Cách viết phần mềm máy tính

Hiện nay, thay vì phải thực hiện toàn bộ công việc lập trình theo phương pháp thủ công, lập trình viên có thể sử dụng sự hỗ trợ đến từ các loại công cụ lập trình. Những công cụ viết phần mềm này không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn giúp bạn rút ngắn thời gian hoàn thiện việc phát triển các phần mềm máy tính.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn top 10 tool lập trình tốt nhất, được nhiều lập trình viên lựa chọn và đánh giá cao. Đặc biệt tại Mona Media có cung cấp dịch vụ viết phần mềm theo yêu cầu để tối ưu hóa hệ thống vận hành, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Các công ty lập trình, viết phần mềm lớn nhất Việt Nam

1 – Mona Media

Một công ty với 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển, lập trình phần mềm, ứng dụng app, web app và website hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay Mona Media chiếm 1 thị phần khá lớn tại thị trường Việt Nam bằng việc phát triển các web app, phần mềm theo yêu cầu, Outsourcing và phần mềm SAAS… cho nhiều doanh nghiệp lớn [ đặc biệt là đối tác Nhật Bản, Singapore, Mỹ và Ấn Độ]. Ngoài phát triển các phần mềm lớn thì Mona Media là 1 sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh việc vừa và nhỏ [SME] tại Việt Nam nhằm cung cấp giải pháp riêng cho người Việt nhưng chất lượng được người Nhật hài lòng.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 373/226 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, TPHCM
  • Hotline: 1900 636 648
  • Email:
  • Website: mona.media

Nhắc tới công ty phần mềm thì FPT Software đúng là 1 thương hiệu lớn hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay họ có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều dự án cực kỳ lớn và nằm trong top 100 doanh nghiệp Outsource của thế giới năm 2017. Chính vì khả năng quá lớn như vậy nên hiện tại FPT Software không nhận những dự án của các doanh nghiệp SME mà họ nhắm tới những dự án tiền tỉ với giá trị lớn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tòa nhà FPT Software Cầu Giấy, Đường Duy Tân, P.Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024 7300 7300
  • Website: fpt.com.vn

Tuy là 1 doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại có trụ sở tại bang Cali của Mỹ, Global Cybersoft là 1 công ty phần mềm lớn với gần 20 năm tuổi đời, nguồn nhân lực dồi dào với hơn 500+ thành viên. Tuy vậy họ chọn cho mình 1 phân khúc dành riêng cho các doanh nghiệp bao gồm: các phần mềm quản trị doanh nghiệp, nhà máy; các hệ thống tự động hóa; và hệ thống thông tin – truyền thông lớn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1 Tô Ký, Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Hồ Chí Minh
  • Hotline: 028 5437 1199
  • Website: globalcybersoft.com

CMC là 1 tập đoàn lớn về công nghệ tại Việt Nam và thế giới với trụ sở đặt tại Việt Nam và các chi nhánh tại hơn 12 quốc gia. Giờ đây CMC đang mở rộng sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ. Dịch vụ họ cung cập rất đa dạng bao gồm: thiết kế phần mềm theo yêu cầu, lập trình hệ thống, phát triển phần mềm cho ngành bán lẻ + thiết bị,… Đây là 1 công ty đáng để bạn tham khảo và sử dụng dịch vụ khi cần viết phần mềm cho mô hình kinh doanh của bạn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 17 – tòa nhà CMC, số 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024 3 795 8668
  • Website: cmc.com.vn

Và rất nhiều các công ty lâp trình phần mềm khác bạn có thể tham khảo như: Groove Technology [đơn vị customized .NET development services toàn cầu có trụ sở tại Việt Nam, Úc và Hồng Kông], TPP Technology, Janeto, Waverley Software,…

Thuê dịch vụ viết phần mềm hay tự phát triển

Ngày nay để phát triển và quản lý mô hình kinh doanh hiệu quả thì việc ứng dụng công nghệ là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên việc lập trình 1 phần mềm riêng có thể gặp nhiều vấn đề như chi phí đầu tư lớn, thời gian phát triển lâu, và đôi khi hiệu quả không như mong đợi. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp tồn tại 1 suy nghĩ rằng nên thuê dịch vụ hay tự phát triển phần mềm.

Nói qua về việc tự phát triển phần mềm: chính tôi cũng đã từng tận mắt chứng kiến 1 doanh nghiệp lập 1 team In-house để xây dựng phần mềm theo mong muốn của họ, và sau 2 năm phần mềm chưa được hoàn thành và phải bỏ toàn bộ hệ thống khi người lập trình không phát triển được nền tảng đó nữa [và rất khó để 1 người lập trình khác có thể phát triển tiếp tục hệ thống của người đi trước]. Mọi thứ đã phải bỏ đi khi mà người lập trình đó ra đi, chi phí đầu tư mỗi tháng từ 30 triệu – 50 triệu / tháng và trong suốt 2 năm nhưng không ra được sản phẩm. Và phải nói rằng nền tảng đó hoàn toàn phải bỏ đi vì gần như không ai có thể phát triển tiếp được.

Điều tôi nói ở đây không phải là việc khuyên bạn không nên tự phát triển phần mềm tại doanh nghiệp, mà việc lựa chọn người Lead – người dẫn đầu cho dự án phát triển phải thực sự là 1 người cực kỳ giỏi và có tầm nhìn thì mới đưa đến 1 sản phẩm có thể vận hành hiệu quả. Và với những phần mềm lớn hơn bận cần có sự trợ tư vấn của các CTO. Sẽ có nhiều lợi ích khi bạn tự phát triển cho doanh nghiệp mình tuy vậy nếu cần 1 hệ thống được lập trình trong thời gian ngắn và mức chi phí [tôi cho là nó chỉ nằm ở mức tương đương hoặc nhỏ hơn so với tự phát triển] và đi kèm với việc rủi ro thấp so với việc bạn không chuyên về lập trình và giao phó toàn bộ cho 1 cá nhân, 1 team In-house mà bạn tự thuê.

Vì vậy việc thuê dịch vụ là 1 sự lựa chọn có phần nổi trội hơn và đi kèm với đó là rủi ro thấp [với hợp đồng, điều khoản hoàn trả rõ ràng], thời gian hoàn thành trong thời gian ngắn [vì họ đã từng phát triển rất nhiều phần mềm và có nguồn nhân lực riêng], khả năng hỗ trợ lâu dài [vì công ty lâu đời thì luôn ở đó thay vì những cá nhân, team có thể rời khỏi bạn bất cứ lúc nào], đo lường được hiệu quả dù bạn không chuyên về lập trình.

Công cụ viết phần mềm là gì?

Về bản chất, các công cụ viết phần mềm hay IDE – môi trường phát triển tích hợp đều dùng để chỉ các phần mềm máy tính có chức năng hỗ trợ lập trình viên tạo ra các phần mềm khác.

Một công cụ lập trình cơ bản thông thường sẽ bao gồm những thành phần sau:

  • Trình soạn thảo mã: Sử dụng để viết mã code cho phần mềm;
  • Trình biên dịch, thông dịch: Sử dụng để chuyển đổi các câu  lệnh từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được và đảm bảo các mã lệnh sẽ được thực hiện chính xác;
  • Trình gỡ lỗi: Hỗ trợ dò tìm, phát hiện lỗi trong quá trình soạn thảo mã;

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng loại công cụ viết codephần mềm IDE khác nhau, phần mềm sẽ còn được tích hợp thêm giao diện người dùng đồ họa GUI, trình duyệt lớp, trình quản lý đối tượng,…

Số lượng và khả năng hoạt động hiệu quả của các công cụ thành phần sẽ là cơ sở để lập trình viên đánh giá, lựa chọn những loại phần mềm viết code chất lượng, nên được ứng dụng cho công việc của chính họ.

Mỗi lập trình viên – công ty đều có những công cụ hỗ trợ viết phần mềm riêng cho mình.

Lợi ích khi sử dụng công cụ viết phần mềm, công cụ lập trình

Rút ngắn thời gian lập trình

Các loại tool viết code cho phép sử dụng ngôn ngữ lập trình cấp cao trong quá trình soạn thảo mã code của phần mềm. Vì những loại ngôn ngữ lập trình cấp cao này gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn là ngôn ngữ máy nên lập trình viên có thể hoàn thiện công việc đơn giản và hiệu quả hơn.

Những công việc tiếp đó, bao gồm chuyển từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy, soát lỗi,… sẽ do các công cụ lập trình đảm nhận. Thời gian vì vậy cũng được rút ngắn đáng kể.

Trong khi đó, nếu tiến hành lập trình theo phương pháp truyền thống, lập trình viên thường sẽ phải tốn nhiều thời gian, công sức hơn mà chưa chắc đã đạt được hiệu quả tương đương.

Giúp công việc lập trình trở nên thuận tiện

Các phần mềm IDE, phần mềm lập trình thường sẽ được tích hợp đầy đủ các công cụ hỗ trợ việc lập trình cho các phần mềm. Do đó, lập trình viên sẽ có được sự trợ giúp trọn vẹn nhất từ khi bắt đầu đến giai đoạn kết thúc việc lập trình. Tùy vào khả năng của mỗi loại mà lâp trình viên có thể xây dựng các phần mềm cho nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình như:

Hạn chế lỗi lập trình

Như đã đề cập ở trước đó, công cụ viết code sử dụng ngôn ngữ lập trình cấp cao, việc học và ứng dụng chúng hoàn toàn đơn giản hơn rất nhiều, các loại lỗi gặp phải cũng ít hơn.

Ngoài ra, các công cụ để dò và kiểm tra lỗi cũng đóng góp một phần không nhỏ giúp lập trình viên nhanh chóng phát hiện, sửa lỗi lập trình.

Microsoft Visual Studio là phần mềm IDE cao cấp được sử dụng để lập trình các loại phần mềm, chương trình, ứng dụng trên nhiều loại thiết bị và nền tảng khác nhau. Bộ công cụ hỗ trợ đa dạng, phù hợp cho cả những người mới bắt đầu và chuyên gia trong lĩnh vực lập trình.

Visual Studio là công cụ lập trình nổi tiếng do Microsoft phát hành.

Microsoft Visual Studio hiện đã hỗ trợ đến 36 ngôn ngữ lập trình phổ biến, được trang bị công cụ tự động hóa, quy trình sử dụng đơn giản, có thể nhanh chóng phát hiện lỗi và cho phép chèn debug trong quá trình lập trình ứng dụng.

Sublime Text ra mắt thị trường từ năm 2008 và không ngừng được cải tiến suốt hơn 10 năm vừa qua. Do đó, đây vẫn là một trong những cái tên đáng tin cậy khi bạn cần lựa chọn tool viết code.

Một chi tiết rất đặc biệt của Sublime Text chính là giao diện hiển thị code theo màu sắc, giúp lập trình viên có thể dễ dàng nhận diện ra các phần của mã code, nhanh chóng tìm kiếm và chỉnh sửa các đoạn code khi cần thiết.

Subline Text là công cụ hỗ trợ code tốt, được nhiều lập trình lựa chọn.

Xcode cũng là một tool viết code được nhiều lập trình viên ưa chuộng với việc sở hữu đầy đủ trình soạn code, trình biên dịch, thông dịch cũng như hàng loạt công cụ lập trình quan trọng khác.

Trong số các tính năng của Xcode, nổi bật nhất phải kể đến UI tính năng kết nối đồ họa, phác họa sơ thảo giao diện và tính năng Test Navigator cho phép kiểm tra ứng dụng ngay cả ở giai đoạn phần mềm chưa hoàn thiện.

Vim được các lập trình viên đánh giá cao bởi những tính năng độc đáo và vô cùng khác biệt so với hầu hết các loại phần mềm IDE hiện nay. Phần mềm này cho phép nhúng trực tiếp vào một số phần mềm khác như Visual Studio hay Eclipse.

Nhìn chung, Vim khá gọn, nhẹ lại có nhiều chức năng tùy biến theo nhu cầu của người sử dụng. Bởi vậy, Vim hiện nằm trong nhóm được phần mềm soạn thảo code được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Phần mềm lập trình Vim cũng được nhiều lập trình viên sử dụng.

Eclipse cung cấp giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho người sử dụng với lượng lớn plugin cùng vô số công cụ mở rộng đi kèm. Đa phần các mã nguồn mở của trình soạn thảo code Eclipse đều rất linh hoạt, dễ sử dụng. Giao diện làm việc có thiết kế phù hợp, hiệu quả với hệ thống thông báo system tray và tự động dò lỗi.

Người dùng có thể lựa chọn những gói công cụ khác nhau dựa trên nhu cầu và khả năng sử dụng của bản thân trong quá trình lập trình phần mềm.

Đối với những người yêu thích Java thì Netbeans chính là công cụ lập trình mà họ chắc chắn không thể bỏ qua. Từ khi ra mắt đến nay, Netbeans luôn được người dùng đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Netbeans có giao diện trực quan, khá tương đồng với giao diện của phần lớn phần mềm hiện nay. Điều này sẽ giúp thao tác của người dùng đơn giản, thuận tiện hơn. Mặc dù Netbeans luôn đi liền với soạn thảo Java, phần mềm này vẫn có những gói hỗ trợ để lập trình viên có thể áp dụng các ngôn ngữ như C, C++, PHP,…

Dreamweaver sở hữu giao diện đơn giản nhưng mang đến cảm giác chuyên nghiệp, tiện lợi và thoải mái cho người sử dụng. Phần mềm IDE này hỗ trợ hầu hết các loại ngôn ngữ lập trình phổ biến gồm PHP, ASP.NET,…

Tính năng kéo thả của Dreamweaver vô cùng thuận tiện, giúp lập trình viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi viết phần mềm với các dòng code. Bên cạnh đó, các tính năng như bảng màu, thẻ tag cùng các tiện ích mở rộng đều hỗ trợ bạn thực hiện công việc lập trình một cách đơn giản nhất.

Atom hoạt động tốt trên các thiết bị thuộc ba hệ điều hành phổ biến bao gồm Microsoft, Mac, Linux và hỗ trợ cho mọi ngôn ngữ lập trình.

Phần mềm hỗ trợ code – Atom.

Ngoài các tính năng soạn code cơ bản, Atom cung cấp thêm các tính năng tự động dò và báo lỗi, tự hoàn thiện, đánh dấu các đoạn code,… Bạn có thể lựa chọn mở rộng các tính năng tùy theo yêu cầu trong công việc lập trình của bạn.

Nếu bạn là một người mới bắt đầu với công việc lập trình thì Notepad ++ sẽ là cái tên quen thuộc mà đa số những người đi trước sẽ khuyên bạn lựa chọn. Notepad ++ đơn giản, dễ sử dụng lại có tốc độ nhanh.

Bên cạnh các tính năng cơ bản, bạn cũng có thể lựa chọn cài đặt thêm các plugin khác giúp việc lập trình nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Pycharm nổi bật hơn hẳn so với nhiều loại phần mềm IDE khác chính là nhờ khả năng phân tích code toàn diện, tích hợp nhiều trình sửa lỗi hiệu quả như JavaScript, Python hay Django. Bạn có thể sử dụng Pycharm để soạn code bằng hầu hết mọi ngôn ngữ lập trình thông dụng hiện nay. Phần mềm tương thích với nhiều nền tảng thiết bị khác nhau nên bất kỳ ai cũng có thể tải về và sử dụng.

Như vậy, với bài viết trên đây, bạn đã hiểu được những thông tin cơ bản về công cụ viết phần mềm cũng như danh sách những tool viết code có chất lượng tốt nhất hiện nay. Ngoài việc cân nhắc những thông tin được giới thiệu trong bài viết, bạn nên tự mình trải nghiệm thêm các loại phần mềm lập trình khác nhau để tìm ra công cụ hỗ trợ phù hợp nhất cho bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề