Chạy 100m hết bao nhiêu thời gian?

Sau khi thiết lập kỷ lục thế giới 9,58 giây cho đường chạy 100m và 19,19 giây cho đường đua 200m trong các chiến thắng tại Giải vô địch điền kinh thế giới tổ chức tại Berlin 2009, Bolt được cho là vẫn còn có thể cải thiện thành tích. HLV Glen Mills luôn khẳng định Bolt sẽ đạt phong độ tốt nhất trong giai đoạn sắp bước qua tuổi 26. Sinh nhật của Bolt “Tia chớp” sẽ rơi vào chưa đầy hai tuần kể từ thời điểm bế mạc Olympic ngày 21-8.

Nói về điền kinh, Bolt cho rằng 9,4 giây là ranh giới không thể vượt qua của bản thân anh lẫn tất cả VĐV khác. Ngoài ra, Bolt khẳng định không ai có thể đạt mốc 9,2 giây. “Không thể nào chạy 9,2 giây trong đường đua 100m. Cơ thể không cho phép bạn di chuyển với tốc độ như thế bất chấp luyện tập thế nào, phong độ tốt đến đâu cũng như kỹ thuật điêu luyện cỡ nào”.

Hiện đang trong quá trình lấy lại thể lực tốt nhất cho ngày khởi tranh Olympic 2012, nhưng Bolt vẫn tỏ ra rất tự tin. Phát biểu với tờ The Sun, VĐV người Jamaica nói: “Bạn không thể chắc chắn khi nào và ở đâu để chạy với thời gian 9,4 giây. Tuy nhiên các giải đấu lớn là nơi tôi thật sự nghiêm túc và tỏa sáng”.

Đây được xem như lời trấn an của Bolt dành cho người hâm mộ sau khi anh thất bại trước Yohan Blake tại đường đua 100 và 200m tại đường đua thử nghiệm Jamaica. Tại giải vô địch thế giới ở Hàn Quốc, Blake cũng đoạt huy chương còn Bolt bị loại vì lỗi xuất phát.

Dù vậy, khá khiên cưỡng khi gọi Kerley theo cái cách mà cả làng thể thao từng mô tả về Usain Bolt. "Người chạy nhanh nhất thế giới" ở năm 2022 lại chậm hơn "người chạy nhanh nhất thế giới" trong lịch sử đến tận gần 0,3 giây.

Ngưỡng giới hạn Usain Bolt

Năm 2009 trên đất Đức, Usain Bolt tạo nên một cột mốc trong lịch sử phát triển của nhân loại khi về đích đường chạy 100m Giải vô địch thế giới với thời gian 9,58 giây. Từ đó trở đi, "9,58 giây" trở thành một con số biểu tượng cho sự đột phá của con người, là ngưỡng giới hạn của tốc độ…

Sau 13 năm, làng điền kinh tốc độ vẫn chưa xuất hiện một cái tên nào có thể theo kịp bước chạy của Usain Bolt. Năm 2017, ở giải thế giới cuối cùng mà "tia chớp" còn tham dự, Justin Gatlin vượt mặt anh để về nhất với thời gian 9,92 giây.

2 năm sau, Christian Coleman cải thiện thành tích đáng kể khi giành chiến thắng với thời gian 9,76 giây. Nhưng rồi sau 3 năm, mốc thời gian để trở thành người chạy nhanh nhất hành tinh lại tăng lên thành 9,88 giây. Sau đó, Marcel Jacobs giành HCV Olympic Tokyo với thời gian 9,80 giây.

Vì sao kỷ lục của Usain Bolt vẫn đứng vững?

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, tại sao một kỷ lục của Usain Bolt lại tồn tại lâu đến vậy? Đó là một câu hỏi đã được đặt ra trong suốt 10 năm qua và chưa có lời giải cụ thể.

Thậm chí giới khoa học còn từng đặt ra giả thiết rằng chứng... vẹo cột sống từ nhỏ đã biến Bolt thành một quái kiệt. Xương sống của Bolt hơi cong về bên phải, khiến đôi chân của anh có độ dài không đều nhau, vì thế việc lý giải cho tốc độ của Bolt trở nên khó khăn hơn với giới khoa học thể thao.

Từ năm 2010, nhiều trường đại học lớn ở phương Tây đã nghiên cứu về khả năng con người vượt qua kỷ lục của Bolt. Giáo sư Alun Williams của Đại học Manchester Metropolitan xác định được 23 đặc điểm về gen có thể cải thiện được hiệu suất thể thao. Theo đó, xác suất để một người có bộ gen hoàn hảo là 1 trên 1.212 nghìn tỉ.

Tất nhiên, đó là xác suất để tìm ra một VĐV "hoàn hảo trong mọi môn thể thao". Để tìm ra người nhanh hơn Usain Bolt không khó khăn đến thế, về phương diện di truyền. Một số nghiên cứu khác cho rằng sức mạnh cơ bắp của loài người đủ để thúc đẩy chúng ta chạy với tốc độ 65km/h, tương đương chạy 100m chỉ trong 5,54 giây.

Ngoài Bolt, vẫn còn những kỷ lục chưa bị phá

Thật ra, kỷ lục chạy 100m và 200m [19,19 giây, cũng được lập ở giải thế giới năm 2009] của Bolt chưa phải tồn tại quá lâu trong làng điền kinh. Ở đường chạy của nữ, kỷ lục do Florence Joyner thiết lập đã tồn tại từ năm 1988 [10,49 giây với 100m và 21,34 giây với 200m].

Kỷ lục điền kinh ngoài trời tồn tại lâu nhất hiện nay là ở đường chạy 800m nữ, do VĐV người CH Czech Kratochvilova lập từ năm 1983 và đến nay vẫn chưa ai vượt qua được.

Trái lại, các kỷ lục ở cự ly marathon cứ khoảng vài ba năm lại bị phá một lần [với nội dung nam, đã có 8 kỷ lục được thiết lập trong 20 năm qua].

Kỳ vọng vào Usain Bolt mới

Gần đây, làng điền kinh tìm ra một Usain Bolt mới, đó là Erriyon Knighton, cậu nhóc người Mỹ đã phá được kỷ lục lứa tuổi U18 trên đường chạy 200m của Usain Bolt khi mới 17 tuổi. Sau đó không lâu, Knighton vượt qua thành tích của chính mình với thời gian 19,49 giây.

Con số này chỉ kém hơn một chút so với kỷ lục 19,19 giây của Bolt. Năm nay mới 18 tuổi, nếu phát triển theo hướng hoàn hảo nhất, Knighton đủ khả năng để vượt mặt đàn anh.

Ai sẽ kế tục Usain Bolt?

TTO - Sau một năm trì hoãn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Giải vô địch điền kinh thế giới lần thứ 18 sẽ diễn ra vào cuối tuần này [ngày 15 đến 24-7] tại Mỹ.

Thời gian chạy 100m là bao nhiêu?

Kỷ lục thế giới hiện tại là 9,58 giây của Usain Bolt lập năm 2009, trong khi kỷ lục của nữ là 10,49 giây do Florence Griffith-Joyner của Hoa Kỳ lập từ năm 1988. Chạy 100 m [tương đương với 109,361 yard] ra đời trên cơ sở của cuộc chạy 100 yard [91,44 m], một cự ly từng được tổ chức tại các nước nói tiếng Anh.

Kỷ lục chạy 100m bao nhiêu giấy?

Ngưỡng giới hạn Usain Bolt Năm 2009 trên đất Đức, Usain Bolt tạo nên một cột mốc trong lịch sử phát triển của nhân loại khi về đích đường chạy 100m Giải vô địch thế giới với thời gian 9,58 giây. Từ đó trở đi, "9,58 giây" trở thành một con số biểu tượng cho sự đột phá của con người, là ngưỡng giới hạn của tốc độ…

Trước khi chạy 100m nên làm gì?

5 phút cardio cho vận động viên khởi động trước khi tập luyện bằng cách chạy quanh đường đua..
Tập luyện các động tác kéo giãn và vận động: Các chuyển động năng động và căng cơ chủ động cần được chú trọng..

Ai chạy 100m nhanh nhất Việt Nam?

Chân chạy Ngần Ngọc Nghĩa [đoàn Công an] phá 2 kỷ lục trên đường chạy 100m nam tại Đại hội Thể thao toàn quốc 2022.

Chủ Đề