Chiến tranh biên giới việt trung kết thúc năm nào

Các nữ chiến sĩ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn [nay thuộc tỉnh Lào Cai] bám trụ chiến đấu, phối hợp bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. [Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN]

Ông Lục Văn Vĩnh và 5 người con ở bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đều tham gia lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc. [Ảnh: Tạ Hải/TTXVN]

Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên, thị xã Lạng Sơn. [Ảnh: Văn Bảo/TTXVN]

Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17/2/1979. [Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN]

Chiến sĩ thông tin Phạm Văn Do, Đại đội 18, Đoàn Y Hà Tuyên dũng cảm làm nhiệm vụ, bảo đảm đường dây thông suốt phục vụ chiến đấu. Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. [Ảnh: Minh Lộc/TTXVN]

Xe tăng địch bị quân và dân Cao Bằng tiêu diệt tại mặt trận đồi Thanh Sơn, khu vực Nà Toàng, ngày 19/2/1979. [Ảnh: Mạnh Thường/TTXVN phát]

Phóng viên Isao Takano [đeo kính] của Báo Akahata - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản đi đưa tin tại thị xã Lạng Sơn những ngày đầu của cuộc chiến đấu. Anh hy sinh vào trưa ngày 7/3/1979, tại đầu đường Quang Trung, phường Chi Lăng, thị xã Lạng Sơn. [Ảnh: Minh Đạo/TTXVN]

Bác sĩ cứu chữa vết thương cho học sinh trường Phổ thông cơ sở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Tuyên bị trúng mảnh đạn pháo trong khi đang vui chơi. [Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN]

Chiến sĩ biên phòng Ngô Duy Nhung cứu sống kịp thời một cháu bé từ trong đống đổ nát. [Ảnh: Ngô Đình Phước/TTXVN]
Bộ đội ta hành quân lên mặt trận phía bắc, tháng 2/1979. [Ảnh: Nhật Trường/TTXVN]
Chiến sĩ công binh Đại đội 3, Tiểu đoàn 15, Đoàn Sông Hồng gỡ mìn và sửa đường để thông xe trên đoạn Quốc lộ 1A thị xã Lạng Sơn đi Đồng Đăng, ngày 17/2/1979. [Ảnh: Hà Việt/TTXVN]
Chiến sĩ đội hỏa lực của Phân đội 2, Đoàn Tây Sơn dũng cảm tấn công tiêu diệt xe tăng địch trong đêm. [Ảnh: Minh Điền/TTXVN]
Tiểu đoàn 2, Đoàn H54 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt trên các cao điểm 391 và 393 tại huyện Mường Khương, diệt hàng nghìn tên địch. [Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN]
Cầu Bằng Giang và 1 phần trung tâm thị xã Cao Bằng bị địch phá hủy. [Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN]

Nhà cửa, đường phố ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo của địch tàn phá trong ngày 8 và 9/3/1979. [Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN]

Những người biểu tình chống Trung Quốc mang theo biểu ngữ tham gia các cuộc tuần hành quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội

Kỷ niệm 42 năm ngày nổ ra chiến tranh biên giới Việt - Trung [17/2/1979] năm nay, báo nhà nước Việt Nam được cho là có nhiều tiến bộ trong tuyên truyền khi đã có một số bài viết nêu đích danh Trung Quốc. Nhưng có ý kiến rằng điều này 'chưa đủ'.

Nhà nghiên cứu, giảng viên lịch sử Đinh Kim Phúc có cuộc trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 17/2 quanh các bài học lịch sử rút ra từ sự kiện này.

Ông Phúc nói rằng trước đây ông thường cùng bạn bè đi thắp hương tại tượng đài Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng.

"Nhưng năm ngoái, khi lư hương tại tượng Đức Thánh Trần bị cẩu đi nơi khác, tôi thường ngồi nhà hoặc ngồi cùng anh em, những đồng đội năm xưa từng trực tiếp cầm súng, để soi rọi lại lịch sử Việt Nam, từ đó rút ra bài học chúng ta được gì, mất gì, khi đối đầu cũng như khi làm bạn với Trung Quốc," ông Phúc nói qua điện thoại với BBC từ nhà riêng ở TP Hồ Chí Minh.

"Bài học để tránh cuộc chiến tương tự"

Nguồn hình ảnh, Dinh Kim Phuc

Chụp lại hình ảnh,

Nhà nghiên cứu lịch sử, giảng viên Đinh Kim Phúc [giữa, áo kẻ] trong một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc

Là một người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử nhiều năm, ông Phúc cho rằng Hội nghị Thành đô năm 1990, trong đó Việt Nam và Trung Quốc thống nhất không khơi gợi lại hận thù mà bắt đầu thời kỳ mới, không có nghĩa Việt Nam im lặng trước sự hi sinh và chiến công hiển hách của các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trong sự nghiệp bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước.

"Cái quan trọng là chúng ta nhắc lại cuộc chiến tranh không có nghĩa chúng ta phát động, tôn sùng chiến tranh mà là chúng ta rút ra được bài học lịch sử sao có cuộc chiến này và làm sao để tránh một cuộc chiến tương tự."

"Vì lý do gì mà nhà nước không khuyến khích toàn dân trong những ngày này ôn lại những truyền thống hào hùng cách đây hơn 40 năm để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, để nêu cao tinh thần độc lập, tự do của dân tộc? Ngoài một vài tờ báo nhắc lại một vài vấn đề cụ thể trong cuộc chiến, gần như không có một loạt bài nào hệ thống lại những quan điểm, chiến lược của cuộc chiến tranh này để rút ra những bài học cho ngày hôm nay. Tôi cho rằng nhà nước nên nhìn lại cách tuyên truyền của mình."

"Theo tôi, cần phải nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc năm 1979 là một cuộc chiến hết sức đẫm máu. Nó xảy ra ngắn ngày, chưa đầy một tháng, nhưng để lại hậu quả và các cuộc chiến tiếp theo kéo dài 10 năm, với những trận đánh mà bộ đội Việt Nam hi sinh 3000 - 4000 người. Điều này chưa từng xảy ra trong cuộc chiến tranh Việt Nam 24 năm từ 1954-1975 . Do đó tôi nghĩ không chỉ nhắc đến các chiến thắng đơn lẻ mà cần phải có sự tổng kết về chiến lược, về quan hệ quốc tế để làm sao tránh được một cuộc chiến tranh trong tương lai."

"Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam có thể tránh được nếu lãnh đạo Việt Nam sau năm 1975 đánh giá đúng tình hình thế giới, an ninh khu vực, ý thức được tinh thần quốc tế và ý thức hệ cộng sản mà chúng ta đang theo, cái gì là trên hết.

"Trung Quốc tự hào lịch sử 5000 năm tiến về phương Nam. Do đó Việt Nam sẽ luôn luôn là nạn nhân chính sách bành trướng của Trung Quốc ở mọi thời đại. Vấn đề sống chung, giữ hòa khí, không để xảy ra một cuộc chiến như vậy nữa phụ thuộc vào bản lĩnh các lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Mà muốn có bản lĩnh thì kinh tế, quân sự và vị trí quân sự của Việt Nam phải ngang bằng với Trung Quốc," ông Phúc nói.

"Chưa làm cho dân tin"

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân thắp hương tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới tại Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội

Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, gần đây, các bài báo của nhà nước Việt Nam khi viết về sự kiện này đều chỉ đích danh Trung Quốc là kẻ tấn công xâm lược chứ không chỉ là một cuộc chiến tranh biên giới chung chung. Tuy nhiên chỉ như vậy thì "chưa đủ".

Ông Phúc nói:

"Trong tình hình hiện nay, khi vấn đề Biển Đông ngày càng nguy hiểm, mâu thuẫn giữa hai siêu cường ngày càng sâu sắc, khi mà các dàn xếp quốc tế trên Biển Đông có vẻ không ổn, nhà nước Việt Nam có vẻ thấy được thân phận của mình trước khả năng một cuộc chiến cục bộ sẽ nổ ra ở trên Biển Đông."

"Trung Quốc là đối tác, nhưng cũng là đối trọng, khi tàu của họ vẫn đang đi sâu vào thềm lục địa của Việt Nam sáng 17/2/2021. Khi mà Trung Quốc vẫn có tham vọng điên cuồng độc chiếm biển Đông với bản đồ đường lưỡi bò, muốn thống trị cả Đông Nam Á từ thời Mao Trạch Đông và họ sẽ không bao giờ chấm dứt tham vọng này."

"Việt Nam cũng nên nhìn lại cách đánh giá bạn thù và để cho nhân dân tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống."

Về mối quan hệ Việt Nam từ khi bình thường hóa quan hệ tới nay, ông Phúc cho rằng "căng thẳng hơn 10 năm trước đây" do vấn đề Biển Đông và nguồn nước sông Mekong. Tuy nhiên do sự kiềm chế của hai lãnh đạo, nên hai bên chưa đi đến 'điểm nóng',

"Về mặt phòng thủ, quân sự, chiến lược, tôi cho rằng Đảng Cộng sản và nhà nước VN đã làm được rất nhiều việc so với những thời kỳ trước đây. Nhưng có một điều họ chưa làm tốt: Không làm cho dân tin những điều mình đã làm được. Một nghị định gần đây của Thủ tướng chính phủ quy định rằng các vấn đề đối ngoại, an ninh, quốc phòng đều đóng dấu tuyệt mật. Người dân không được tiếp cận với các chiến lược của quốc gia trong vấn đề đối phó với Trung Quốc. Do đó họ không tin."

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images

"Do đó, cần củng cố lòng tin của người dân về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ này, làm sao để nhân dân tuyệt đối tin tưởng. Với tiềm lực quân sự hiện nay, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh cục bộ, Việt Nam đủ sức đương đầu với Trung Quốc. Nhưng Việt Nam không dại gì khuấy động chiến tranh, phá vỡ sự hòa bình, phát triển của Việt Nam và khu vực. Ta đã có bài học đắt giá từ hơn 40 năm trước. Mục đích của Đảng và nhà nước là duy trì thành quả hòa bình, an ninh khu vực để phát triển. Tôi hoàn toàn thông cảm với chủ trương của nhà nước Việt Nam là không đi theo nước này để đánh nước khác và Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước."

"Tuy nhiên Việt Nam nên quan hệ ngoại giao quân sự với các cường quốc trên thế giới, tạo ra một mạng lưới an ninh quân sự với các cường quốc trên thế giới càng nhiều càng tốt. Muốn thành công thì phải làm sao bạn để tin mình. Tôi không nói là 'liên minh quân sự' nhưng phải tạo ra một hệ thống an ninh quân sự tập thể, không phải để 'đánh bại', mà đưa Trung Quốc quay lại tuân thủ luật pháp quốc tế."

"Nhà nước cũng cần phải có một ngày chính thức để tưởng niệm tất cả anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho sự nghiệp bảo vệ đất nước trong thời kỳ hiện đại sau năm 1975, chứ không chỉ không chỉ ngày 27/7 thương binh liệt sỹ nói chung. Cần có ngày dành riêng cho cuộc chiến 1979, để tượng niệm những chiến sỹ đã hi sinh xương máu giữ gìn độc lập đất nước trước họa phương Bắc từ quân xâm lược Trung Quốc.

"Bênh cạnh đó, không có một công trạng nào của tướng lãnh, lãnh đạo nào có thể so với công trạng của một liệt sỹ. Do đó, trong vấn đề đặt tên đường phố, các lãnh đạo Việt Nam nên lưu ý điều này. Hiện Việt Nam thường chủ yếu đặt tên đường theo tên các lãnh đạo chết vì bệnh già," nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc chia sẻ.

Năm 1979 Việt Nam đánh ai?

Ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc mở cuộc tấn công ào ạt trên 6 tỉnh biên giới Việt -Trung. Hôm nay sự kiện đó đã tròn 44 năm. Đã có nhiều sự thay đổi tích cực sau việc bình thường hóa quan hệ Việt - Trung năm 1991.

Chiến tranh năm 1979 Việt Nam chết bao nhiêu người?

Theo cuốn "Cuộc chiến tranh bắt buộc" của Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Hồng, trong các trận đánh dọc biên giới trong giai đoạn này, ước tính Việt Nam bị thương vong 8.500 bộ đội, trong đó số chết là gần 3.000 người.

19 tháng 2 năm 1979 là ngày gì?

Mặt sau lá đơn có dòng chữ: "Hi sinh anh dũng ngày 22-2-1979 tại đồi Thâm Mô, phía nam Đồng Đăng" - đó là chữ của anh Nguyễn Đình Loan, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 1. Đơn viết ngày 19-2-1979, tức chỉ ngày thứ hai sau khi quân bành trướng Trung Quốc xâm lược nước ta.

Tại sao Trung Quốc lại rút quân năm 1979?

Sự đánh trả dũng mãnh bảo vệ biên giới của quân và dân ta đã gây thiệt hại nặng nề cho quân Trung Quốc. Khoảng 6 vạn quân Trung Quốc đã bị thương vong cùng hàng trăm tù binh bị bắt sống. Thiệt hại nặng nề trên chiến trường, bị dư luận thế giới lên án, Trung Quốc buộc phải rút quân vào ngày 6-3-1979.

Chủ Đề