Chủ tịch nước có quyền ban hành pháp lệnh

  • Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

    2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;

    3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;

    4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

    5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

    6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70 của Hiến pháp năm 2013; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.

    Theo Tài liệu Hỏi - Đáp về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Điều 17. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

    Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định:

    1. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được;

    2. Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

    Pháp lệnh là gì? Pháp lệnh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Cách trình bày pháp lệnh? Sự khác nhau giữa Pháp lệnh và Luật? Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền pháp điển đối với văn bản QPPL nào?

    Hiện nay nhu cầu phát triển của con người càng ngày càng tăng. Nhưng để đảm bảo các nhu cầu trong mức độ an toàn và hợp lý. Thì nhà nước có những pháp lệnh phù hợp cho các trường hợp cụ thể. Vậy pháp lệnh là gì? Những điều cơ bản của pháp lệnh mà chúng ta cần biết?

    Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    1. Pháp lệnh là gì?

    Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành trong một số trường hợp được pháp luật quy định cụ thể, những vấn đề mà pháp luật ban hành là những vấn đề quan trọng nhưng mang tính chất dễ thay đổi và chưa ổn định hoặc chưa có luật điều chỉnh trong quan hệ xã hội đó.

    Luật được coi là văn bản có tính chất pháp lý cao và ổn định, đưa ra những quy phạm chung, quy tắc xử sự để thực hiện theo quy định đó. Nhưng bên cạnh đó có những quan hệ xã hội quan trọng lại chưa có luật điều chỉnh, hoặc ra văn bản luật tại thời điểm đó chưa chính xác vì quan hệ pháp luật này còn chưa ổn định và có thể thay đổi lớn trong thời gian tới thì biện pháp được chọn là sử dụng pháp lệnh.

    Các mối quan hệ xã hội do pháp lệnh thường được biết đến là các quan hệ quan trọng. Cơ bản nhưng chưa có yếu tố quyết định hoặc chưa được Quốc hội quy định. Sau một khoảng thời gian xem xét có thể được nâng lên thành luật. Ví dự: Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 1991. Đến năm 1998 Quốc hội đã xem xét, nâng cao, ban hành thành Luật khiếu nại, tố cáo.

    Pháp lệnh trong tiếng Anh được hiểu là Ordinance.

    Pháp lệnh được cho là có giá trị khi được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý và thông qua. Rồi sau đó có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố (chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được thông qua). Trừ trường hợp ngày có hiệu lực được quy định trong chính pháp lệnh đó hoặc trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội biểu quyết lại.

    Những nội dung cơ bản này là những thông tin có trong văn bản mà khi người viết, người đọc cần chú ý để xem

    • Phạm vi điều chỉnh trong pháp lệnh;
    • Đối tượng được nhắc đến trong văn bản;
    • Nội dung, thông tin cần được thực hiện;
    • Điều kiện, điều khoản có trong văn bản;
    • Hiệu lực, thời gian cần thực hành.

    2. Pháp lệnh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?

    Pháp lệnh có đầy đủ những đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật như:

    – Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

    – Biểu hiện của ý chí nhà nước

    – Được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước  và bắt buộc thi hành

    – Là những quy tắc xử sự chung

    Nhưng bên cạnh đó, pháp lệnh có một đặc điểm nổi trội và khác biệt là điều chỉnh những quan hệ xã hội mà chưa có luật điều chỉnh, được Quốc hội giao.

    3. Cách trình bày pháp lệnh:

    Hình thức trình bày là thứ quan trọng trong pháp lệch. Cần phải tuân thủ tuyệt đối để đảm bảo rằng văn bản pháp lệnh được thông qua và có hiệu lực.

    Yêu cầu bắt buộc:

    • Khổ giấy: A4 ( Có độ dài, rộng 210mm x 297mm) (Sai số thường là 0.2mm)
    • Gian cách, độ lệch của lề trang văn bản: Trên – dưới – phải: 20mm và trái : 30mm (Độ sai số 5mm)
    • Phông chữ: Được áp dụng đủ các loại phông chữ trong đó là bộ mã ký tự tiếng Việt 16-bit
    • Đánh số, ký tự trang văn bản: Được đánh số thứ tự lần lượt bằng các chữ số Ả Rập liên tục bắt đầu bằng trang thứ 2 đến trang cuối cùng. Ở giữa theo một chiều nằm ngang trong phần lề trên của văn bản.

    Hệ thống chỉ tiêu của pháp lệnh do các Bộ, Tổng cục quản lý:

    • Sản xuất các ngành công nghiệp.
    • Sản xuất các ngành nông nghiệp.
    • Lĩnh vực xây dựng.
    • Lĩnh vực Lâm nghiệp.
    • Lĩnh vực Vận tải.
    • Bưu điện vận chuyển chuyển phát.
    • Thương nghiệp, cung ứng vật tư- kỹ thuật.
    • Xuất khẩu, nhập khẩu.
    • Đầu tư cơ bản.
    • Đào tạo, phân phối cán bộ, công nhân kỹ thuật.
    • Khoa học – kỹ thuật và điều tra cơ bản.
    • Tài chính, tiền tệ.

    Hệ thống chỉ tiêu của pháp lệnh giao cho tỉnh, thành phố

    Được hình thành dựa trên 4 tiêu chí sau giúp cho pháp lệnh ở tỉnh, thành phố tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh:

    Vật tư, hàng hoá

    Giá trị và số lượng một số mặt hàng chủ yếu địa phương bán cho trung ương. Trong đó cho xuất khẩu, quốc phòng, an ninh (nếu có).

    Đầu tư cơ bản

    • Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước. Trong đó ngân sách trung ương (vốn xây lắp, vốn thiết bị) và chia theo cơ cấu đầu tư theo ngành.
    • Danh mục công trình quan trọng đầu tư trong năm (ghi rõ vốn cho từng công trình).
    • Năng lực sản xuất mới huy động.

    Lao động, đào tạo

    Số lao động và nhân khẩu điều đi, nhận đến xây dựng vùng kinh tế mới (ngoài tỉnh).

    Tài chính, tiền tệ

    • Tổng số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh, trong đó số thu của ngân sách tỉnh.
    • Tổng số chi ngân sách tỉnh.

    4. Sự khác nhau giữa Pháp lệnh và Luật:

    Pháp lệnh và luật có những đặc điểm khác biệt như sau:

    – Tính ổn định:

    Luật là văn bản có tính ổn định cao, mỗi  văn bản luật được soạn thảo và ban hành  mang tầm nhìn chiến lược và phát triển của xã hội, cho thấy được tầm nhìn của các nhà làm luật. Có thể nói rằng thời gian văn bản luật có hiệu lực càng lâu thì văn bản luật đó càng thành công.

    Pháp lệnh lại điều chỉnh những quan hệ có tính ổn định thấp  dễ thay đổi trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, hầu hết hiệu lực của pháp lệnh ngắn hơn so với Luật. Khi quan hệ đó ổn định và dựa vào tình hình phát triển tại thời điểm đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành Luật để thay thế.

    – Quan hệ xã hội điều chỉnh:

    Cả hai cùng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng, nhưng Luật thì điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính ổn định cao, khó thay đổi trong một thời gian nhất định.

    Còn pháp lệnh điều chỉnh những quan hệ có  tính ổn định thấp và dễ thay đổi trong thời gian ngắn.

    5. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền pháp điển đối với văn bản QPPL nào?

    Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ngày 16/4/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (sau đây gọi là Pháp lệnh pháp điển) quy định: “Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển”. Như vậy, các văn bản được sử dụng để pháp điển phải là văn bản QPPL đang còn hiệu lực toàn bộ hoặc một phần do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành (tức là văn bản QPPL của cấp Bộ trưởng trở lên).

    Về thẩm quyền cụ thể của các cơ quan đối với từng văn bản QPPL cụ thể được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh pháp điển và Thông tư số 13/2014/TT-BTP ngày 29/4/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2014/TT-BTP) như sau:

    – Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

    – Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.

    – Văn phòng Quốc hội thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành điều chỉnh những vấn đề không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh pháp điển.

    – Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh pháp điển.

    – Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2014/TT-BTP: “Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản không đồng thời là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản đó hoặc có sự chuyển giao chức năng, nhiệm vụ từ cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản sang cơ quan khác thì các cơ quan này phối hợp với Bộ Tư pháp thống nhất cơ quan thực hiện pháp điển theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật”.

    – Đối với Thông tư liên tịch, cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Thông tư đó có trách nhiệm thực hiện pháp điển tất cả các quy phạm pháp luật trong Thông tư. Tuy nhiên, cũng tại Điều 4 Pháp lệnh Pháp điển có xác định nguyên tắc thứ hai là cơ quan thực hiện pháp điển đối với các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực do cơ quan mình quản lý. Do vậy, trong trường hợp pháp điển Thông tư liên tịch, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo không thực hiện pháp điển toàn bộ các nội dung trong Thông tư đó thì các cơ quan có liên quan có thẩm quyền thực hiện pháp điển đối với các quy phạm pháp luật trong Thông tư điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực do cơ quan mình quản lý.

    – Khoản 5 Điều 7 Thông tư số 13/2014/TT-BTP quy định; “Trường hợp việc pháp điển đề mục do nhiều cơ quan thực hiện thì cơ quan chủ trì thực hiện pháp điển đề mục gửi kết quả pháp điển đến cơ quan phối hợp để thực hiện pháp điển. Cơ quan phối hợp có trách nhiệm thực hiện pháp điển theo quy định”. Theo đó, cơ quan chủ trì thực hiện pháp điển đề mục là cơ quan chủ trì soạn thảo đối với văn bản có tên gọi được sử dụng là tên gọi của đề mục, cơ quan phối hợp thực hiện pháp điển là cơ quan có thẩm quyền thực hiện pháp điển đối với văn bản được sử dụng để pháp điển vào đề mục theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh pháp điển.

    Kết luận: Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật. Pháp lệnh quy định những quy tắc xử sự chung mà chưa có Luật điều chỉnh. Từ đó các cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra những văn bản hướng dẫn liên quan quy định cụ thể và chi tiết trong từng trường hợp.