Cần thơ ở đâu việt nam

Cần thơ ở đâu việt nam
Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc Hoạt động của UBDT Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa Các Dân tộc Việt Nam Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam

THÀNH PHỐ CẦN THƠ
07/05/2009

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Tỉnh Cần Thơ nằm ở tọa độ địa lý kéo dài từ 9034'43" đến 10019'25" vĩ độ Bắc và từ 105019'51" đến 105054'36" kinh độ Ðông, tỉnh nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây sông Hậu, cách thủ đô Hà nội 1.877km (đường bộ). Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, Ðồng Tháp; phía Nam giáp Sóc Trăng; phía Ðông giáp Vĩnh Long; phía Tây giáp Kiên Giang và Bạc Liêu. Diện tích tự nhiên là 2.986 km2, chiếm 0,91% diện tích cả nước. Cần Thơ nằm trên trục lộ giao thông thuỷ - bộ quan trọng của cả nước; quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của tỉnh; quốc lộ 91 nối các huyện phía Bắc, cảng huyện Cần Thơ, sân bay Trà Nóc. Cùng với mạng giao thông bộ, đường thuỷ nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng Sông cửu Long, Ðông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Hệ thống sông chính của tỉnh có tổng chiều dài trên 453 km, mạng lưới kênh rạch trung bình 1,8-2km/km2. Hệ thống sông rạch nối liền nhau và được chi phối bởi hai nguồn nước chính: sông Hậu (triều biển Ðông) và sông Cái Lớn (triều biển Tây) làm chế độ dòng chảy khá phức tạp, kênh rạch mặt cắt rộng và nông, phù sa nhiều, tạo nhiều điểm giáp nước. Các sông chính, gồm có: Sông Hậu đoạn qua Cần Thơ dài hơn 70 km, rộng 1.000-2.000m, sâu 4-10m; Sông Cái Lớn: rộng 600-700m, sâu 10-12m; Sông Cần Thơ: chảy vào Sông Hậu có chỗ rộng gần 200m, sâu 5-6m. Các kênh rạch chính: Cái Sắn, Ô Môn, Xà No, Nàng Mau, Lái Hiếu, Quản Lộ Phụng Hiệp, Thốt Nốt...

Ðịa hình: Tỉnh Cần Thơ có cao độ trung bình phổ biến từ 0,2-1m so với mặt nước biển, chiếm hơn 90% diện tích, những nơi có độ cao 1,5-1,8m rất ít, chiếm dưới 10% diện tích so với mặt nước biển. Ðịa hình tỉnh Cần Thơ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây, có dạng lòng chảo. Vùng ven sông khá thuận lợi cho việc lợi dụng thuỷ triều tưới tiêu tự chảy, vùng xa sông tưới tiêu và cải tạo đất khó khăn hơn.

Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất cận xích đạo và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương tới. Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,50C). Diễn biến nhiệt độ không khí như sau: Nhiệt độ trung bình là 26,60C; nhiệt độ thấp nhất là 19,70C; nhiệt độ cao nhất là 34,40C. Ðộ ẩm trung bình của các tháng trong năm là 86,6%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng là không lớn. Từ tháng 6 đến tháng 10 có độ ẩm cao nhất, những tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm là các tháng 2 và tháng 3. Mùa lũ tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 với dòng chảy có lưu lượng lớn; mùa khô từ tháng 12 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.946 mm, số ngày mưa trung bình 189 ngày.

2. Dân số - Dân tộc

Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Cần Thơ có 1.815.272 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 1.435.918 người, chiếm 77,37% dân số. Số người có khả năng lao động chiếm 99,28% tổng số lao động trong độ tuổi. Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh là 1.774.195 người, chiếm 97,7%; tiếp sau là dân tộc Khơ-me có 35.842 người, chiếm 1,97%; dân tộc Hoa có 23.218 người, chiếm 1,27%; dân tộc khác là 764 người.

Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2000, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong toàn tỉnh (9/9 huyện, thị, thành) với 100% xã, phường, thị trấn; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi đạt 95,91%. Số học sinh phổ thông đầu năm học 2001-2002 là 353.989 em (TH: 202.632 em, THCS: 113.457 em, THPT: 37.900 em), trong đó số học sinh là người dân tộc thiểu số là 5.737 em, chiếm 1,62%; số giáo viên phổ thông 12.279 người. Năm 2001 toàn tỉnh có 660 Bác sỹ, 1.162 Y sỹ, 1.076 Y tá và 321 nữ Hộ sinh. Bình quân có 10,12 y-bác sĩ/1vạn dân.

3. Tài nguyên thiên nhiên

3.1. Tài nguyên đất

Tỉnh Cần Thơ có 298.561 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 254.581 ha, chiếm 85,26%; diện tích đất lâm nghiệp là 3.356 ha, chiếm 1,12%; diện tích đất chuyên dùng là 18.044 ha, chiếm 6,04%; diện tích đất ở là 8.795 ha, chiếm 2,94%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 13.785 ha, chiếm 4,61%.

Trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 204.022 ha, chiếm 80,14%, trong đó đất trồng lúa 191.412 ha, được gieo trồng 2 vụ/năm; đất trồng cây lâu năm là 48.764 ha, chiếm 19,15%; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là159 ha. Hệ số sử dụng đất cây hàng năm 2,1 lần, thời gian sử dụng đất bình quân 9,5-11 tháng/năm.

3.2. Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2002, tỉnh có 3.356 ha rừng trồng, với tỷ lệ che phủ đạt 0,66%.

3.3. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh không đáng kể, giá trị kinh tế thấp, bao gồm:

- Ðất sét: theo liên đoàn địa chất 8 đã khoan thăm dò trên địa bàn tỉnh có 3 điểm đất sét chất lượng tốt cho gạch, ngói, trữ lượng khoảng 16,8 triệu tấn, phổ biến gặp tầng màu xám vàng bề dày 1-2m, phân bổ tại các huyện Thốt Nốt, Ô Môn, ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành.

- Cát xây dựng: Lòng sông Hậu có trữ lượng cát nền lớn ở vàm Bò Ót (Thốt Nốt), vàm Trà Nóc, Cái Sâu (Cần Thơ), Cái Côn (Châu Thành), sản lượng khai thác hàng năm 700.000-800.000m2.

- Than bùn: Theo chương trình 60.02 phát hiện than bùn nằm ở độ sâu 0,5-1m tính từ mặt đất, có ở khu vực phía bắc của tỉnh gồm: Lung Sen (Thốt Nốt), Cờ Ðỏ, nông trường sông Hậu; phía Nam gồm: Lung Ngọc Hoàng (Phụng Hiệp), Long Mỹ, Vị Thanh, Vị Thuỷ. Trữ lượng nhỏ khoảng 2,85 triệu tấn, giá trị khai thác thấp.

3.4. Tài nguyên du lịch

Toàn tỉnh hiện có 20 di tích lịch sử - văn hoá, trong đó có 16 di tích cấp quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh. Cùng với cảnh quan đặc trưng sông nước Nam bộ, hệ thống vườn cây ăn trái nhiệt đới đa dạng phong phú của tỉnh Cần Thơ là bộ phận cấu thành của những tuyến du lịch sinh thái, là địa điểm du khách ghé qua trong những tuyến du lịch dọc theo sông Mê Kông.

4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002

4.1. Mạng lưới giao thông đường bộ: Toàn tỉnh hiện có 3.777 km đường giao thông. Trong đó, đường do Trung ương quản lý dài 188,5 km, chiếm 4,99% (trong đó đường nhựa dài 176 km, đất 12,4 km); đường do tỉnh quản lý dài 260,6 km, chiếm 6,89% (trong đó: Ðường nhựa dài 63,474 km, đá cấp phân phối 81,5 km, đường đất 115,5 km, đường chưa xây dựng 15,6 km.); đường do huyện quản lý dài 532km, chiếm 14,08% (trong đó: Tráng nhựa 63,749 km; trải đá 344,25 km; đất 124 km, cầu 585 chiếc/11.024 m dài, gồm cầu kiên cố 63 chiếc/1.237m dài; cầu tạm 522 chiếc/9.787 m dài.); đường đô thị là 110 km ( trong đó đường nhựa 63 km, đường đá 27 km, đường đất 10 km.); đường do xã quản lý dài 2.686 km, chiếm 71,14%. Hiện tỉnh Cần Thơ còn 18/94 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã trong cả hai mùa mưa, nắng; còn 34% ấp chưa thông xe 2 bánh trong hai mùa mưa, nắng.

4.2. Mạng bưu chính - viễn thông: Toàn tỉnh hiện có 97 bưu cục, trong đó có 1 bưu cục cấp I, 8 bưu cục cấp II và 77 bưu cục cấp III, bán kính phục vụ 3km/bưu cục. Tổng số máy sử dụng trên mạng đến cuối năm 2001 là 80.664 máy, trong đó có điện thoại cố định là 62.254 và điện thoại di động là 18.410; 100% xã có máy hoà mạng điện thoại; số máy điện thoại/100 dân là 4,35 máy.

4.3. Mạng lưới điện quốc gia: Mạng lưới điện trung thế đã kéo đến 79/79 các xã, điện khí hoá được 12 xã là Vĩnh Viễn, Xã Phiên, Long Bình (huyện Long Mỹ), Vĩnh Thuận Tây (Vị Thanh); Hoà Mỹ (Phụng Hiệp); Trường Long (Châu Thành); Trường Thành, Trường Xuân (Ô Môn); Thạnh Lộc (Thốt Nốt), Ðông Bình, Ðông Hiệp, Thới Ðông (Ô Môn). Ðến cuối năm 2002 tỷ lệ hộ dân sử dụng điện toàn tỉnh đạt 83,8%, khu vực nông thôn đạt 72%.

4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tỉnh có 2 Nhà máy nước tổng công suất 60.000 m3/ngày đêm và hệ thống ống chuyển tải dài 21 km, phân phối 149 km. Phục vụ 80% dân số nội thành với tiêu chuẩn 80 lít/ người/ ngày. Ở 6 thị trấn, huyện lỵ có trạm cấp nước, phục vụ nước sinh hoạt cho dân cư khu vực thị trấn. Tổng công suất theo thiết kế 470 m3/h. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 65%. Riêng khu vực nông thôn đạt 55,06%.

5. Kinh tế - Xã hội năm 2002:

- Tăng trưởng kinh tế đạt 9,65% (kế hoạch tăng 9-10%), là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Trong đó, khu vực I tăng 0,97%; khu vực II tăng 20,9%; khu vực III tăng 9,88%. Thu nhập bình quân đầu người 353 USD, tăng 8,6%, đạt 94% KH.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, tăng tỷ trọng khu vực II và khu vực III. Trong cơ cấu giá trị tăng thêm, tỷ trọng khu vực I chiếm 29,11%; khu vực II chiếm 32,65%; khu vực III chiếm 38,24%.

- Về giá trị sản xuất các ngành: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,28%, đạt 94,2% KH; công nghiệp - TTCN tăng 25,05%, vượt 11,4% KH; các ngành dịch vụ tăng 13,19%, vượt 3% KH.

Một số sản phẩm chủ yếu

Tên sản phẩm

ÐVT

Sản lượng

1. Nông nghiệp

- Lúa

Tấn

1.949.500

- Bắp (ngô)

Tấn

3.300

- Ðậu nành (đậu tương)

Tấn

2.218

- Ðậu xanh

Tấn

1.346

- Rau các loại

Tấn

104.962

- Mía

Tấn

1.088.000

- Khoai

Tấn

14.500

- Cây ăn quả

Tấn

190.000

- Thịt heo hơi

Tấn

21.000

- Trứng

1.000 quả

115.500

- Thuỷ sản

Tấn

31.787

2. Công nghiệp

- Thuỷ sản đông lạnh

Tấn

30.624

- Xay xát gạo

Tấn

2.071

- Ðường kết các loại

Tấn

49.663

- Bia

1.000 lít

12.819

- Nước giải khát các loại

1.000 lít

6.155

- Bánh kẹo

Tấn

6.098

- Bao bì PP

1.000 cái

47.119

- Quần áo may sẵn

1.000 cái

4.381

- Giầy dép

1.000 đôi

1.523

- Trang in

Triệu trang

2.742

- Thuốc trừ sâu

Tấn

2.555

- Phân hoá học

Tấn

55.974

- Nhựa gia dụng

Tấn

1.924

- Xi măng

Tấn

488.000

- Gạch nung

1.000 viên

39.052

- Thép xây dựng

Tấn

87.000

- Ðiện thương phẩm

1.000 Kwh

691.057

- Nước máy

1.000 m3

14.505

II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

1. Kết quả phân định 3 khu vực

Huyện Ô Môn:

- Khu vực II: thị trấn Ô Môn.

- Khu vực III: Xã Thới Ðông, thị trấn Ô Môn, xã Trường Lạc, Thới Lai.

Huyện Long Mỹ:

- Khu vực III: Xã Xà Phiên, Lương Tâm, Vĩnh Viễn.

Huyện Vị Thanh:

- Khu vực II: Xã Vĩnh Trung.

- Khu vực III: Xã Hoả Lưu, Vi Ðông, Vi Thuỷ, Vi Tân, thị trấn Vi Thanh.

2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135

- Huyện Ô Môn: Xã ATK: Thới Ðông.

- Huyện Long Mỹ: Xã ATK: Xà Phiên.

3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo

a. Tình hình dân tộc và tôn giáo: Cơ cấu dân tộc không phức tạp, đa số là người kinh chiếm 96,74%, người Hoa 1,27%, dân tộc Khmer 1,95%, còn lại 0,04% là các dân tộc khác. Toàn tỉnh có 412 đền chùa, nhà thờ, thánh thất, với số người theo đạo chiếm 35% dân số. Trong đó nhiều nhất là đạo Hoà Hảo chiếm 13,53% dân số; kế đến là Phật giáo chiếm 12,42%; Thiên Chúa giáo 6,82%; Cao Ðài 1,90%; Tin Lành 0,33%; Cơ Ðốc 0,1%.

b. Tình hình khiếu kiện và giải quyết tranh chấp đất đai: Thực hiện Luật Ðất đai đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt khoảng 90% hộ nông dân, tình trạng tranh chấp đất đai giảm nhiều so thời kỳ trước.

c. Tình hình thiên tai lũ lụt: Trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của lũ sông Hậu, vào những năm lũ lớn xảy ra, một số vùng thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Châu Thành A, Vị Thanh bị ngập sâu từ 60-150 cm, thời gian từ 2 - 4 tháng gây thiệt hại lớn cho sản xuất, cơ sở hạ tầng, nhà cửa, đời sống nhân dân ở các vùng trên gặp khó khăn.

d. Tình hình đời sống: Ðời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân cư được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người 6.051.840 đồng/người/năm (giá thực tế). Trong đó khu vực nông nghiệp 2.907.765 đồng/ người/ năm, tăng bình quân hàng năm 3-4%; khu vực phi nông nghiệp 10.298.978 đồng/người/năm, tăng bình quân hàng năm 10-11%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,99% so tổng số hộ.

III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010

1.1. Ðịnh hướng phát triển

- Xây dựng và phát triển kinh tế bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp.

- Ðẩy mạnh sự nghiệp phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ, nhất là sử dụng các loại giống mới, tạo sản phẩm mới phục vụ nhu cầu dân sinh và xuất khẩu.

- Từng bước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; thực hiện chiến lược từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện đại, môi trường đô thị trong sạch, được phân bố hợp lý trên địa bàn tỉnh, trong đó thành phố Cần Thơ với vị trí và chức năng là thành phố trung tâm cấp vùng.

- Phát triển văn hoá - xã hội, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, giải quyết việc làm cho người lao động, chú trọng vấn đề nhà ở, nước sạch, từng bước nâng cao dân trí, nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

- Thực hiện tốt dân chủ ở cở sở, giữ gìn an ninh chính trị, củng cố quốc phòng vững mạnh.

1.2. Mục tiêu chủ yếu

a. Về kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2010 từ 8-9%/năm.

- Cơ cấu kinh tế: Tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực II và III, giảm tương đối tỷ trọng khu vực I. Có bước chuyển đổi cơ bản cơ cấu kinh tế từ dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp thời kỳ 2001-2010 sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp thời kỳ sau năm 2010. Phấn đấu cùng cả nước, đến năm 2020 Cần Thơ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

- Thu nhập bình quân (đầu người/năm): Năm 2000 đạt 358 USD, đến năm 2010 đạt 875 USD (theo giá thực tế qui USD).

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 13%/năm.

- Tỷ lệ tích luỹ/VA từ 21,5% năm 2000 lên 25% năm 2010. Huy động ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 9-10%/năm. Tổng chi ngân sách địa phương tăng bình quân 9-10%/năm.

- Tỷ lệ vốn đầu tư tăng từ 24,14% năm 2000 lên 30% năm 2010. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 13-14%/năm.

b. Về xã hội

Phấn đấu thực hiện tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 còn 1,15%.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn khoảng 3% năm 2010.

- Giảm hộ nghèo xuống ở mức thấp nhất vào năm 2010.

- Tăng tỷ lệ hộ sử dụng điện từ lên trên 90% năm 2010.

- Từng bước khống chế bệnh sốt rét, giảm tỷ lệ mắc bệnh lao xuống dưới 5%, thực hiện dùng muối iốt; làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu; xoá bỏ các tệ nạn xã hội.

2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững hơn so với 5 năm 1996 - 2000 trên cơ sở chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trước hết tập trung cho nông lâm nghiệp nông thôn. Phát triển đô thị có định hướng trên cơ sở phát triển nông thôn bền vững. Tập trung xã hội có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp quan trọng vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến, hiện đại; đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, trọng tâm là công nghệ phần mềm. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, du lịch, tài chính - tiền tệ và kinh tế đối ngoại. Tập trung các nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là đào tạo nhân lực cho phát triển công nghệ thông tin. Giải quyết tốt những bức xúc về xã hội như việc làm, xoá đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Giữ vững, ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2.2. Mục tiêu chủ yếu

a. Mục tiêu về kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2005 từ 9-10%/năm. Trong đó khu vực 1 (nông - lâm - ngư) tăng 3-4%, khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng 16-17%, khu vực III (dịch vụ) tăng 10-11%.

- Thu nhập bình quân đầu người 600USD (năm 2005), tăng gấp 1,7 lần so với năm 2000.

- Cơ cấu kinh tế: Tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực II và III, giảm tương đối tỷ trọng khu vực I. Tỷ trọng khu vực I là 32,5%, tỷ trọng khu vực II là 32%; tỷ trọng khu vực III là 35,5%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 13-14%/năm, đạt mức 530 - 550 triệu USD năm 2005, gấp 1,9 lần năm 2000.

- Tăng tỷ lệ tích luỹ/VA tăng từ 21,5% năm 2000 lên 25% năm 2005.

- Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội /VA tăng từ 24,14% năm 2000 lên 29,5% năm 2005.

b. Mục tiêu về xã hội

- Mức sinh giảm bình quân 0,35 - 0,4%. Mức tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,5% năm 2000 xuống còn 1,32% năm 2005.

- Giải quyết việc làm tại chỗ hàng năm 35.000 - 40.000 lao động, hạ tỷ lệ lao động thất nghiệp trong độ tuổi còn 4-5%. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 15% tổng số lao động tham gia các ngành kinh tế - xã hội.

- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi vào nhà trẻ mẫu giáo 85%, phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong toàn tỉnh. Thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế của tỉnh.

- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn dưới 25%.

- Phấn đấu giảm hộ nghèo xuống dưới 5% vào năm 2005.

- Ðẩy mạnh đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng, có khoảng 25 - 30% số xã có được điện khí hoá, cơ bản giải quyết được hệ thống đường xe 4 bánh đến trung tâm xã. Ðến năm 2005 có khoảng 90% số hộ được sử dụng điện (nông thôn 80%); 80% số hộ được sử dụng nước sạch.

- Tỷ lệ hộ gia đình văn hoá là 75 ? 80%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hoá là 25 - 30%.

[ Quay lại ]

Cần thơ ở đâu việt nam

Cần thơ ở đâu việt nam

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc (Xem nội dung chi tiết tại đây)

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam
Cần thơ ở đâu việt nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Cần thơ ở đâu việt nam
Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

Cần thơ ở đâu việt nam
9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Cần thơ ở đâu việt nam
Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Cần thơ ở đâu việt nam
Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Cần thơ ở đâu việt nam
Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

Cần thơ ở đâu việt nam
DB điện thoại nội bộ
Cần thơ ở đâu việt nam
Danh sách cán bộ UB
Cần thơ ở đâu việt nam
Thư viện điện tử
Cần thơ ở đâu việt nam
CD 60 năm công tác DT
Cần thơ ở đâu việt nam
CEMA trên đĩa CDROM
Cần thơ ở đâu việt nam
CD đào tạo CNTT - CT135
Cần thơ ở đâu việt nam
CEMA trên UNDP
Cần thơ ở đâu việt nam
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Cần thơ ở đâu việt nam
Người online:
Cần thơ ở đâu việt nam
Khách:
Cần thơ ở đâu việt nam
Thành viên:
Cần thơ ở đâu việt nam
Tổng số: 0
Số người truy cập: 65,656,107

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs