạn chỉ có thể sử dụng bộ nhớ trong có sẵn của máy. Còn với phần lớn các thiết bị Android, bạn sẽ có lựa chọn mở rộng bộ nhớ có sẵn với các loại thẻ nhớ dung lượng cao.

+ Tùy biến dễ dàng

Do bản chất nguồn mở của hệ điều hành Android, ai cũng có thể lấy được mã nguồn của hệ điều hành này.

Điều này cũng đồng nghĩa là các nhà sản xuất, cũng như là các lập trình viên độc lập, có thể tự do tùy biến Android để có được hiệu năng tốt nhất hoặc bỏ đi những tính năng không cần thiết.

+ Cộng đồng người dùng lớn

Android có cộng đồng người dùng và lập trình viên độc lập khá lớn, nên khi bạn gặp vấn đề về thiết bị hay về phiên bản Android của bạn, bạn sẽ được hỗ trợ rất nhiệt tình từ phía cộng đồng.

+ Nhiều ứng dụng chạy ngầm làm chậm máy

Không giống như iOS, Android tối ưu hóa bộ nhớ RAM khá kém, dẫn đến việc nhiều ứng dụng chạy ngầm gây chậm máy hoặc thậm chí là đơ máy.

+ Ứng dụng không được tối ưu hóa tốt

Do có quá nhiều mẫu mã khác nhau, các nhà phát triển không thể tối ưu hóa ứng dụng cho tất cả các mẫu thiết bị Android trên thị trường, nên các ứng dụng có thể gặp các lỗi như không hiển thị được toàn màn hình hoặc không thể tận dụng hết sức mạnh phần cứng của máy.

+ Chất lượng ứng dụng kém

Một số ứng dụng trên Google Play có chất lượng khá kém với hàng loạt các quảng cáo khó chịu  không có các chức năng hữu dụng, gây cản trở cho công việc hay thời gian giải trí của bạn.

+ Dễ bị virus xâm nhập

Nếu bạn tải các ứng dụng ở các nguồn khác ngoài Google Play nhưng lại không cài ứng dụng diệt virus, máy của bạn có khả năng cao sẽ bị nhiễm virus từ các ứng dụng ngoài này.

Nguồn sưu tầm .

Video liên quan

Chủ Đề