Chồi biếc nghĩa là gì

Bởi lẽ khi “Chồi biếc” vừa xuất bản thì một số bài thơ đã được phổ nhạc, rất nhiều các bài cảm nhận về tập thơ, về từng bài thơ lại được nhiều cây bút tài danh phân tích sâu sắc, gan ruột, chân tình. Trong một thế giới phẳng, với một cuốn thơ dày mấy trăm trang, được đồng nghiệp và công chúng chào đón đến vậy thật đáng trân trọng.

1. Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên được phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh cách đây mấy năm về một chủ đề liên quan đến những năm tháng ông làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Cách trả lời phỏng vấn đầy sắc sảo, cẩn trọng, khoa học của một nhà báo lão thành trong nền Báo chí Cách mạng Việt Nam vẫn khiến tôi nhớ mãi. Cũng từ cơ duyên ấy, tôi thường xuyên được ông gửi những bài thơ mới, thường xuyên đọc những bài viết về ông...

Năm nào cũng vậy, Báo Nhà báo & Công luận luôn được ông ưu ái đăng thơ trên báo Tết và bài nào cũng là bài mới... như một món quà quý dành cho công chúng mỗi dịp xuân về. Khi tập thơ “Chồi biếc” - tập thơ thứ 10 với 364 trang có gần 100 bài thơ xuất bản được viết từ năm 2020, năm 2021 đến nay, tôi không thấy có gì bất ngờ cả bởi một người vừa viết báo vừa làm thơ với một sức sáng tạo không ngừng thì chẳng thể đặng đừng với thế thời, với những “mắt thấy tai nghe”, với mỗi sự kiện nóng trong đời sống hôm nay.

Chẳng thế mà đến nay nhà báo Hồng Vinh đã có tới 4 tập sách về báo chí với hơn ngàn trang và 10 tập thơ, nhiều tập thơ viết trong thời gian ông đang làm công tác quản lý [Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương]... Trước khi biết đến thơ ông, thì với thế hệ chúng tôi, ông đã là một nhà báo Nguyễn Hồng Vinh sắc sảo, yêu nghề, một lãnh đạo báo chí uy tín, luôn luôn đổi mới...

Có cảm giác như dù đương chức hay nghỉ hưu thì ở Nguyễn Hồng Vinh vẫn có một nguồn bút lực dồi dào và sự đắm say với con chữ, một trái tim luôn “đỏ lửa” nhiệt huyết với tình yêu và sức sáng tạo. Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại nhận định: “Ai từng biết Hồng Vinh, hẳn khâm phục sự thông minh thiên bẩm, trí nhớ trời cho nhưng đáng khâm phục hơn là sự năng động, sự bền bỉ phấn đấu vượt khó và khả năng sáng tạo không ngừng.

Khi là phóng viên ông viết được tất cả các thể loại, và có thể nói ông là người ham đi, đi nhiều bậc nhất ở báo. Khi làm cán bộ quản lý rồi, “máu nghề” vẫn sục sôi... Tuy đã về hưu, ông vẫn đi, đi và viết không dừng, tên tuổi vẫn xuất hiện đều trên báo hàng ngày, báo tuần của nhiều cơ quan báo chí ở cả Trung ương và địa phương”. Có lẽ cũng bởi sức nghĩ, sức viết, sức sáng tạo ấy mà ông được ví là người “Giữ Lửa nghề không ngừng nghỉ”.

Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh.

2. Tôi từng băn khoăn rằng, giữa lĩnh vực báo chí và văn chương có một ranh giới rất khó dung hòa, đó là tính chân thực của báo chí và trong văn chương ấy là sự hư cấu và cảm xúc cá nhân. Nên khi thấy một nhà báo làm thơ, hay một nhà thơ viết báo... tôi vẫn luôn có những câu hỏi về sự chân thực của câu chữ, băn khoăn đôi chút về lăng kính của tác giả.

Nhưng khi đọc “Chồi biếc” băn khoăn đó được gạt bỏ bởi cây bút tài hoa ấy đã kể lại những sự kiện của báo chí bằng hình tượng thơ, chắt lọc những gì mà cuộc sống của chúng ta đang trải nghiệm mang vào thơ... rất ngọt!

Mỗi câu thơ đọc lên, mỗi con người hiển hiện như một cách ghi chép đầy cảm xúc về cuộc sống xung quanh. Ở thời khắc này, có những người thân, có những đồng bào, có những vui buồn chung - riêng hòa một và thơ Nguyễn Hồng Vinh đã làm được sứ mệnh truyền tải thông tin bằng sức hấp dẫn của ngôn từ giản dị, đi vào lòng người.

Trong “Chồi biếc” có lẽ ấn tượng nhất với tôi là những bài thơ viết về đại dịch COVID-19 và đây cũng là chủ đề trọng tâm của tập thơ: “Thế giới đảo điên/Chỉ hơn một năm/Bốn đợt virus Corona bùng phát/Bệnh viện dã chiến mọc lên không kịp/Phường, xã cách chia/Lòng người ly cách"... [Ngược xuôi ngọn gió hòa bình].

Với chủ đề này, “Chồi biếc” đầy ắp tính thời sự, gần gũi, bởi tất cả mọi người đều như thấy mình ở đó trong thời khắc lịch sử này. Mọi người, mọi nhà, mọi quốc gia, dân tộc đều đã vào cuộc ngăn chặn dịch bệnh COVID, coi đó là mệnh lệnh cuộc sống, người phóng viên trên mặt trận tuyên truyền cũng vậy.

Chính vì thế, trong những ngày cả nước cao điểm chống dịch, nhà thơ Hồng Vinh đã có bài thơ “Vẻ vang thay người phóng viên!” thân tặng nhóm phóng viên báo Quân đội Nhân dân tại TP. Hồ Chí Minh với những dòng thơ như một câu chuyện đầy cảm xúc và khép lại: “Nhà báo chiến binh dày dạn/Hôm qua rốn lũ miền Trung/Nay, giữa miền Nam chia lửa/Đất nước mình sớm bình yên!”.

Hay còn đó là những câu thơ, bài thơ “xuất thần” ngợi ca những chiến sĩ áo trắng mà chỉ cần đọc vài câu đã có thể tạc thành một hình tượng đẹp: “Bóng nắng bỗng biệt tăm/Khi em vào trong ấy/Tiếng gọi người thầy thuốc/Mạng người là thiêng liêng!” [Bóng nắng]...

Tập thơ "Chồi biếc".

Đặc biệt, có thể thấy, bằng hình tượng thơ, những câu chuyện xúc động, sâu nặng ân tình, nhân nghĩa và rất đỗi anh dũng, kiên cường của con người Việt Nam đã gây được dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Chính vào lúc nước sôi lửa bỏng, đối diện với hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo, tinh thần, trí tuệ và phẩm giá dân tộc đã trở thành “nguồn nhựa sống”, là sức mạnh vô song. Những bài thơ: “Bóng nắng”, “Cho bình yên đến sớm”, “Cao đẹp thay những việc làm tình nghĩa”, “Người quét rác đêm giãn cách”, “Cho chung - riêng vẹn toàn”, “Thu hy vọng”, “Đám cưới đầu xuân”,… đều thể hiện sinh động được tinh thần ấy.

3. Trong tập thơ ăm ắp sự kiện này, muốn kể hết có lẽ cũng cần một tập sách dày chứ không chỉ gói gọn trong một bài viết. Rõ ràng, để có được gần trăm bài thơ gắn với nhiều sự kiện như thế, tác giả dường như đã phải “ngụp lặn” vào đời sống hiện thực và đời sống báo chí.

Với một hành trình nghề nghiệp đầy vẻ vang, Nguyễn Hồng Vinh không bị gồng câu chữ mà những dòng thơ chất chứa nơi trái tim ấm nóng cứ tuôn ra ào ạt rất thật và đời. Qua đó, người đọc cảm nhận có chất hào sảng của một chính khách, sự sắc sảo, nhanh nhạy của người làm báo và những sâu lắng, chân thành trước cái đẹp, đặc biệt hơn nữa là sự gửi gắm thông điệp nhân văn, nghĩa tình bằng hình tượng thơ có sức gợi.

Hình như bài nào tác giả cũng nhắc về “chữ tình”, niềm tin vào nghĩa tình của con người với con người, tin vào tương lai, vào sự bình yên sẽ trở lại... như các bài thơ “Xanh mãi những cuộc lên đường”, “Ngôi nhà tình thương”, “Nén nhang tri ân không tắt”, “Nhịp cầu Ô Thước”, “Giá như”, “Cho riêng chung vẹn toàn”...

Bởi vậy mà nhà thơ Hữu Thỉnh từng viết: “Người làm thơ giữ trong tay nhiều phù phép nhưng không có phù phép nào thay thế được sự chân thực... Người ta từng biết đến Hồng Vinh với những bài viết, bài nói sắc sảo của một cán bộ tư tưởng giàu kinh nghiệm. Bây giờ là thơ. Những câu thơ như thế dễ đi vào lòng người. Tôi tự hỏi sức mạnh của nó ở đâu? Ở tình người”.

Tình người ấy... có lẽ đã kết tủa thành những vần thơ ca ngợi nét đẹp văn hóa, con người Việt Nam: dũng cảm, sáng tạo, nghĩa tình, hợp tác. Đó là cội nguồn sức mạnh của dân tộc ta để vượt lên mọi khó khăn...

Và dù dịch bệnh vẫn còn căng thẳng, nhưng đọc thơ Nguyễn Hồng Vinh như được tiếp thêm sức mạnh, truyền cảm hứng, lan tỏa niềm tin mạnh mẽ rằng, trước mắt có bao vất vả, gian nan nhưng hạnh phúc sẽ sớm về cùng màu xanh của yêu thương và hy vọng.

Để rồi một ngày mới bắt đầu sẽ là ngàn vạn “Chồi biếc” nhú mầm, nảy nở thành những rừng cây trái: “Nước mắt cạn vơi/Nhường những nụ cười/Khi xóm thôn bình yên trở lại/Khi những bản tình ca tươi mới/Được cất lên từ muôn nơi/ Cho tình yêu tiếp tục đâm chồi... Dân tộc tôi trường tồn, bất diệt/ Nhờ những bản tình ca nối nhau sinh sôi” [Những bản tình ca].

Hà Vân

Tuyển tập Đọc hiểu bài Chồi biếc hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Chồi biếc chi tiết nhất.

Đọc hiểu bài Chồi biếc số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chồi biếc

Dưới hai hàng cây
Tay ấm trong tay
Cùng anh sóng bước
Nắng đùa mái tóc
Chồi biếc trên cây
Lá vàng bay bay
Như ngàn cánh bướm
[Lá vàng rụng xuống
Cho đất thêm màu
Có mất đi đâu
Nhựa lên chồi biếc]
Này anh, em biết
Rồi sẽ có ngày
Dưới hàng cây đây
Ta không còn bước
Như người lính gác
Đã hết phiên mình
Như lá vàng rụng
Cho chồi thêm xanh
Và đời mai sau
Trên đường này nhỉ
Những đôi tri kỉ
Sóng bước qua đây
Lá vàng vẫn bay
Chồi non lại biếc.

[Xuân Quỳnh - NXB Văn học, 2010]

Câu 1.Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

Lá vàng rụng xuống

Cho đất thêm màu

.........

Có mất đi đâu

Nhựa lên chồi biếc

Câu 3.Từ qui luật của lá vàng và chồi biếc, Xuân Quỳnh đã nhận ra qui luật gì của tình yêu?

Câu 4. Qua bài thơ, anh/ chị cảm nhận như thế nào về nét đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình?

Lời giải

Câu 1:Phong cánh ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2:

* Nghệ thuật ẩn dụ

- Lá vàng: sự ra đi, hi sinh,mất mát

- Chồi biếc: Sức sống, sự chỗi dậy, tiếp nối

* Tác dụng: Vừa thể hiện được qui luật tất yếu của tự nhiên vừa thể hiện niềm hi vọng, tin tưởng vào tương lai

Câu 3:Qui luật tình yêu: Sự sống có thể dừng lại nhưng khát vọng tình yêu vẫn tiếp nối

Câu 4:Nhân vật trữ tình có tâm hồn nhạy cảm với những cảm nhận tinh tế, những dự cảm lo âu trước qui luật thời gian và sự đổi thay trong tình yêu.

Đọc hiểu bài Chồi biếc số 2

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Chồi biếc

Dưới hai hàng cây

Tay ấm trong tay

Cùng anh sóng bước

Nắng đùa mái tóc

Chồi biếc trên cây

Lá vàng bay bay

Như ngàn cánh bướm

[Lá vàng rụng xuống

Cho đất thêm màu

Có mất đi đâu

Nhựa lên chồi biếc]

Này anh, em biết

Rồi sẽ có ngày

Dưới hàng cây đây

Ta không còn bước

Như người lính gác

Đã hết phiên mình

Như lá vàng rụng

Cho chồi thêm xanh

Và đời mai sau

Trên đường này nhỉ

Những đôi tri kỉ

Sóng bước qua đây

Lá vàng vẫn bay

Chồi non lại biếc.

[Theo Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hóa thông tin, 1998, tr.7-8]

Câu 1. Nêu phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ Nắng đùa mái tóc.

Câu 3. Vì sao Xuân Quỳnh lại viết Lá vàng vẫn bay / Chồi non lại biếc để kết thúc bài thơ thay vì viết Chồi non lại biếc / Lá vàng vẫn bay?

Câu 4. Từ văn bản, nêu cảm nhận của anh/chị về một nét đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình.

Lời giải

Câu 1.

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: nhân hóa [nắng đùa].

Câu 3.

Trật tự Lá vàng vẫn bay/ Chồi non lại biếc thể hiện qui luật của tự nhiên [lá vàng rụng - chồi non đâm mầm]; bộc lộ niềm tin tưởng, hi vọng vào một tương lai tươi sáng.

Câu 4.

Thí sinh trình bày cảm nhận về một nét đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình: khát khao hạnh phúc / nhạy cảm với những âu lo về sự đổi thay / niềm tin vào đích đến cuối cùng của tình yêu.

Đọc hiểu bài Chồi biếc số 3

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CHỒI BIẾC

Dưới hai hàng cây

Tay ấm trong tay

Cùng anh sóng bước

Nắng đùa mái tóc

Chồi biếc trên cây

Lá vàng bay bay

Như ngàn cánh bướm

[Lá vàng rụng xuống

Cho đất thêm màu

Có mất đi đâu

Nhựa lên chồi biếc]

Này anh, em biết

Rồi sẽ có ngày

Dưới hàng cây đây

Ta không còn bước

Như người lính gác

Đã hết phiên mình

Như lá vàng rụng

Cho chồi thêm xanh

Và đời mai sau

Trên đường này nhỉ

Những đôi tri kỉ

Sóng bước qua đây

Lá vàng vẫn bay

Chồi non lại biếc.

[Xuân Quỳnh - NXB Văn học, 2010]

Câu 1: [0,5 điểm] Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ thuộc nào?

Câu 2: [0,5 điểm] Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 3: [1,0 điểm] Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ Lá vàng rụng xuống Cho đất thêm màu Có mất đi đâu Nhựa lên chồi biếc

Câu 4: [2,0 điểm] Anh/chị có nhận thấy rằng mình đang là một “chồi biếc” trên cây? Nếu có anh/chị sẽ chọn cho mình cách sống như thế nào? [trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng].

Lời giải

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ : nghệ thuật

Câu 2. Phương thức biểu đạt : miêu tả, biểu cảm

Câu 3.

- Nghệ thuật ẩn dụ

+ Lá vàng: sự ra đi, hi sinh, mất mát

+ Chồi biếc: Sức sống, sự trổi dậy, tiếp nối

*Tác dụng:

+ Thể hiện được qui luật tất yếu của tự nhiên

+ Niềm hi vọng, tin tưởng vào tương lai

Câu 4.

Bản thân học sinh ý thức được mình như một chồi biếc trên cây, là thế hệ trẻ, tiếp nối các thế hệ đã qua.

Nhận thức:

+ Ý thức được vai trò quan trọng của bản thân trong việc duy trì và phát triển đất nước, truyền thống dân tộc.

+ Ý chí vươn lên, không ngại thử thách, năng động, sáng tạo.

+ Ra sức học tập phấn đấu, có lối sống tích cực rèn luyện trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

[Hs có nhiều cách diễn đạt, chủ yếu xoay quanh những nội dung trên là đạt]

Video liên quan

Chủ Đề