Chiến thần là ai

Lữ Bố (hay còn gọi là Lã Bố), tự Phụng Tiên, người Cửu Nguyên (nay thuộc Bao Đầu, Nội Mông Cổ), là một dũng tướng nổi tiếng thời hậu Hán trong Tam quốc chí. Ông được miêu tả 'đầu đội kim quan, mình mặc chiến bào thêu trăm hoa, ngoài phủ giáp thú diện liên hoàn, khí vũ hiên ngang, uy phong lẫm liệt'. Với cây Phương Thiên Họa kích trong tay, ông đã gieo rắc bao nỗi kinh hoàng cho quân địch suốt cuộc đời chinh chiến trên lưng ngựa.

Lúc trẻ, Lữ Bố nhận thứ sử Kinh Châu là Đinh Nguyên làm cha nuôi và theo người này chiến đấu chống giặc Khăn Vàng. Sau này chứng kiến tài năng phi thường của Bố, Đổng Trác sai Lý Túc dùng vàng bạc châu báu và ngựa Xích Thố để dụ dỗ. Thế là Lữ Bố giết Đinh Nguyên và mang đầu sang hàng Đổng Trác. Từ đó thế lực của Trác càng mạnh hơn, thỏa sức làm điều ác.

Chiến thần là ai

Với sự phò tá của Lữ Bố, Đổng Trác trở thành một thế lực rất khó bị đánh bại.

"Nghĩa sĩ" Tào Tháo lập mưu ám sát vị thái sư họ Đổng nhưng thất bại, bèn viết hịch kêu gọi các chư hầu cùng liên minh lại chống Đổng Trác. 17 lộ chư hầu hưởng ứng, tôn Viên Thiệu làm minh chủ liên quân, kéo binh về Lạc Dương đánh Đổng Trác, mở đầu cho màn ra mắt của một "chiến thần". Sở dĩ gọi như thế vì Lữ Bố là nhân vật duy nhất trong Tam quốc có thể một mình đại chiến với nhiều danh tướng khác, khiến quần hùng phải khiếp vía với sức mạnh và võ nghệ vô song.

Hổ Lao quan, Lữ Bố chiến tam anh

Khi tiên phong của quân đồng minh là Tôn Kiên đánh vào Dĩ Thủy quan, Hoa Hùng xung phong đi đầu, đánh bại quân của Kiên và chém liền 2 đại tướng, làm cho liên minh chư hầu thất thế. Giữa lúc này Quan Vũ xin xuất chiến, chém chết Hoa Hùng khiến quân Đổng Trác bại tẩu.

Đổng thái sư phải tự mình dẫn đại quân đến Hổ Lao quan, giao cho Lữ Bố 30 vạn quân đóng trại trước cổng thành. Lúc này tám lộ chư hầu kéo tới, trong lúc giao chiến, Bố dùng kích giết chết 2 danh tướng là Phương Duyệt và Mục Thuận, đánh gãy tay Vũ An Quốc, khiến các chư hầu sợ hãi lui quân.

Khi Công Tôn Toản xông ra, mới đánh với Lữ Bố được vài hiệp đã thua trận bỏ chạy, nhưng không thể nhanh bằng ngựa Xích Thố. Lúc Bố sắp đâm Toản thì Trương Phi xuất hiện, kịp thời giải cứu. Phi và Bố đánh nhau hơn 50 hiệp, lúc Phi sắp thất thế thì Quan Vũ múa đao xông vào trợ chiến. Nhưng đánh thêm 30 hiệp nữa mà cả Phi và Vũ vẫn không thắng được Bố. Thấy thế, Lưu Bị cầm song kiếm xông vào, và thế trận đổi thành 3 đánh 1. Đánh một lúc nữa thì Lữ Bố kiệt sức, phải phi ngựa chạy về trận.

Chiến thần là ai

Lưu – Quan – Trương phải hợp sức để chống Lữ Ôn Hầu.

Đánh Tào quân, Lữ Bố đơn thân cự sáu đại tướng

Trong trận chiến nhằm chiếm lại thành Bộc Dương từ tay Lữ Bố, Tào Tháo mang theo một đội quân hùng hậu, trong đó có 2 đại tướng sức địch muôn người là Điển Vi và Hứa Chử.

Mưu sĩ Trần Cung khuyên Lữ Bố nên chờ các tướng tụ họp đầy đủ rồi hãy ra trận nhưng Bố không nghe, một mình mang quân ra cự Tào Tháo. Đầu tiên, Tháo sai Hứa Chử ra đánh với Bố, đánh một lúc không thắng được lại sai Điển Vi ra tiếp ứng. Hai người tả hữu giáp công vẫn không xong, Tháo lại sai tiếp Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Nhạc Tiến, Lý Điển cùng xông vào. Thế là sáu viên đại tướng vây lại đánh một mình Lữ Bố. Tất nhiên, Bố không phải là thần thánh để có thể thắng được sáu danh tướng nên phải rút lui.

Cũng trong trận này, Lữ Bố trúng mai phục của Tào Tháo. Sáu viên tướng kể trên lại kéo ra bao vây một mình Bố, nhưng một lần nữa Bố lại thoát thân không mấy khó khăn.

Chiến thần là ai

Lữ Phụng Tiên luôn một mình tung hoành sa trường mà không hề sợ hãi.

Trong Tam quốc chí, hấp dẫn nhất là những trận chiến một chọi một của các danh tướng. Quan Vũ hay Triệu Vân đã rất nhiều lần lấy mạng tướng địch từ những cuộc đối đầu đó, nhưng chưa có ai một mình lại cầm cự được với 3 hay thậm chí là 6 tướng lĩnh nổi danh như Lữ Bố. Có thể nói những viên tướng mạnh nhất thời này cũng chỉ ngang với Quan Vũ hay Trương Phi, nhưng một mình Lữ Bố lại chống được cả Vũ và Phi cùng lúc, qua đó thấy được năng lực chiến đấu của ông như thế nào. Và suốt đời tung hoành chiến trận, Lữ Bố cũng chưa từng chịu một vết thương, dù là nhỏ nhất.

Xuyên suốt lịch sử Trung Hoa, Hạng Vũ thời tiền Hán và Lữ Bố thời hậu Hán được đánh giá là 2 chiến binh mạnh nhất. Đáng buồn, đây đều là những nhân vật hữu dũng vô mưu. Nhưng con người có ai là toàn diện?

Lữ Bố có một điểm mạnh nhưng lại đi kèm với quá nhiều điểm yếu. Vì danh lợi ông giết Đinh Nguyên để theo Đổng Trác, vì nhan sắc ông lại giết Đổng Trác rồi lưu lạc một mình. Khi đứng đầu một phương ông lại không nghe những lời khuyên của Trần Cung để rồi thất bại bởi Tào Tháo. Nổi danh là kẻ phản bội, cuối cùng ông lại chết vì bị phản bội, có chăng đó cũng là báo ứng của số phận. Nhưng, dù đóng vai kẻ xấu thì Lữ Bố cũng là một nhân vật phản diện khiến người ta phải nhắc đến, phải khiếp sợ vì năng lực của một "chiến thần vô địch" trong các trận đánh.

Chiến thần là ai

Cặp đôi trai tài gái sắc của thời hậu Hán.

Và người ta thường nói 'anh hùng sánh mỹ nhân', chắc hẳn không ai phủ nhận Lữ Bố – Điêu Thuyền là cặp đôi đẹp nhất thời kỳ này. Anh hùng giữa vạn người sánh đôi với một trong "Tứ đại mỹ nhân" Hoa Hạ, hẳn Lữ Bố cũng không có gì tiếc nuối.

Dương Quang (Theo Võ Thuật)

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  1. #11

    Quan Vũ trong mắt tôi chỉ là một con Trâu thôi, ai đời thân làm đại tướng lại cứ ngông nghênh đứng ra trước mũi thuyền để nó tặng cho 1 mũi tên thì còn ra thể thống gì nữa. Thân là trấn thủ một phương (tương đương với 1 bá chủ) mà lại đen thân sang tận đông ngô để dàu giỡn, đó alf cái ngu của kẻ dũng phu chứ có gì đáng khâm phực đâu
    Về sức khỏe thì anh em ta đã phân tichs bao lần, Quan Vũ dùng sức lực cảu chính mình thì chém được bao nhiêu đại tướng rồi (3 đại tướng Lương, Sú, Hoa Hùng đều chết vì bất ngờ chứ đánh nhau thì chưa biết thế nào đâu)

  2. #12

    - Tự tin vào khả năng của bản thân không phải ngu. - Nhan Lương đứng trước trận, bị QC phi ngựa tới chém chết như trò đùa. Nếu nói bất ngờ chắc khi đó Lương đang bận làm bi thuốc lào nhỉ? Văn Sú giao phong với QC thua chạy, bị QC đuổi theo chém chết. Thế ko gọi là đánh nhau thì gọi là gì?

    Còn Hoa Hùng thì mời về đọc lại truyện rồi hãy nói bất ngờ như thế nào?

  3. #13

    theo mình thì chiến thần quan vũ được phong làm chiến thần vì vừa có võ công cao, vừa có trí tuệ và một đặt điểm nữa không thể thiêu trong thời tam quốc đó là trung thành và tận tụy với chủ(anh em kết nghĩa đào viên).Quan Vũ còn thương gia đình và con dân nước Thục nữa.Những yếu tố đó khiến cho Quan Vũ có danh hiệu chiến thần

  4. #14

    Nói cái này hơi xúc phạm 1 tí nên nếu có gì mong các huynh đệ bỏ qua cho tiểu đệ. Nói thật chứ tôi thấy Quan Vũ được phong chiến thần kô xứng chút nào. Theo tôi mọi người tôn thờ Quan Vũ là vì 2 lý do sau: - Tấm lòng trung nghĩa: Lòng trung của Quan Vũ đối với Huyền Đức là bất diệt, kô bao giờ thay đổi với bằng chứng là khi thất thủ hợ Kinh Châu (đúng kô ta) Quan Vũ tuy theo Tháo về nhưng kô phải vì đầu hàng mà là vì bảo vị vợ con của Bị và chờ tin tức của Bị. Nhưng ở điểm này Trương Phi cũng đâu có tệ nhĩ. Dực Đức cũng rất rất rất trung thành với Bị đấy chứ. Nếu kô phải vậy thì Phi đã kô nhày đến chém Vũ khi Vũ đưa hai chị dâu gời khỏi Tháo. - Sự uy mãnh, oai phong: Vũ đã lấy đầu của Hoa Hùng mà ly rượu vẫn còn nóng (lại kô biết chính xác kô nữa) nên được mọi người tung hô nhưng Trương Phi theo tôi còn mạnh hơn nữa. Điều này thì chính Vũ cũng thừa nhận đúng kô?

    Tuy nhiên, bản thân Quan Vũ lại là 1 người tự cao tự đại. Khi Khổng Minh dùng kế đánh hạ Tháo ở Xích Bích và cho Tháo chạy Vũ đã đứng ra nhận cữa ải cuối cùng với lời cam kết sẽ bắt sống hoặc giết Tháo cho dù Lượng có nói về ân nghĩa xưa kia cho Vũ nghe nhưng Vũ kô hề chịu. Đây là sự cố chấp và tự cao đầu tiên. Khi được giao trấn giữ Kinh Châu, nếu như Vũ kô xem thường Lữ Mong và Lục Tốn chỉ là 1 những thằng nhóc dẫn đến kô phòng bị thì Kinh Châu đã kô thất thủ và Vũ cũng bị lìa đời. Đây là sự tự cao thứ hai. Chỉ hai lần tụ cao đã đẩy Vũ đến chổ chết. Vậy danh hiệu "Chiến Thần" đúng hay sai!

  5. #15

    Nếu lúc đó Quan Vũ không thả Tào về thì quân Tào đại loạn, thế chân vạc không còn nữa .Nên nhớ rằng lực lượng LB ở thời điểm ấy còn rất thấp ,nếu không có Tào tháo kiềm chân tôn Quyền thì LB sẽ bị Tôn Quyền xâm chiếm .Việc QV thả tào Tháo cũng nằm trong tính toán của Khổng Minh vậy ,vừa làm cho Quan Vũ dứt ân tình với CaoCao.
    Quả thật ,Quan Vũ rất kiêu cạo ,shock nhất là khi Tôn Quyền gả con trai cho con gái QV thì Vũ nói "con gái của hổ sao lại gả cho con trai của chó đựoc ".Mặc dù vậy ,ngừoi ta vẫn tôn QV là Quan Thánh Đế (Tào Tháo chỉ là vương thôi ),vì Vũ có đủ Nhân lễ nghỉa trí tín mà.Danh hiệu chiến thần họp với Lữ hơn.

  6. #16

    Vũ ra trận giết người thì ko thể gọi là nhân được . Vũ vì bị mắc mưu mà thua thì ko thể gọi là trí được .

    Vũ lập sinh tử lệnh với Khổng Minh mà lại làm trái lời thề thì ko thể gọi là tín được .

  7. #17

    Chiến trường chứ ko phải tình trường mọi quy phạm đạo đức thường bị bỏ đi,mình không giết ngừơi thì người lại giết mình "nhân từ với kẻ địch là tàn nhẫn với chính mình",nếu lập luận như bạn thì ở Tam Quốc chẳng ai có "nhân" cả.Chẳng phải Lưu Bị từng nửa đời Đông Tây chinh phạt mà vẫn dc xem là tuyệt nhân đó sao.Vũ thả Cao Cao đi,trên sa trường đẫm máu mà vẫn còn nghỉ đến chử nghỉa khí thì sao không dc gọi là nhân. Ngay đến Khổng Minh còn bị trúng kế của ý ,từng dùng lầm Mã Tốc .Vậy chảng lẽ ta bảo KM vô trí .QV giữ vững Kinh Châu cho LB hơn 10 năm ,một mình chống với Chu Du ,Tử Kính ,Lục Tốn ,Lữ Mông ,một người có thể sánh = nhiều người sao ko thể gọi là trí dc.Việc mật KC bất quá là do khách quan mà có. Vũ không trái lệnh Km,có điều dc nhiều ngừoi xin dùm trong đó có LB ,TP .Khổng Minh vì thế mà bỏ sinh tữ lệnh ,như thế không thể gọi là bất tín.Ngược lại, Vũ dc Táo Tháo yêu quý,ban tặng cả chiến mã ,vàngbạc nhưng không quên tình anh em.Một mình một ngựa dẫn hai phu nhân "quá ngũ quan trảm lục tướng " để trọn nghĩa vườn Đào .Đó chẵng gọi là tín sao ?

    Việc làm gì cũng có 2 mặt trái và phải ,nhân tại giang hồ thân bất do kỉ mà ,nhưng đứng trong tình cảnh của QV,thì đa số hành động của ông đều họp tình họp lý ,đúng thực lả chính nhân quân tử vậy.

  8. #18

    Việc QV thả tào Tháo cũng nằm trong tính toán của Khổng Minh vậy ,vừa làm cho Quan Vũ dứt ân tình với CaoCao

    Nếu kô vì vậy Minh đã kô cho Vũ đi rồi. Nhưng theo tôi Minh vẫn kô thích Vũ.

    Việc làm gì cũng có 2 mặt trái và phải ,nhân tại giang hồ thân bất do kỉ mà ,nhưng đứng trong tình cảnh của QV,thì đa số hành động của ông đều họp tình họp lý ,đúng thực lả chính nhân quân tử vậy.

    Huynh nói cũng phải nhưng tôi kô thích cái danh hiệu Chiến Thần của Vũ 1 tí nào cả?