Cách xử lý giấy bị mốc

Không gì tồi tệ hơn việc đôi giày yêu thích bị mốc xanh mốc đỏ sau lần đi mưa hay để quá lâu không sử dụng.Cách giặt giày bị mốcđơn giản mà vẫn đánh bay mọi vết mốc sau sẽ là cứu tinh cho bạn. CùngBentonitìm hiểu những mẹo giặt vết mốc trên giày qua bài viết sau.

Nguyên liệu chính để khử vết mốc trên giày - giấm ăn

Giấm ăn được hình thành từ sự lên men rượu etylic, thành phần chính là axit axetic có nồng độ khoảng 5%. Vì vậy mà giấm có tính khử cao, có khả năng đánh bay các vết bẩn, nấm mốc bám trên quần áo, giày.

Giấm ăn rất phổ biến, bạn có thể mua tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị. Khi giày chẳng may bị dính mốc, bạn hãy bình tĩnh làm theo cách sau.

Chuẩn bị:

  • Giấm ăn
  • Nước sạch
  • Khăn mềm.

Tiến hành:

  • Giặt giày thật sạch và phơi dưới ánh nắng tự nhiên để giày khô.
  • Dùng khăn mềm thấm từng chút một giấm ăn vào vết mốc, làm liên tục cho đến khi vết mốc mờ đi nhất có thể.
  • Nếu giày chưa sạch vết mốc, có thể tiến hành thêm 2-3 lần cho đến khi đôi giày sạch và trở lại như mới.

Lưu ý: Cách này sẽ có tác dụng hơn đối với giày màu. Nếu giày của bạn màu trắng, hãy kiên trì một chút bởi vết mốc lộ rõ hơn nên sẽ mất nhiều công sức hơn để làm sạch chúng.

Có thể bạn quan tâm:5 Bước Giặt Giày Sneaker Và 4 Cách Bảo Quản Chuẩn Mực

Cách giặt vết mốc trên giày da lộn

Da lộn là chất liệu quen thuộc tạo nên những đôi giày sang trọng và đầy cá tính như giày sneaker, giày tây.... Với phần da mềm, mịn và có nhiều lông như nhung nên giày da lộn luôn mang lại sự êm ái khi sử dụng.

Tuy nhiên chất da lộn lại rất dễ bị bám bụi, bẩn, dễ thấm nước từ đó dẫn đến nấm mốc sinh sôi. Không chỉ mất thẩm mỹ mà nấm mốc còn gây nguy hại cho đôi chân của người sử dụng. Cách giặt giày bị mốc lúc này là hãy tuân thủ các bước sau đây.

Đối với giày da lộn bị nấm mốc nhẹ

Nếu phát hiện đôi giày mới bị nấm mốc, bạn đừng quá lo lắng bởi bằng những cách đơn giản bạn cũng có thể xử lý được. Hãy sử dụng một bàn chải nhỏ, mềm hoặc khăn mỏng chà nhẹ lên bề mặt giày. Vết mốc mới hình thành nên có thể bị lấy đi bằng những sợi lông của bàn chải.

Lưu ý chà nhẹ nhàng, nếu thao tác quá mạnh có thể khiến vết mốc bị rơi sâu vào trong khiến công tác làm sạch đôi giày càng trở nên khó khăn.

Đối với giày bị nấm mốc nặng

Hãy chuẩn bị: Xà phòng/ xà bông/ nước rửa bát, nước sạch, khăn mềm và bàn chải nhỏ/ bàn chải đánh răng mềm.

Các bước tiến hành:

  • Làm sạch đôi giày sau đó vắt hết nước.
  • Pha loãng xà phòng hoặc nước rửa bát và nước sạch.
  • Dùng bàn chải nhúng vào dung dịch vừa tạo ra rồi chà nhẹ nhàng lên bề mặt giày, tập trung ở những nơi có nhiều vết mốc.
  • Xả giày bằng nước sạch cho hết bọt xà phòng hay nước rửa bát.
  • Đem phơi khô giày dưới ánh nắng tự nhiên hoặc nơi có nhiều gió.
  • Khi dùng bàn chải chà lên giày, hãy nhẹ nhàng hết sức có thể nhưng đảm bảo chà đúng chỗ có nhiều vết mốc để dung dịch có thể tập trung đánh bay vết bẩn. Bạn có thể dùng các loại dung dịch chuyên dụng làm sạch giày thay vì nước rửa bát hay xà phòng.

Bài viết liên quan:4 cách giặt giày Sneaker da lộn, 3 lưu ý và 2 cách bảo quản

Một số lưu ý trong cách giặt giày bị mốc

  • Khi giặt giày, đặc biệt đối với giày da lộn, bạn nên nhớ không xả nước quá lâu vì ngấm nước lâu có thể làm tình trạng nấm mốc quay trở lại. Bên cạnh đó, việc phơi giày ở nơi khô ráo, có ánh nắng tự nhiên sẽ giúp giày được thông thoáng và nấm mốc không có cơ hội quay trở lại.
  • Nấm mốc thường xuất hiện nhất ở những đôi giày da lộn, sau đó đến giày màu trắng thuộc mọi chất liệu. Vì vậy ngoài việc nắm được những cách giặt giày bị mốc, chúng ta nên chủ động phòng tránh mốc cho đôi giày bằng cách hạn chế đi dưới trời mưa, không để giày bị ngấm nước quá lâu, để giày ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa hóa chất,

Nấm mốc giống như một cơn ác mộng với các tín đồ mê giày vậy. Thế nhưng với những cách giặt giày bị mốc trên, chắc chắn bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm bỏ túi để chăm sóc và vệ sinh cho đôi giày của mình.

Video liên quan

Chủ Đề