Câu chuyện Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký

CUỐN SÁCH TRUYỀN LỬA “TÔI ĐI HỌC” của chàng trai viết bằng chân Nguyễn Ngọc Ký gần nửa thế kỷ ra mắt lại bạn đọc Việt Nam 

Tự truyện Tôi đi học được Nguyễn Ngọc Ký viết khi bắt đầu quãng đời sinh viên của mình vào tháng 9 năm 1966 tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ở khu sơ tán vùng núi Đại Từ - Thái Nguyên. Trong thời gian hai năm đầu trở thành sinh viên, giữa giảng đường sơ tán khó khăn thiếu thốn trăm bề, vừa tập trung học trong điều kiện mọi việc phải nhờ đến đôi chân, lại liên tục chống đỡ với ghẻ lở, bệnh tật triền miên dưới ánh đèn dầu hằng khuya, Nguyễn Ngọc Ký đã hoàn tất bản thảo vào hè 1968 sau nhiều lần viết đi viết lại, sửa đi sửa lại.

Năm 1970, ngày sinh viên Nguyễn Ngọc Ký bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp cũng là ngày cuốn sách được ra mắt bạn đọc cả nước với tựa Những năm tháng không quên. Từ đó đến nay đã 45 năm trôi qua, cuốn sách được tái bản nhiều lần không chỉ ở Nhà xuất bản Kim Đồng mà ở nhiều nhà xuất bản khác với tựa mới Tôi đi học. Khi đã có một thời gian khá dài sống cùng với Tôi đi học, đã cảm nhận đầy đủ những niềm vui, những tình cảm mà độc giả dành cho mình, trong lần in này, không đơn thuần chỉ là in lại bản trước mà cuốn sách sẽ được làm mới từ hình thức cũng như nội dung; đồng thời sẽ có thêm những điều mà nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký muốn gửi gắm: “Với sự hâm mộ của bạn đọc gần xa dành cho quyển sách Tôi đi học, sau 45 năm nhìn lại tôi thấy niềm vui thật lớn, nhưng băn khoăn cũng không phải nhỏ…

Với trách nhiệm cùng bạn đọc và giá trị đích thực của chủ đề cuốn sách, lần này khi Trí Việt - Firsts News tái bản và đưa vào tủ sách Hạt giống tâm hồn, tôi quyết định dành thời gian chỉnh sửa lại một số chi tiết chưa thật hợp lý và bổ sung, viết thêm một số chi tiết, tình tiết mà tôi thấy cần thiết. Hy vọng lần tái bản này cuốn sách sẽ đáp ứng trọn vẹn hơn sự mong chờ mê thích của bạn đọc gần xa”. Cuộc sống luôn có những biến cố, những đổi thay mà chúng ta không bao giờ biết trước. Cũng có những biến cố khiến chúng ta rơi vào ngõ cụt, không lối thoát. Nhưng với Nguyễn Ngọc Ký, biến cố vào năm 4 tuổi, khi phải trải qua một cơn sốt bại liệt, từ đó khiến đôi tay “như hai cục thịt lủng lẳng đeo vào hai bên mình” lại là một sự khởi đầu cho một cuộc đời mới. Và đó cũng là lý do để có tự truyện Tôi đi học, được xem là cuốn sách để đời của Nguyễn Ngọc Ký.

THÔNG TIN VỀ NHÀ VĂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ "NGUYỄN NGỌC KÝ":

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28-06-1947 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Ông bị liệt đôi tay từ năm 4 tuổi; 7 tuổi đi học dùng chân viết. Hai lần ông được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó học giỏi. Năm 1970, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, khoa Ngữ Văn, sau đó đi dạy và trở thành Nhà giáo Ưu tú năm 1992, Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân. Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và sự cố gắng phi thường, ông vẫn miệt mài ngày ngày vừa đi giao lưu với học sinh các trường vừa tiếp khách tư vấn tâm lý, giáo dục qua Tổng đài 1088 và tiếp tục sáng tác tại TP. Hồ Chí Minh. Ông được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngợi khen là tấm gương vượt khó tuyệt vời và trở thành huyền thoại sống cho bao thế hệ cắp sách tới trường suốt nửa thế kỷ qua.

Tuổi trẻ học đường cả nước 50 năm qua đã biết và coi ông là thần tượng khi được học bài EM KÝ ĐI HỌC (sách Tập đọc lớp 3 từ 1964-1983,) ANH KÝ ĐI HỌC (sách Kể chuyện lớp 4 từ 1983-2000), BÀN CHÂN KỲ DIỆU (sách Tiếng Việt lớp 4 từ 2000 đến nay).Đến Tôi học đại học (First News xuất bản năm 2013), gia tài sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký đã đạt con số 30 đầu sách. Nhiều cuốn đã trở thành sách gối đầu giường của tuổi thơ như Tôi đi học, tuyển tập Câu đó vui tâm đắc. Ông có 3 bài thơ (Nặn đồ chơi, Con đường làng, Em thương) in trong sách giáo khoa tiểu học được nhiều thế hệ học trò thuộc lòng từ tấm bé. Ông 3 lần được tặng giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác cho tuổi thơ toàn quốc. Được báo Tuổi Trẻ tặng giải Nhất trong cuộc thi viết về mẹ. Các tác phẩm của ông luôn thấm đẫm tư tưởng nhân văn và giáo dục sâu sắc. Song cách thể hiện lại rất giản dị, hồn nhiên, dí dỏm, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cảm xúc nên được bạn đọc gần xa háo hức đón đọc, được tái bản nhiều lần với số lượng hàng chục ngàn bản.

Sinh năm 1947, quê ở Hải Hậu, Nam Định, đến nay thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe đã có phần giảm sút song tình yêu và niềm đam mê đối với nghề giáo vẫn luôn vẹn nguyên trong con người đầy nghị lực này.

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”.

Tự truyện Tôi đi học được Nguyễn Ngọc Ký viết khi bắt đầu quãng đời sinh viên vào tháng 9 năm 1966 tại khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội ở khu sơ tán vùng núi Đại Từ – Thái Nguyên. Những năm tháng trên giảng đường sơ tán khó khăn thiếu thốn trăm bề, vượt lên bệnh tật, đói ăn, lại phải viết bằng chân, chàng sinh viên đã hoàn tất bản thảo vào hè 1968. Cuốn sách ra mắt độc giả lần đầu năm 1970, với tên gọi Những năm tháng không quên, khi đó ông vừa tốt nghiệp khoa Ngữ Văn.

Sau cơn sốt bại liệt, đôi tay của cậu bé Ký bỗng trở nên “nặng trịch”, không đủ sức để giơ lên. Cậu không thể cầm được quả cam, hay chơi đánh đáo cùng bạn bè. Thấy bạn bè được đi học, cậu nhất quyết đòi bố mẹ đưa đến lớp. Lúc đầu, cậu học viết chữ bằng miệng, nhưng không được. Không nản chí, cậu học viết chữ bằng đôi chân của mình với nhiều khó khăn và nước mắt: “Nhiều lúc tôi đã lấy hết sức quặp thật chặt bút chì, cố nắn nót từng nét một, thì cũng nhiều lúc tôi bị chuột rút đến co quắp cả ngón chân” (Trích chương IV – Những ngày tập viết).

Vượt qua những ngày tháng khổ luyện, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký không chỉ viết được chữ mà còn làm thủ công, cắt khẩu hiệu, tập bơi… bằng chân.

Cậu không chỉ được vào lớp một mà suốt những năm phổ thông, năm nào cậu cũng là học sinh giỏi. Năm học 1962-1963, cậu đoạt giải năm trong kỳ thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc, được Bộ trưởng Giáo dục gửi giấy khen. Rồi chàng trai Nguyễn Ngọc Ký vào đại học và trở thành thầy giáo. Thầy Nguyễn Ngọc Ký vinh dự hai lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu và 4 lần được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Câu chuyện Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký

Mở đầu cuốn Tôi đi học có trích lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết về nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký: “Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương vượt khó tuyệt vời. Quý lắm. Đoàn cần nhân rộng để các em học tập. Tuổi thơ Việt Nam bây giờ hơn lúc nào hết cần biết ước mơ, biết phấn đấu, đặc biệt vượt qua chính mình như Nguyễn Ngọc Ký để thành đạt”.

Tôi đi học là một quyển sách hay, không phải ai cũng có được tinh thần tự chủ như thầy Nguyễn Ngọc Ký. Mất tay là một nhược điểm, nhưng thầy Ký đã biết nhược điểm đó thành ưu thế của mình. Là con người đầy nghị lực, thầy Ký không bao giờ dựa dẫm vào người khác. Thầy cố gắng làm mọi thứ bằng chính đôi chân của mình dù người xung quanh có muốn giúp đỡ thế nào. Xuyên suốt trang sách là những câu chuyện về cuộc đời của thầy, về cách thầy bắt đầu đến lớp khi đã bị bạn bè bỏ lại một quãng xa. Nhưng thế chẳng là gì khi thầy vẫn miệt mài cố gắng, dùng tất cả sự quyết tâm để chiến thắng định mệnh cuộc đời.

Qua tác phẩm “Tôi đi học”, chúng ta thấy được tinh thần không ngại vượt khó, trong cái khó không bỏ lỡ mà quyết tâm khắc phục tật nguyền, tạo cảm hứng cho rất nhiều thế hệ bạn đọc về tinh thần hiếu học. Không chỉ là những nỗ lực và tinh thần ham học đã trui rèn nên NGƯT Nguyễn Ngọc Ký, mà những trang cuối cùng của tự truyện, Thầy đã dồn nén những cảm xúc về lòng biết ơn quê hương đất mẹ, biết ơn Đảng, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, láng giềng để kết lại một quyển sách đẹp.

Những tác phẩm đầy nghị lực khác của tác giả

Tâm huyết trao đời

Câu chuyện Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký

Nếu như Tôi đi học là cuốn tự truyện xúc động về hành trình đi học và quyết định theo đuổi nghề giáo của mình thì cuốn sách Tâm huyết trao đời là quyển sách cuối cùng của người viết ‘Bài ca sư phạm’ bằng đôi chân kỳ diệu.

Với gần 50 câu chuyện trong quyển tự truyện Tâm huyết trao đời, nội dung bao quát khoảng thời gian từ lúc chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp đại học Tổng hợp Hà Nội, theo lời khuyên của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về quê dạy học, trở thành giáo viên dạy giỏi của toàn ngành; đến khi công tác tại Phòng Giáo dục, quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) và nghỉ hưu vào năm 2005. Qua những câu chuyện này, bạn đọc sẽ thấy và ngưỡng mộ một con người tuy bị tàn tật về thân thể nhưng mạnh mẽ về trí tuệ, tinh thần, yêu đời, yêu nghề. Kiên cường vượt lên những thử thách nghiệt ngã của số phận và đã làm nên điều tuyệt vời mà không phải ai cũng có thể làm được.

Những tâm hồn dấu yêu

Câu chuyện Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký

Truyện ký Những tâm hồn dấu yêu như một cái nhìn dài ngoái trông lại những kỷ niệm không thể nào quên của thầy, với những gương mặt hồn hậu đất Việt mà thầy đã từng nhận từ đó biết bao niềm tin và động lực. Họ là những người thầy, người bạn, những người không quen biết, các bạn đọc mến mộ, các em học sinh… đến các bậc lãnh đạo và đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình.

Những câu chuyện trong cuốn sách còn thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, lòng tri ân cộng đồng, và giúp lan tỏa cổ vũ tinh thần vượt khó, cũng như sự lạc quan tin tưởng vào lòng thiện của những người Việt tử tế, để giúp người người yêu đời yêu cộng đồng và vững tâm góp ích cho xã hội.

tôi đi học tác giả | tôi đi học tóm tắt | bố cục bài tôi đi học | tôi đi học nguyễn ngọc ký