Chia sẻ kinh nghiệm rèn luyện phong cách nhà giáo trong sinh hoạt nhóm tổ chuyên môn trường

PHONG CÁCH NHÀ GIÁO

Ngày đăng:20/01/2021 - 21:26

Thầy giáo, cô giáo trong giai đoạn mới là những người ra sức giảng dạy học sinh theo định hướng phát triển về năng lực, phẩm chất, đạo đức cho học sinh để đào tạo các em thành những người tốt, có ích cho xã hội. Như vậy người thầy chính là “Người ươm mầm tri thức”, “Người chèo lái con thuyền tri thức”, “ Mỗi nhà giáo là một nghệ sĩ trên bục giảng”. Cho nên người thầy cần có phong cách riêng của nhà giáo. Ở tổ Toán - Tin, mỗi thầy giáo, cô giáo luôn cố gắng xây dựng và rèn luyện phong cách nhà giáo mẫu mực để phấn đấu trở thành nhà giáo có phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách mẫu mực khi lên lớp.

Tập thể giáo viên trường THCS Thường Phước 2

Phong cách là biểu hiện của nhân cách ra bên ngoài. Do đó, ở tổ Toán - Tin xây dựng phong cách nhà giáo điều trước tiên phải có phong cách chuẩn mực khi lên lớp và cách thức giảng dạy và làm việc nghiêm túc, là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi gương, đòi hỏi người giáo viên cần:

- Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao theo sự phân công của BGH nhà trường và các quy định của cơ quan như làm việc đúng giờ, đúng kế hoạch, thực hiện giờ lên lớp đúng giờ giấc, tích cực trong công tác chuyên môn đạt hiệu quả tốt nhất.

- Thực hiện thói quen tốt về trang phục theo quy định của nhà trường, của ngành tạo tác phong gương mẫu trước học sinh, PHHS.

- Làm việc đúng giờ, theo kế hoạch, lên lớp đúng giờ.

- Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dực theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu - kém và quan tâm đến từng học sinh khi lên lớp.

- Đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp để phát triển công tác chuyên môn, tạo sự hòa thuận trong tổ, trong đơn vị.

- Có tinh thần tự học và có ý thức tự rèn luyện tạo nên phong cách nhà giáo mẫu mực và rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất nhà giáo của mỗi giáo viên. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.

Tổ Toán - Tin

Để xây dựng phong cách nhà giáo mẫu mực thì bản thân mỗi người giáo viên cần rèn luyện đạo đức, trong sáng, lối sống lành mạnh, là người mẫu mực trong từng lời nói và việc làm. Từ đó, giáo viên sẽ có tiếng nói trước học sinh nên việc thực hiện công tác chuyên môn hoặc chủ nhiệm mới có hiệu quả.

Bác Hồ đã từng nói: “Có tài không có đức là người vô dụng”, bản thân mỗi người giáo viên cần giáo dục học sinh là điều quan trọng đầu tiên. Phải thường xuyên rèn luyện đạo đức cho học sinh, mỗi người thầy cần quan tâm và yêu thương đến từng học sinh của mình.

Luôn quyết tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh. Dạy học trò biết bao dung, tha thứ cũng như người thầy sẵn sàng tha thứ cho học sinh khi phạm phải sai phạm nội quy nhà trường. Người thầy tận tụy dạy học sinh mà không biết mệt mà phải toàn tâm, toàn ý vì học trò thân yêu.

Trong mỗi tiết dạy, người thầy cần chủ động, sáng tạo trong việc thiết kế, tổ chức các hoạt động và tạo ra không khí sôi nổi, vui vẻ, hăng hái, thoải mái để phát huy tinh thần học hỏi của học sinh. Giáo viên dạy học trò nhiệt tình, tận tâm của mình, khi đó học sinh sẽ chăm chỉ học tập vì nể phục, yêu mến chứ không phải sợ giáo viên. Muốn làm được điều đó thì người thầy cần giỏi về chuyên môn mà còn phải gương mẫu trong mọi hành động, cử chỉ, lời nói trước học trò. Như vậy, đạo đức của người thầy ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện đạo đức học sinh. Người thầy có nhân cách tốt có thể cảm hóa, giáo dục nhiều học trò có lỗi sống lệch chuẩn, làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của các em, tù đó, các em xác định được động cơ và mục tiêu phấn đấu học tập, trở thành con ngoan, trò giỏi và là một công dân có ích cho xã hội.

Để xây dựng phong cách nhà giáo mẫu mực là điều không dễ, cũng không khó mà đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có trách nhiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh, phải có lối sống đẹp với bạn bè, đồng nghiệp và học trò, phải có tình chòm xóm láng giềng; Là người tiên phong, gương mẫu sống không ngaị khó, ngại khổ và sống hòa thuận với mọi nguời và được mọi người tín nhiệm, tin yêu; Luôn có ý thức không ngừng tu dưỡng và rèn luyện phong cách nhà giáo, học tập suốt đời để phục vụ công tác giáo dục học sinh để đào tạo ra những công dân có đạo đức tốt, có năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại này hôm nay./.

Tác giả: Kim Tuyền

  • Chia sẻ:
  • |
  • In bài viết

BỒI DƯỠNG VÀ RÈN LUYỆN PHONG CÁCH NHÀ GIÁO

Đọc bài Lưu

Từ xưa đến nay, nghề giáo luôn được xã hội tôn vinh và coi trọng. Bởi nghề giáo có vị trí hết sức quan trọng trong việc đào tạo ra những con người ...

Từ xưa đến nay, nghề giáo luôn được xã hội tôn vinh và coi trọng. Bởi nghề giáo có vị trí hết sức quan trọng trong việc đào tạo ra những con người mới đủ đức, đủ tài phục vụ xã hội. Đối với học sinh, nhất là học sinh Tiểu học, các em luôn xem thầy cô là thần tượng và thường xuyên bắt chước những lời nói, việc làm từ thầy cô. Vì thế, ngoài việc nắm vững chuyên môn thì chúng ta cần phải xây dựng và rèn luyện phong cách nhà giáo. Giáo viên phải có phong cách chuẩn mực thì mới góp phần trong việc định hướng và hình thành nhân cách cho học sinh.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì phong cách là những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của mỗi người hay một loại người nào đó. Phong cách của mỗi giáo viên đã ổn định. Chúng ta chỉ cần bồi dưỡng và rèn luyện mà thôi. Trong bối cảnh hiện nay, việc bồi dưỡng và rèn luyện phong cách nhà giáo đòi hỏi sự tự giác, sáng tạo. Nói đến phong cách là ta nghĩ đến nét riêng của từng người. Vì thế, ở đây, tôi chỉ xin đề cập đến những vấn đề thiết yếu.

  1. Hình thức:

Ai trong chúng ta cũng muốn đẹp trong mắt mọi người. Làm đẹp cho mình chính là tôn trọng người đối diện. Học sinh Tiểu học cũng biết nhận xét trang phục thầy cô đẹp hay chưa đẹp. Các em sẽ thích học thầy cô giáo đẹp, gọn gàng hơn nhiều. Đẹp ở đây không có nghĩa là phải điệu đà, chải chuốt, quá chú trọng đến vẻ ngoài mà chỉ cần hình thức chỉnh chu, đầu tóc luôn gọn gàng, sạch sẽ, ăn mặc phù hợp. Điều đó không chỉ làm đẹp cho mình, đẹp trong mắt các em mà còn làm đẹp cho một tập thể và cho xã hội. Đồng thời, nó sẽ tạo cho giáo viên sự tự tin khi lên lớp. Muốn vậy, trước khi lên lớp, giáo viên cần xem xét, chỉnh đốn lại trang phục một lần nữa để tránh có những “hạt sạn” trong mắt học sinh. Thực tế đã có không ít những hình ảnh không đẹp như tóc rối, quần áo nhàu, dính bẩn, đi nhầm dép dùng ở nhà, … Vì vậy chúng ta cần để ý đến những điều này hơn. Tuy nhỏ nhặt nhưng đối với các em là một điều rất quan trọng. Hình ảnh người thầy luôn khắc sâu vào tâm trí các em mỗi khi nhắc đến. Xét về trang phục, các trường có quy định giáo viên cần ăn mặc như thế nào cho phù hợp. Theo thiển ý của tôi, thầy giáo nên mặc âu phục, áo tay dài, mang giày hoặc dép quai hậu, bỏ áo trong quần, có thắt lưng; nữ nên mặc áo dài hoặc comple, đi giày hoặc dép quai hậu. Đó là trang phục đẹp và lịch sự nhất, phù hợp với môi trường sư phạm.

  1. Lề lối làm việc:

Trong thời đại mới, phong cách làm việc khoa học, chủ động, sáng tạo, tích cực là cái mà nhà giáo chúng ta cần trau dồi, rèn giũa. Làm việc phải có phương pháp và nguyên tắc. Không làm đại khái qua loa. Nói đi đôi với làm. Phải có trách nhiệm với công việc của mình, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, tâm huyết với nghề. Vì mục tiêu của chúng ta không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi hay bắt chước. Vì thế, mỗi việc chúng ta làm đều phải là tấm gương sáng cho các em. Nói như thế không phải khẳng định thầy cô giáo là những người hoàn hảo. Chúng ta vẫn có lúc sai sót nhưng cần phải hạn chế tối đa những khiếm khuyết. Nếu đã mắc phải những sai sót, hãy nhận khuyết điểm và sửa sai. Một phần để hoàn thiện bản thân mình, làm gương trước học sinh, phần khác cũng là để góp phần xây dựng tập thể vững mạnh hơn.

  1. Lời nói, cử chỉ, cách ứng xử:

Hằng ngày, giáo viên đa số tiếp xúc với đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh nên cần phải có lối ứng xử phù hợp. Có như thế mới tạo được mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường và gia đình. Đây là mối quan hệ thiết yếu nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện. Hiện nay, một bộ phận giáo viên có lối cư xử chưa chuẩn mực làm ảnh hưởng đến tác phong nhà giáo, dẫn đến phụ huynh và học sinh có những suy nghĩ lệch lạc, mất niểm tin về giáo viên. Mỗi giáo viên chúng ta hãy rèn luyện cho mình lối ứng xử văn hóa trong nhà trường và cả ngoài xã hội. Rèn luyện từ lời ăn tiếng nói đến cách cư xử với mọi người xung quanh. Không phải chỉ ở môi trường trường học mà ngay cả ở gia đình và xóm làng. Không phải chúng ta chỉ cần có lối cư xử phù hợp khi đứng trước đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh mà người giáo viên cần rèn luyện để lối cư xử đó là bền vững. Lời nói nhã nhặn, ôn tồn, thuyết phục; thái độ lịch sự; cử chỉ ân cần. Đặc biệt, giáo viên nên gần gũi với học sinh, đi sâu đi sát từng em nhằm thực hiện tốt công tác giảng dạy của mình, đưa chất lượng giáo dục ngày càng hiệu quả hơn.

Những điều tôi trình bày trên đây đòi hỏi người giáo viên cần bồi dưỡng, rèn luyện suốt đời. Chúng ta hãy luôn phấn đấu để trở thành đội ngũ nhà giáo vững chuyên môn, tâm huyết với nghề, đẹp nhân cách.

Trần Thị Xuân Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Module GVPT 02:Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay

I, Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 02 số 1

1. Nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay.

Tính đến tháng 8/2019, toàn quốc có 1.161.143 giáo viên mầm non, phổ thông [công lập 1.089.837, ngoài công lập 71.306]. Về cơ bản, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học đã đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo, trong đó: mầm non là 96,6%, tiểu học là 99,7%, trung học cơ sở là 99,0%, trung học phổ thông là 99,6%, đại học là 82,7%[1]; đây là tiền đề để Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất nâng chuẩn trình độ đào tạo cho giáo viên trong Luật Giáo dục. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực sư phạm của phần lớn nhà giáo được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã tham mưu tích cực và hiệu quả cho cấp đảng ủy và chính quyền các cấp trong việc xây dựng các chính sách cán bộ, giáo viên, học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã tăng mạnh về số lượng, chất lượng và ngày càng đồng bộ về cơ cấu trong 5 năm qua, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của đất nước.

2, Những yêu cầu về phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay; kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.

Theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT

Điều 5. Lối sống, tác phong.

1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

6. Xây dựng gia đình văn hóa, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hóa nơi công cộng.

3. Xây dựng và rèn luyện tác phong, hình thành phong cách nhà giáo.

Một là, người thầy giáo phải luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.

Trong bối cảnh nhân loại đã có những bước tiến vượt bậc về khoa học - công nghệ, Việt Nam đang ở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Trong thời đại như vậy, nếu chúng ta dừng lại, thậm chí tiến chậm là bị tụt hậu, là bị thụt lùi so với dòng chảy của tri thức nhân loại. Cho nên, người thầy giáo phải luôn có ý thức đầu tư, cập nhật, mở rộng tri thức của mình, có ý thức quyết tâm đi vào khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học giáo dục.

Hai là, người thầy giáo phải nắm vững và sử dụng hợp lý các phương pháp giảng dạy.

Người thầy giáo tồi là người mang chân lý đến sẵn, còn người thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý. Để bài giảng đạt hiệu quả cao, người thầy giáo phải nắm vững và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với các chương trình, đối tượng. Từ đó, phát huy tính tính cực, chủ động, sáng tạo của người học, giúp người học kết hợp hài hòa giữa học tập trên lớp với tự học, mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện phương pháp tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Ba là, người thầy giáo phải không ngừng tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao lập trường tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có tác phong mẫu mực.

Trong điều kiện nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, người thầy giáo thường xuyên được tiếp cận với các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, nắm bắt được những thông tin mới, đa dạng, nhiều chiều và hết sức phức tạp..

Người thầy giáo cần phải tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị và đạo đức của mình theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm mục tiêu phấn đấu suốt đời. Đó chính là đạo đức cách mạng mà mỗi người trí thức nói chung, người thầy giáo nói riêng phải rèn luyện thường xuyên, lâu dài. Chỉ khi nào thực hiện được điều này, người thầy giáo mới vững vàng vượt qua mọi khó khăn, cám dỗ để làm tròn bổn phận.

Phải làm sao để mỗi người thầy giáo không những là nhà sư phạm mà còn là nhà mô phạm. Người thầy giáo phải say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong lao động sư phạm, thành công không kiêu căng, thất bại không nản chí, thương yêu, gần gũi người học, đoàn kết với đồng nghiệp, gắn bó với nhân dân, thực sự là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Ngoài ra, người thầy giáo cũng cần phải cương quyết đấu tranh loại trừ những biểu hiện tiêu cực như chạy theo thành tích, xúc phạm đến nhân cách và thân thể người học, hoặc kiếm tiền bằng mọi cách, tự đánh mất mình, làm ảnh hưởng đến uy tín của người thầy giáo.

II. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 02 số 2

Nhà giáo được xã hội tôn vinh bởi sứ mệnh trồng người và được coi là “Người kỹ sư tâm hồn”, do nhà giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, hình thành và phát triển nhân cách người học. Hiện nay, xã hội tôn vinh cao nghề dạy học bao nhiêu thì đòi hỏi càng cao về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm của nhà giáo.

1. Đạo đức nhà giáo có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động sư phạm và chất lượng giáo dục.

Với truyền thống hiếu học và tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, người thầy và nghề dạy học có vai trò lớn trong phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà. Do đó, nhà trường phải luôn quan tâm phẩm chất đạo đức và trách nhiệm của nhà giáo, vì đó là nhân tố cơ bản.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt”.

Hoạt động dạy học được tiến hành bằng nhiều phương thức, trong đó dùng nhân cách tác động nhân cách là cách làm của người thầy dùng để cảm hóa học trò. Do vậy, nhà giáo phải luôn nêu gương về đạo đức để những giá trị tốt đẹp của người thầy được hình thành nên nhân cách ở trò.

2. Mỗi nhà giáo phải luôn rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội.

Mỗi nhà giáo phải luôn có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí của nghề sư phạm, trọng trách cao cả của mình trong xã hội. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống để mỗi nhà giáo thực sự là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho học sinh noi theo.

Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Trong nhà trường cần thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và được duy trì thành nề nếp, dựa trên các quy tắc chung nhằm định hướng, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi nhà giáo sao cho phù hợp với yêu cầu của nghề. Như vậy, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp là nền tảng, động lực để nhà giáo phấn đấu hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình.

Trong thực tế có rất nhiều tấm gương các nhà giáo hết lòng yêu nghề. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và được rất nhiều thế hệ học trò và nhân dân kính trọng. Tuy nhiên, hiện nay có những giáo viên còn thiếu chuẩn mực, thiếu gương mẫu trong lời nói, việc làm, nản chí trước những học sinh thiếu ý thức học tập, học sinh chưa ngoan do không thường xuyên được bồi dưỡng nhận thức hoặc nâng cao trình độ dạy học. Để nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp được tôn vinh cần phải có những biện pháp, bên cạnh đó, nhà giáo phải luôn tự hoàn thiện mình, trung thực, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, bảo vệ sự trong sáng, giá trị cao quý của người thầy.

Mặt khác, đội ngũ nhà giáo phải không ngừng học tập và tự học để nâng cao trình độ nhận biết về mọi mặt, luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong nghiên cứu, kinh nghiệm giảng dạy, học các kỹ thuật dạy học, kỹ năng giao tiếp. Những thói quen cũ không còn phù hợp cần được thay đổi, không được bằng lòng hay thoả mãn với cái mà mình hiện có. Trong bất cứ thời kỳ nào, người thầy phải luôn có tâm hồn thanh cao, tấm lòng độ lượng hun đúc những thế hệ tương lai của dân tộc. Nơi nào có thầy giỏi thì nơi đó sẽ có trò giỏi.

Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia mà trọng trách được đặt trên vai nhà giáo. Để nâng cao phẩm chất đạo đức của mình, mỗi một thầy, cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh, mỗi người phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình, sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có tinh thần trách nhiệm, biết giữ gìn danh dự nghề nghiệp.

Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, người thầy giáo thường xuyên được tiếp cận với các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, cần nắm bắt được những thông tin mới, đa dạng nên phải luôn vận động, tích lũy nguồn tri thức để tích hợp trong dạy học. Nhà giáo tiên phong trong tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cũng là thể hiện những đặc trưng của đội ngũ trí thức trong thời đại ngày nay.

3. Thực hiện đúng các quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo do Bộ GDĐT quy định.

Nhà giáo hiện nay phải gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực trong mọi công việc của nhà trường, đoàn thể giao phó, làm việc có chất lượng, có hiệu quả, đạt năng suất. Bản thân mỗi người thầy giáo phải xây dựng cho mình một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, thanh lịch. Lối sống mẫu mực mà mỗi người thầy thể hiện không chỉ bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà còn góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, hình thành tác phong công nghiệp của người lao động mới; đưa lối sống nhân văn thấm sâu vào từng học sinh, vào mỗi gia đình, góp phần tạo sự nhận thức và hành động trong mọi tầng lớp nhân dân để xây dựng và phát triển đất nước.

Gần đây, quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gư­ơng cho người học noi theo.

Qua đó mỗi nhà giáo cần có những nhận thức cao hơn về trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ như:

- Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo phải được xem là việc làm trọng tâm, thường xuyên có tính lâu dài không chỉ trong nhận thức, mà quan trọng hơn là mỗi nhà giáo phải tự xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao đạo đức của mình qua từng năm học.

- Thường xuyên cụ thể hóa việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Coi trọng việc đổi mới, khát vọng vươn lên, hoàn thiện văn hóa sư phạm, biết tự học để có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, luôn ý thức chấp hành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Giữ gìn tình đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm, biết lắng nghe, sẵn sàng học hỏi và cầu tiến. Nêu cao tính nguyên tắc, tính kỷ luật, tính sư phạm các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Sống và làm việc theo pháp luật của Nhà nước và quy định về đạo đức nhà giáo của Bộ GDĐT, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức và tự học”.

- Luôn thể hiện sự chuẩn mực, tính sư phạm trong tác phong, lối sống, xử lý khéo tình huống trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, với PHHS, với công việc, nhất là đối với học sinh.

- Về nhiệm vụ giảng dạy mỗi nhà giáo phải luôn nhận thức trách nhiệm của mình là “Dạy tốt và học tốt” là hai nhiệm vụ không thể thiếu trong nhà trường. Thầy muốn dạy tốt, ngoài việc trau dồi kiến thức, phải luôn tìm tòi trải nghiệm những phương pháp thích hợp tuỳ theo nội dung bài học và đối tượng học sinh. Trò muốn học tốt, ngoài việc chuyên cần học tập, phải được thầy hướng dẫn phương pháp học tập và định hướng các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hình thành nên những phẩm chất năng lực của người lao động mới trong xã hội hiện đại.

Nhiệm vụ đặt ra trong mỗi tiết để dạy tốt là mình phải làm gì? Để có nhiều tiết dạy tốt mình phải làm thế nào? Người giáo viên thực sự trở thành giáo viên giỏi khi có nhiều tiết dạy tốt.

Luôn tự rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện bản thân, học hỏi các tiết dạy của đồng nghiệp nhất là về ý tưởng và phương thức mới, đúc kết việc giảng dạy của mình qua các chuyên đề hoặc kinh nghiệm giảng dạy, tham gia sinh hoạt chuyên môn để nâng cao tay nghề và không ngừng tìm hiểu lý luận dạy học bổ sung vốn kiến thức sư phạm trong hoạt động giảng dạy.

Những năm gần đây,việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông đang đặt ra cho người giáo viên nhiệm vụ mới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Trước tình hình đó, nhà giáo phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tự trang bị cho mình thêm lý luận dạy học, đúc kết, hệ thống những đề tài kinh nghiệm phục vụ cho giảng dạy.

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến tới hội nhập quốc tế, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo phải đi trước một bước nhằm chuẩn bị nhân tài, lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Trước những đòi hỏi đó, nhà giáo cần thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Bác Hồ kính yêu về nghề dạy học, từ đó vận dụng sáng tạo và tổ chức tốt việc giảng dạy, giáo dục học sinh.

Song song đó, ngành giáo dục cần đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên và đề ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như: thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới phương pháp giảng dạy; mở nhiều lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên ở các cấp học; các trường học thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ để đánh giá rút kinh nghiệm, nhắc nhở tinh thần trách nhiệm của giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhà giáo cũng cần được trang bị lý luận dạy học mới, tâm lý giáo dục hiện đại có như vậy sẽ góp phần kích thích tính năng động, sáng tạo mới trong đội ngũ tác động giúp học sinh trong chiếm lĩnh tri thức.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo được xác định rõ là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhưng việc thực hiện thuộc về nhà giáo. Để xã hội phát triển đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng nền đạo đức mới, trong đó có đạo đức nghề nghiệp, để đào tạo lớp người mới khỏe mạnh về thể chất, phong phú về trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta sánh vai các cường quốc năm châu. Nhà giáo mang trên vai nhiệm vụ nặng nề là đào tạo nhân tài cho đất nước, có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo đáp ứng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Mỗi nhà giáo cần thấm nhuần đầy đủ, sâu sắc, toàn diện những lời dạy quý báu, những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, về đạo đức, về trách nhiệm của nhà giáo đối với tổ quốc, với nhân dân.

ĐỔI MỚI NỘI DUNG, HÌNH THỨC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm: Tải về

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy của nhà trường. Các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận và đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác trong chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.

Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn cũng góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Mặt khác, sinh hoạt chuyên môn còn tạo điều kiện cho giáo viên giữa các tổ giao lưu học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm về những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, đồng thời qua đó tạo được sự thống nhất trong thực hiện quy chế chuyên môn.

Ai trong chúng ta cũng biết: muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi. Như vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng sẽ góp phần không nhỏ giúp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình.

Theo điều lệ trường tiểu học, tổ chuyên môn sinh hoạt định kì 2 lần/tháng. Vậy làm thế nào để buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng, thu hút được giáo viên tham gia hưởng ứng tích cực, thảo luận sôi nổi vào những vấn đề trọng tâm giống như món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi giáo viên. Để làm được điều đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn” để nghiên cứu:

PHẦN B: NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG

Thực tế trong nhà trường cho thấy có tổ chuyên môn hoạt động rất mạnh nhưng vẫn còn tổ chuyên môn hoạt động một cách thụ động, ỷ lại với những tồn tại tồn tại như: ít bàn về chuyên môn, sử dụng phương pháp nào phù hợp với bài dạy của phân môn sắp dạy,... mà chỉ tập trung vào việc sinh hoạt cho đủ số lần trên tháng theo quy định.

- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.

- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.

1/ Ưu điểm:

Lãnh đạo ngành cũng như lãnh đạo nhà trường quan tâm đến chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn.

Các tổ chuyên môn hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình.

Tổ thực hiện sinh hoạt chuyên môn đảm bảo số lượng và chất lượng, có tinh thần học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo được sự đồng thuận khi thực thi nhiệm vụ và quyết tâm chấn chỉnh kỷ cương trong dạy học có ý thức đổi mới trong sinh hoạt và phương pháp dạy học để nâng cao chất lương giáo dục.

Sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ 2 lần/tháng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo cho giáo viên được trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau đi đến thống nhất nội dung.

2. Hạn chế:

Các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn phần nhiều tập trung vào việc triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, phổ biến các kế hoạch, kiểm điểm thi đua,… Nội dung sinh hoạt chuyên đề chiếm tỉ lệ thấp trong nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Việc xác định các nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa thật sát với những vấn đề giáo viên còn vướng mắc, gặp khó khăn, trong thực tế giảng dạy hiện nay như: vấn đề sử dụng hợp lí sách giáo khoa trong dạy học, vấn đề về cải tiến, đổi mới các phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho có hiệu quả, vấn đề dạy học tích hợp, lồng ghép, sáng tạo đồ dùng dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đặc biệt là việc áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực vào các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Hiện tượng đồng ý không đưa ra ý kiến, không phát biểu góp ý tham gia cho tiết dạy. Còn nhiều giáo viên không chịu học hỏi, không đưa ra những ý kiến trao đổi của mình mà còn dựa vào các ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm rồi tán thành, đồng ý.

Kết quả khảo sát học kỳ 1 cụ thể như sau:

Khối

Số lớp

ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT

Số HS

9 - 10

7 - 8

5 - 6

Dưới 5

TB trở lên

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

140

65

46.43

45

32.14

19

13.57

11

7.86

129

92.14

2

117

41

35.04

46

39.32

24

20.51

6

5.13

111

94.87

3

129

34

26.36

53

41.09

39

30.23

3

2.33

126

98

4

126

38

30.16

52

41.27

36

28.57

126

100

5

135

45

33.33

60

44.44

30

22.22

135

100

Cộng

647

223

34.47

256

39.57

148

22.87

20

3.09

627

96.91

Khối

Số lớp

ĐIỂM MÔN TOÁN

Số HS

9 - 10

7 - 8

5 - 6

Dưới 5

TB trở lên

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

140

110

78.57

18

12.86

9

6.43

3

2.14

137

97.86

2

117

51

43.59

39

33.33

21

17.95

6

5.13

111

95

3

129

40

31.01

29

22.48

54

41.86

6

4.65

123

95

4

126

54

42.86

34

26.98

38

30.16

126

100

5

135

39

28.89

56

41.48

39

28.89

1

0.74

134

99

Cộng

647

294

45.44

176

27.20

161

24.88

16

2.47

631

97.53

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1/ Năng lực tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng tổ chuyên môn phải là người gương mẫu, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, nêu cao tinh thần trách nhiệm, có khả năng nắm bắt nhanh tình hình trong tổ, luôn bao quát mọi việc, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng tổ viên, linh hoạt sáng tạo, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ, tổ chức duy trì đoàn kết nội bộ.

Biết căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ. Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng, nêu rõ phương phướng nhiệm vụ chỉ tiêu cần đạt các mặt, đề ra biện pháp cụ thể thực hiện… Kế hoạch hàng tuần phải nêu rõ công việc làm trong ngày, người thực hiện và thời gian thực hiện; thời gian hoàn thành, địa điểm, biện pháp, kết quả ….

Thống nhất nền nếp sinh hoạt tổ và quy định chung của tổ, thiết lập hồ sơ theo quy định.

Tổ chức được các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng theo định kỳ. Những nội dung sinh hoạt cần phải xây dựng trước và thông báo cho các thành viên để chuẩn bị chu đáo.

2/ Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.

Thực hiện đảm bảo nội dung trong sinh hoạt tổ chuyên môn

- Đánh giá, nhận xét những mặt làm được, chưa làm được 2 tuần qua

+ Công tác thực hiện chính trị, đạo đức lối sống, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước:

+ Công tác nền nếp các lớp trong tổ

+ Công tác thực hiện quy chế chuyên môn

+ Công tác chủ nhiệm

+ Thực hiện các hội thi do nhà trường và ngành phát động

+ Ý kiến thảo luận các thành viên trong tổ về những mặt làm được và hạn chế

+ Giải pháp khắc phục những hạn chế được tập thể chỉ ra

- Phổ biến kế hoạch 2 tuần tiếp theo.

+ Triển khai kịp thời một số công văn chỉ đạo.

+ Thực hiện công tác chính trị, đạo đức lối sống, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

+ Thực hiện nền nếp lớp.

+ Thực hiện quy chế chuyên môn.

+ Công tác chủ nhiệm.

+ Thực hiện các hội thi do nhà trường và ngành phát động.

+ Giải đáp ý kiến thắc mắc [nếu có].

+ Kết luận của tổ chuyên môn.

+ Phát biểu chỉ đạo của Ban giám hiệu [nếu có].

Tổ trưởng chuyên môn phải chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt chuyên môn trong tháng. Những vấn đề khó, chưa nắm rõ cụ thể, cần giải quyết trong buổi sinh hoạt.

Kế hoạch công tác tháng cần trình Ban giám hiệu duyệt trước khi triển khai, niêm yết tại văn phòng nhà trường.

Nội dung họp trong tháng cần thực hiện, tập trung đi sâu vào chuyên môn và những vấn đề đổi mới, phương pháp dạy học theo hình thức đổi mới, tránh hình thức vụn vặt; hình thức phải thiết thực, cụ thể, nội dung phải linh hoạt thay đổi phong phú, phải tạo hứng thú cho giáo viên, nhưng tránh làm qua loa, thiếu trách nhiệm, hết giờ nhưng chưa hết việc, hoặc bao biện làm thay.

Trước khi sinh hoạt tổ chuyên môn phải đăng ký và báo trước ngày cho Hiệu trưởng, Hiệu trưởng phân công người đến dự và có chỉ đạo rút kinh nghiệm trong buổi sinh hoạt tổ.

Thành viên trong tổ nghiêm túc chấp hành theo sự phân công chuyên môn nhà trường. Mỗi giáo viên nâng cao tinh thần tự giác, thẳng thắn góp ý, phê bình với mục đích góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Khi dự giờ đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên đề cần tránh tư tưởng vụn vặt, cầu toàn trong đóng góp. Nên tập trung đi sâu vào các phương pháp, kiến thức chuyên môn, trên tinh thần tôn trọng, giúp nhau đổi mới, mang lại hiệu quả tiết dạy; tránh định kiến, cá nhân, phê bình góp ý những vấn đề thiếu sót vụn vặt, mà không thấy những cố gắng và cái tốt của người dạy. Trong tiết dạy và các phương pháp mà giáo viên đã vận dụng truyền đạt, tìm ra những kinh nghiệm hay để điển hình học tập và nhân rộng.

3/ Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn.

  • Thảo luận các nội dung chuyên môn có liên quan giữa 2 lần sinh hoạt chuyên môn định kì [nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực do giáo viên, cán bộ quản lý đề xuất, thống nhất và thực hiện].
  • Thảo luận các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học, hướng dẫn hoạt động giáo dục, thống nhất nội dung cần điều chỉnh; làm cho bài học trong sách giáo khoa, tài liệu học tập cập nhật, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với vùng miền; nâng cao năng lực sư phạm, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Thảo luận về việc hướng dẫn học sinh sắp xếp các dụng cụ học tập [có sẵn/tự làm] để bổ sung hoặc thay thế các dụng cụ học tập; trang trí, sắp xếp góc học tập đẹp mắt nhằm thu hút sự chú ý của các em.
  • Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh; trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình thực hiện và kết quả học tập của học sinh.

Các hoạt động khác trong nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn theo quy định của điều lệ, quy chế của nhà trường.

a] Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đề cần tập trung vào những đề tài như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các kỹ năng bộ môn, dạy các bài khó, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu, ... Tránh những chuyên đề nặng về lý luận mà việc triển khai trong thực tế còn khó khăn.

  • - Thảo luận việc xây dựng các chuyên đề dạy học [căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường].
  • - Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích thảo luận và đánh giá bài dạy minh họa của giáo viên theo hướng phân tích hoạt động học tập của học sinh; cùng suy ngẫm và vận dụng để hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; thảo luận hồ sơ kiểm tra đánh giá học sinh; xây dựng các ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra; mô tả các câu hỏi và bài tập theo 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp cao theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

b] Sinh hoạt chuyên môn dựa trên hoạt động học tập của học sinh

Trong buổi sinh hoạt chuyên môn chủ yếu phân tích hoạt động học tập của học sinh, tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc phát triển năng lực của học sinh như: Học sinh học như thế nào ? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập ? Nội dung và phương pháp dạy có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không ? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không ? Có phát triển năng lực chưa ? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào ?... Mỗi thành viên đều đưa ra ý kiến của riêng mình, có rất nhiều ý kiến hay và xác thực cho từng hoạt động của bài học.

Mỗi giáo viên tự rút ra bài học để áp dụng, những điều mình học được qua bài dạy minh họa. Ví dụ: Tại sao học sinh A có biểu hiện khó khăn trong giờ học ? Nguyên nhân của những khó khăn ? Bài học có gì mới, sáng tạo so với sách giáo khoa ? Nội dung hoạt động học tập có phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh không ? Các phương pháp, kỹ thuật dạy học có làm học sinh hứng thú mang lại hiệu quả không ? Tại sao ? Học sinh được quan tâm, hỗ trợ như thế nào ?...

Lưu ý: Trong quá trình thảo luận, không áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan cá nhân, không quá chú trọng đến các quy trình truyền thống của một giờ dạy. Đặc biệt không đánh giá giáo viên, không xếp loại giờ học và không nhất thiết kết luận phải thay đổi theo cách nào. Tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ tự suy nghĩ và lựa chọn giải pháp phù hợp với học sinh và điều kiện học tập của lớp mình.

c] Sinh hoạt chuyên môn về vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học

Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị vào đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng đồ dùng thiết bị của mình sẽ giúp rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.

Trong các buổi sinh hoạt, tổ trưởng chuyên môn cùng với các thành viên trong tổ xây dựng ý kiến cần sử dụng thiết bị dạy học như thế nào để đạt hiệu quả.

Khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy.

Để có một tiết dạy thành công, người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc, cần dạy những gì, sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào, ước lượng thời gian tổ chức dạy học.

d] Tổ chức tốt các tiết dự giờ, thao giảng

Kỹ năng sư phạm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến việc chất lượng giờ dạy. Ở các buổi sinh hoạt tổ có thể trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữa những tồn tại, những nhược điểm như phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, trình bày bảng của giáo viên, ... Hoạt động này nhằm hoàn thiện kỹ năng sư phạm của nhiều giáo viên. Tổ chuyên môn cần tăng cường quản lý, định hướng tổ chức dự giờ, thao giảng coi đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy. Cần tránh dự giờ để đối phó nhằm đạt chỉ tiêu số lượng theo quy định. Nên tăng cường các tiết dạy mẫu và quan tâm dự giờ các tiết ôn tập, trả bài viết cho học sinh.

Khi đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thẳng thắn, chân tình với tinh thần giúp nhau cùng tiến bộ, phải đánh giá thực chất, nêu ra được những điểm mạnh, những hạn chế của người dạy. Cần phê phán lối dạy chay trong khi có và cần sử dụng đồ dùng dạy học.

Đối với những tiết học mà giáo viên gặp nhiều khó khăn thì cần trao đổi kỹ, có thể tổ chức cho một giáo viên có kinh nghiệm trong tổ dạy mẫu tiết đó để cùng nhau rút kinh nghiệm, học hỏi.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên vào thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn thì vai trò của tổ trưởng đã được phát huy. Tổ trưởng chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên trong tổ. Trong vấn đề chuyên môn, kịp thời nắm bắt, và dự đoán được những khó khăn của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên rõ ràng, dễ thực hiện; chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của tổ khoa học, linh hoạt và sáng tạo.

Giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn đầy đủ và hào hứng, thực hiện tốt nhiệm vụ được tổ trưởng phân công. Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn thể hiện được tính dân chủ, cởi mở. Các thành viên chủ động, tích cực phát biểu ý kiến đóng góp cho nội dung sinh hoạt. Mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó hơn và đoàn kết hơn

-> Qua quá trình thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới đã giúp cho giáo viên tăng thêm tình đoàn kết, thân thiện, tăng cường khả năng quan sát, biết cách phân tích tiết học một cách sát thực, chính xác. Đồng thời giúp giáo viên tích lũy thêm nhiều bài học trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Đặc biệt, học sinh được chú ý nhiều hơn về phát triển năng lực và phẩm chất.

Kết quả cuối năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Khối

Số lớp

ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT

Số HS

9 - 10

7 - 8

5 - 6

Dưới 5

TB trở lên

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

4

139

88

63.31

38

27.34

8

5.76

5

3.60

134

96.40

2

4

116

57

49.14

42

36.21

17

14.66

116

100

3

4

127

49

38.58

55

43.31

23

18.11

127

100

4

4

127

68

53.54

34

26.77

25

19.69

127

100

5

5

130

51

39.23

63

48.46

16

12.31

130

100

Cộng

21

639

313

48.98

232

36.31

89

13.93

5

0.78

634

99.22

Khối

Số lớp

ĐIỂM MÔN TOÁN

Số HS

9 - 10

7 - 8

5 - 6

Dưới 5

TB trở lên

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

4

139

119

85.61

12

8.63

5

3.60

3

2.16

136

97.84

2

4

116

72

62.07

31

26.72

13

11.21

116

100

3

4

127

60

47.24

27

21.26

40

31.50

127

100

4

4

127

61

48.03

35

27.56

31

24.41

127

100

5

5

130

70

53.85

28

21.54

32

24.62

130

100

Cộng

21

639

382

59.78

133

20.81

121

18.94

3

0.47

636

99.53

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua thực tiễn áp dụng và thực hiện, tôi rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chuyên môn như sau:

- Cần chỉ đạo các tổ chuyên môn làm việc phải có kế hoạch, khoa học, kịp thời, sát với thực tế, từ đó mới tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động một cách khả thi.

- Nhà trường cần bố trí thời gian một cách hợp lý, tương đối cố định để các tổ chuyên môn hoạt động. Cần có chỉ đạo, định hướng để họp tổ chuyên môn, tránh sa đà vào giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ mà chủ yếu là các nội dung nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy- học, cần tập trung xây dựng và có nhiều biện pháp phù hợp để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất. Từ đó mới có các giải pháp đúng, khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, từ đó điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp.

- Chỉ đạo và nâng cao chất lượng họp tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học là công tác quan trọng thường xuyên của người làm công tác chỉ đạo trực tiếp các tổ chuyên môn.

PHẦN C: KẾT LUẬN

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé của tôi. Để đề tài này được áp dụng, sử dụng có hiệu quả thì cần có những điều kiện phù hợp. Quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của các tổ trưởng chuyên môn sẽ tập hợp được sức mạnh của sự đồng lòng trong tập thể giáo viên tổ mình. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ, chỉ đạo, kiểm tra của Ban giám hiệu thì khả năng vận dụng của đề tài sẽ thực hiện một các rất hiệu quả. Rất mong sự nhận xét của lãnh đạo, đóng góp của đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần hoàn thành tốt công tác chuyên môn được các cấp tin tưởng giao phó. Góp phần cùng giáo viên trong trường hoàn thành nhiệm vụ năm học.

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG

Phong Thạnh Đông, ngày 12 tháng 05 năm 2019

NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Văn Cuộc

Video liên quan

Chủ Đề