Cần Thơ lên sài gòn có bị cách ly không

[PLO]- Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ có văn bản hướng dẫn cách ly tập trung, cách ly tại nhà đối với người từ địa phương khác về Cần Thơ.

Ngày 2-10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật [CDC] TP Cần Thơ có văn bản hướng dẫn cách ly tập trung, cách ly tại nhà đối với người từ địa phương khác về Cần Thơ. 


CDC Cần Thơ có văn bản hướng dẫn mới nhất về các trường hợp cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà. Ảnh minh họa: HN

Theo đó, danh sách các địa phương có dịch COVID-19 được cập nhật mới nhất trên Cổng thông tin của Bộ Y tế, xem trực tiếp trên website: //moh.gov.vn/.

Phương án cách ly y tế: Đối với các trường hợp về từ vùng dịch, địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc khu phong tỏa thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày từ ngày đến/về địa phương.

Đối với các trường hợp về từ vùng dịch, địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 hoặc sau cách ly tập trung thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương, tiếp tục theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo. Thực hiện xét nghiệm ba lần vào ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 trong thời gian cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định.

Đối với trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 [có chứng nhận tiêm chủng trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều của cơ sở tiêm chủng, trong đó liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương], hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 [có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc giấy ra viện] thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày đến/về địa phương.

Cạnh đó, trường hợp này phải tuân thủ 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập và không đến nơi tập trung đông người. Thực hiện xét nghiệm hai lần vào ngày đầu và ngày thứ 7. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định.

Động thái của các tỉnh Miền Tây trước 'làn sóng' công dân về quê tự phát

[PLO]- Lãnh đạo các tỉnh thành Miền Tây khuyến cáo người dân không tổ chức đi xe máy về quê tự phát, nếu có nhu cầu về thì đăng ký hoặc thông báo trước theo từng đợt nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch.

NHẪN NAM

Hơn 27.000 người mắc COVID-19, 10.603 F0 đang cách ly điều trị tại nhà

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế thành phố Cần Thơ, tính đến 17 giờ ngày 1/12, thành phố Cần Thơ ghi nhận thêm 899 ca nhiễm mới, có 378 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, xuất viện và tiếp tục cách ly tại nhà theo quy định; nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 tính từ ngày 8/7/2021 đến nay là 27.284 người, 12.907 trường hợp điều trị khỏi.

Trong đó, 185 trường hợp phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc cơ sở y tế, 14 trường hợp qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, 74 trường hợp trong khu cách ly, 13 trường hợp trong khu vực phong tỏa, 613 trường hợp trong thời gian cách ly tại nhà.

Số trường hợp đang cách ly tập trung là 638 người; số người đang cách ly tại nhà là 22.281 người, trong đó có 10.603 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà; 9.584 F1 đang cách ly y tế tại nhà.

Trong ngày, thành phố Cần Thơ đã thực hiện xét nghiệm test nhanh cho 2.998 người và xét nghiệm PCR cho 4.564 người; có thêm 9.095 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Lũy tích đến nay, có 1.875.269 liều được tiêm cho người dân trên địa bàn thành phố.

Một số xã phường quá tải, chăm sóc F0 tại nhà chưa kịp thời

Trong một diễn biến liên quan, ngày 1/12, các đồng chí: Lê Quang Mạnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ; Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ; Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã chủ trì cuộc họp phòng, chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp, các đại biểu nêu hạn chế như F0 cách ly tại nhà số lượng ngày càng nhiều; một số xã, phường có F0 nhiều dẫn tới quá tải nên việc chăm sóc không kịp thời; việc phối hợp vận chuyển F0 cần chuyển viện một số nơi chưa chặt chẽ; việc cấp phát thuốc cho F0 tại nhà còn chậm và thiếu…

Đồng chí Phạm Văn Hiểu Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ đề nghị lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế khi có bệnh nhân cấp cứu, chuyển viện, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương thực hiện; đồng thời, rà soát, phân tích nguyên nhân các ca tử vong để giảm tử vong.

Chính quyền các địa phương rà soát hoạt động các tổ, đội hỗ trợ cách ly F1, điều trị F0 tại nhà; khẩn trương cấp gói C cho F0. Rà soát số người trì hoãn, những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 để có giải pháp.

Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh chỉ đạo toàn hệ thống chính trị tập trung toàn lực phòng chống dịch, ưu tiên bảo vệ tính mạng nhân dân là trước hết, trên hết.

Tăng nguồn cung oxy, thêm bệnh viện dã chiến

Đồng chí Trần Việt Trường Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết: Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 phối hợp Tổ công tác Bộ Y tế hướng dẫn chuyển giao một số phần mềm điều trị F0 tại nhà, F0 chuyển tầng; đang khảo sát tiến hành làm.

Thành phố Cần Thơ cũng đã làm việc với 3 đầu mối sản xuất, cung ứng oxy; đã chuẩn bị 2.000 vỏ bình oxy để dự phòng hỗ trợ oxy cho điều trị F0 tại nhà.

Về điều trị tầng 2, tầng 3 thành phố làm việc Quân khu 9, Bệnh viện Quân Y 121 hỗ trợ. Bệnh viện Quân Y 121 đã thống nhất và đang hoàn thiện 50 giường điều trị tầng 3. Đồng thời, triển khai Bệnh viện Dã chiến số 6 ở Trung đoàn Bộ binh 932 với công suất điều trị 150 F0 tầng 2.

Sở Chỉ huy cũng làm việc một số doanh nghiệp vận động 50 giường ICU, hỗ trợ thêm nguồn lực cấp cứu cho thành phố.

Tập trung toàn lực chống dịch, bảo vệ tính mạng nhân dân là trước hết, trên hết

Tại cuộc họp, đồng chí Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Cần Thơ chỉ đạo toàn hệ thống chính trị thành phố Cần Thơ tập trung toàn lực phòng chống dịch COVID-19, ưu tiên bảo vệ tính mạng nhân dân là trước hết, trên hết.

Các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ theo sát, chỉ đạo quyết liệt, kiểm tra, giám sát công tác chống dịch tại các quận, huyện được phân công.

Để tăng công suất điều trị tầng 2, Bí thư Thành ủy Cần Thơ chỉ đạo chuyển bệnh viện dã chiến thành bệnh viện điều trị tầng 2. Chuyển các khu cách ly F1 thành nơi theo dõi, cách ly, điều trị F0 không triệu chứng mà không đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác Bộ Y tế làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Cần Thơ. 

Áp dụng cấp độ dịch tương đương “Vùng đỏ”

Chiều 1/12, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác Bộ Y tế làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Cần Thơ. 

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Cần Thơ, từ đầu tháng 11 số ca mắc tăng cao, trong những ngày gần đây liên tục ghi nhận ca mắc mới từ 800 đến trên 1.000 ca/ngày. Các ổ dịch tập trung ở khu đông dân cư, lây nhiễm ra cộng đồng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu chế xuất, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây.

Do tình hình diễn biến phức tạp, thành phố Cần Thơ liên tục gia tăng cấp độ dịch. Theo hướng dẫn xác định cấp độ dịch, Cần Thơ đang ở cấp độ 3 [vùng cam]. Tuy nhiên do chưa đạt yêu cầu tối thiểu 80% người [từ 50 tuổi trở lên] được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 nên từ ngày 25/11, ngành y tế thành phố đã thực hiện đánh giá cấp độ dịch tương đương cấp độ 4 [vùng đỏ].

Do số ca mắc gia tăng cao, các cơ sở y tế, bệnh viện điều trị COVID-19 quá tải, thành phố Cần Thơ đang cho cách ly F0 nhẹ không triệu chứng tại nhà.

Dự báo trong thời gian tới, Cần Thơ sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus.

Thành phố phố Cần Thơ đã kích hoạt hoạt động của 83 trạm y tế lưu động và thành lập thêm 62 đội y tế lưu động hỗ trợ [gồm bác sĩ và sinh viên của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ]; phân bổ 10.530 túi thuốc A [gồm thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc bổ sung vitamin và khẩu trang], 6.930 gói thuốc B và 980 túi thuốc Đông Tây y kết hợp cho các trạm y tế để phục vụ, điều trị F0 tại nhà; tiếp nhận lực lượng hỗ trợ của Quân khu 9 [gồm 5 đội với 30 người] tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; phối hợp mạng lưới thầy thuốc đồng hành triển khai mạng lưới hỗ trợ tư vấn qua điện thoại cho các F0 tại Cần Thơ; phối hợp Tập đoàn FPT triển khai hệ thống theo dõi quản lý F0 tại nhà...

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh đề nghị Bộ Y tế phân bổ thuốc điều trị COVID-19 thêm cho thành phố; hỗ trợ thành phố nhân lực, vật tư y tế… để giảm số ca chuyển nặng, giảm quá tải ở các bệnh viện; nhất là hỗ trợ điều trị tăng số giường ICU. Đồng thời hướng dẫn, tập huấn thêm cho đội ngũ thầy thuốc tham gia điều trị COVID-19 việc sử dụng thuốc điều trị để triển khai thí điểm sử dụng thuốc điều trị kháng virus cho các F0 đang cách ly, điều trị tại nhà…

Cần Thơ đã có 10.603 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà

Các bệnh viện phải được bảo vệ an toàn

Sau khi nghe ý kiến và đề xuất của lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Y tế là thành viên đoàn kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay: số lượng ca mắc mới tại Cần Thơ trong thời gian gần đây là mối quan ngại lớn của Chính phủ và ngành y tế. Việc tăng ca nhiễm đã được tiên liệu trước, tuy nhiên khi đã tiến hành bao phủ vaccine với tỷ lệ cao và có thuốc đặc trị, thì phải giảm tỉ lệ bệnh nhân nhập viện, giảm số ca trở nặng và giảm số lượng tử vong.

Về đánh giá cấp độ dịch của địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị thành phố Cần Thơ xem xét lại tỷ lệ người trên 50 tuổi đã được tiêm vaccine, nếu đã đủ 80% người trên 50 tuổi được tiêm vaccine thì hạ cấp độ dịch xuống cho phù hợp với tình hình dịch thực tế.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị tăng cường giám sát dịch tại các địa bàn, các khu vực tụ tập đông người, các đầu mối giao thông, các doanh nghiệp, nhà máy để phát hiện sớm để tách F0 khỏi cộng động.

Tại các bệnh viện phải được đảm bảo an toàn, đặc biệt các khoa có bệnh nhân dễ bị tổn thương như khoa bệnh phổi, khoa lão, khoa sản... phải theo dõi tầm soát cao hơn Các nhân viên y tế cũng cần được ưu tiên tầm soát để đảm bảo an toàn điều trị bệnh nhân.

Đảm bảo xét nghiệm hợp lý, hiệu quả, khoa học, tiết kiệm chi phí.

Hỗ trợ F0 tiếp cận dịch vụ y tế và thuốc nhanh nhất, hiệu quả nhất

Về công tác xét nghiệm, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu khi địa phương đã thực hiện bao phủ 2 mũi vaccine có thời gian đủ 2 tuần sau mũi tiêm thứ 2, thì việc xét nghiệm không nên lặp lại nhiều lần. Đảm bảo xét nghiệm hợp lý, hiệu quả, khoa học, tiết kiệm chi phí.

Về tiêm chủng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về mũi tiêm nhắc lại, Cần Thơ cần nghiên cứu và đề xuất kế hoạch để bố trí tiêm cho phù hợp. Đề nghị ngành y tế địa phương hết sức lưu đảm và thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế để bảo đảm an toàn tiêm chủng.

Vấn đề điều trị, Cần Thơ đang có hệ thống điều trị tầng 3 khá tốt bao gồm một số bệnh viện, thành phố cần áp dụng mô hình bệnh viện chị - em để chuyển tuyến hợp lý.

Về việc điều trị F0 tại nhà, theo Thứ trưởng, thành phố Cần Thơ triển khai tương đối nhanh, cần hỗ trợ F0 tiếp cận dịch vụ y tế và thuốc Molnupiravir nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Cần Thơ hiện mới được Bộ Y tế cấp tổng cộng 30 nghìn viên Avigan [Favipiravir], có thể triển khai ngay đến các F0.

Về công tác truyền thông, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị Cần Thơ truyền thông mạnh tới người dân thực hiện tốt 5K ngay cả khi đã tiêm đủ liều vaccine./.


Video liên quan

Chủ Đề