Cách vệ sinh mũi không cần ngoáy

Việc vệ sinh khoang mũi bằng hành động chọc, ngoáy có thể mang đến những rủi ro đáng tiếc cho niêm mạc và đường hô hấp.

Ngoáy mũi là một thói quen tự nhiên. Theo một cuộc khảo sát đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Mỹ, có đến 91% người tham gia cho biết họ thường xuyên ngoáy mũi mỗi ngày. Nhiều người cho rằng hành động như một cách giúp vệ sinh khoang mũi, làm giảm cảm giác khó chịu do rỉ mũi gây ra.

Ngoáy mũi không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm tổn thương cho lớp niêm mạc ở mũi và đường hô hấp. Nguyên nhân là do lớp bụi mịn, vi khuẩn xâm nhập qua đường thở, khi đi vào mũi sẽ bị chất nhầy bao bọc, hình thành nên rỉ mũi.

Hành động ngoáy mũi bằng tay có thể làm gia tăng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như: cảm lạnh, cúm, Covid-19 hoặc nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng. Ngoài ra, việc dùng tay gãi quá mạnh để lấy gỉ mũi sẽ dẫn đến chấn thương niêm mạc hoặc lớp màng trong của mũi, vốn rất mỏng, từ đó gây chảy máu cam, nhiễm trùng. Theo thời gian, các vết xước sẽ hình thành mô sẹo, mang đến rủi ro tắc nghẽn đường thở ở mũi.

Để làm không làm tổn thương đường hô hấp, các chuyên gia khuyến nghị:

Giữ ẩm: Đường mũi bị khô có thể dẫn đến nhiều nước mũi hơn và tăng cảm giác muốn ngoáy mũi. Do đó, việc giữ ẩm đường mũi có thể giúp ngăn ngừa thói quen xấu này. Mọi người có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, uống nhiều nước, rửa mũi bằng nước muối hoặc lắp đặt máy tạo ẩm trong phòng.

Dùng thuốc bổ trợ: Một số người bị dị ứng có thể làm tăng chất nhầy và rỉ mũi. Do đó, việc điều trị những tình trạng này sẽ giúp giảm bớt bất kỳ sự thúc giục nào trong việc ngoáy mũi. Một số loại thuốc dành cho người có tiền sử dị ứng như thuốc kháng histamine, loratadine, cetirizine, hydrochloride hoặc người bệnh cũng có thể dùng thuốc xịt mũi chứa steroid và thuốc thông mũi.

Theo các chuyên gia y tế, ngoài nguyên nhân do khô mũi hoặc phản ứng dị ứng gây nên, người thường xuyên ngoáy mũi sẽ có cảm giác ngứa ngáy ở khoang mũi do bị căng thẳng. Vì vậy, người mắc phải thói quen này có thể thay đổi thói quen sống.

Vệ sinh mũi đúng cách: Để rửa mũi, chuyên gia y tế gợi ý mỗi người có thể sử dụng các sản phẩm dung dịch xịt mũi có chứa nước biển sâu ở dạng phun sương. Tuy nhiên, mỗi người cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho đường thở.

Đầu tiên, mỗi người cần rửa tay sạch với xà phòng và lau khô. Sau đó, bạn lắc đều chai dung dịch xịt mũi trước khi sử dụng, chuẩn bị khăn giấy sạch. Tiếp theo, bạn hơi nghiêng đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi; đưa đầu xịt mũi vào một bên thành mũi còn lại và dùng lực ấn nhẹ để dung dịch đi vào trong, hỉ mũi nhẹ nhàng, lau sạch bằng khăn sạch.

Lưu ý, mỗi người tránh hít mạnh khi xịt và sau khi xịt, vì có thể khiến thuốc chạy thẳng xuống họng, không đọng lại trong mũi để làm sạch mũi. Nếu rửa mũi cho trẻ nhỏ, phụ huynh nên đặt trẻ nằm nghiêng một bên, lót khăn dưới cổ, giữ nhẹ đầu để phòng bé giãy giụa trong quá trình rửa mũi.

1.Tất cả chúng ta đều ngoáy mũi. Vâng đúng là như thế khi bạn ở trong 1 không gian riêng tư thì sự cám dỗ từ việc ngoáy mũi khó mà có thể cưỡng lại được. Nhưng đi kèm với sự "sung sướng" đó thì nó lại khá là nguy hiểm. Và dưới đây là 4 nguy hiểm đến từ thói quen "Sung sướng đó ":

  • Mở đường cho vi trùng vào cơ thể bạn: Bất cứ lúc nào bạn ngoáy mũi thì đều có vi trùng đi vào mũi của bạn. Vi trùng có thể từ nhà vệ sinh, điện thoại, bụi hoặc bàn tay của người khác tùy thuộc vào những gì bạn đã cầm [trong nhà vệ sinh 😁:D].
  • Gây tổn thương cho vách ngăn ở mũi [ vách ngăn mũi là xương và sụn ở mũi chia khoang mũi thành hai lỗ mũi]: Vai trò chính của nó là cho phép không khí chúng ta hít vào qua lỗ mũi và hướng nó từ đầu mũi đến mặt sau của mũi và phổi. Khi bạn ngoáy mũi bạn có thể làm hỏng vách ngăn mũi vì nó khá là mong manh dễ vỡ.
  • Chảy máu mũi: Có một lớp lót trong mũi có chứa nhiều mạch máu nhỏ nằm gần bề mặt và dễ bị tổn thương khi người ta ngoáy mũi. Ngoáy mũi có thể dễ dàng dẫn đến làm hư hại các mạch máu này do đó gây chảy máu mũi.
  • Nổi mụn bên trong mũi: Da, bao gồm cả bên trong mũi, được bao phủ bởi các lỗ chân lông có nang lông để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngoáy mũi có thể dẫn đến mụn nhọt ở lỗ mũi khi chà xát khối nang lông dẫn đến nổi mụn. Tình trạng này được gọi là viêm nang lông, theo đó một bệnh nhân bị sưng đỏ bên trong mũi.
2. Vệ sinh mũi đúng cách:
  • Bước 1: Để rửa mũi, bạn cần có một bình đựng và một lọ nước muối sinh lý.
  • Bước 2: Nếu mua bình xịt thì bỏ qua bước này. Hoặc bạn có thể mua chai dung dịch nước muối 0,9%.
  • Bước 3: Nếu dùng chai dạng bóp [bình hình củ tỏi], neti pot hay ống tiêm thì cần nghiêng người về phía bồn rửa hoặc chậu một góc 45 độ. Nghiêng đầu để khi nước muối chảy từ mũi này sang mũi kia sẽ rơi vào đúng chậu. Lưu ý không ngả đầu ra phía sau.
  • Bước 4: Đặt vòi của bình neti pot hoặc ống tiêm hoặc bình xịt vào một bên cánh mũi như hình minh họa. Bạn há miệng rồi từ từ xịt, rót nước muối vào mũi, nhớ là trong suốt quá trình, chỉ thở bằng miệng, không thở bằng mũi.
  • Bước 5: Nước muối sẽ chảy từ mũi bên này sang bên kia và có thể là chảy cả trong miệng nhưng đừng lo, bạn sẽ không đau nếu nước chỉ chảy vào họng [muốn vậy phải tuân thủ việc thở bằng miệng].
  • Bước 6: Xì mũi nhè nhẹ để làm sạch các dịch còn sót trong mũi. Nhắc lại bước 4 với mũi bên kia. Sau khi thực hiện xong cả 2 bên mũi, bạn cần đảm bảo rằng các dịch trong mũi đã được làm sạch kỹ lưỡng. Ngoài ra, các dụng cụ xịt mũi cũng cần được lau sạch và để ở nơi khô ráo, sạch sẽ.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 150 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,000 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.

Phụ huynh cần hướng dẫn trẻ vệ sinh Tai Mũi Họng đúng cách để bảo vệ sức khỏe Tai Mũi Họng - Ảnh: SKĐS

Không ít người vệ sinh Tai Mũi Họng sai cách nhưng không hề hay biết. Việc vệ sinh Tai Mũi Họng sai cách sẽ không mang lại hiệu quả phòng tránh và điều trị bệnh, thậm chí còn ảnh hưởng đế sức khỏe những bộ phận này về sau. 

1. Ngoáy mũi thường xuyên

Nhiều người có thói quen ngoáy mũi, móc mũi bất kể khi nào lỗ mũi khó chịu. Thường gặp ở những người có bệnh viêm mũi dị ứng, đôi khi cũng là do thói quen.

Thực tế thì niêm mạc vách mũi rất mỏng, là nơi tập trung nhiều mạch máu nhỏ để sưởi ẩm luồng không khí hít vào. Đặc biệt, ngay phần trước vách mũi có 1 điểm mạch máu rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần hắt hơi mạnh, móc mũi… là sẽ gây ra chảy máu cam. 

2. Nhổ lông mũi 

Một số người có sở thích nhổ lông mũi dù lông mũi không dài. Các lông ở trong mũi có tác dụng giữ lại các hạt bụi trong khí hít vào do đó nó bảo vệ đường hô hấp.

Nếu lông mũi dài quá, thò ra ngoài gây mất thẩm mĩ thì nên cắt phần ngọn lông chứ không nên nhổ cả gốc, rất dễ gây tổn thương, viêm mũi.

3. Rửa mũi, xịt mũi, nhỏ mũi nhiều lần

Niêm mạc mũi được phủ bởi lớp nhầy, có tác dụng bảo vệ mũi, giữ ẩm và giữ bụi. Việc thường xuyên xịt rửa mỗi ngày dù mũi không bị bệnh không những không đem lại lợi ích gì mà còn có hại thêm, do làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ mũi.

Nhiệt độ của nước rửa mũi cũng ảnh hưởng tới mũi. Nếu nước rửa quá lạnh có thể gây co mạch máu, giảm miễn dịch tại chỗ, rối loạn chức năng vòi nhĩ và có thể dẫn tới viêm tai giữa.

Đặc biệt là ở trẻ nhỏ do vòi nhĩ nằm ngang và ngắn hơn người lớn là đối tượng dễ bị tổn thương hơn. Do đó, chỉ thực hiện vệ sinh mũi khi bị bệnh viêm hô hấp, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, ngày bình thường không nên nhỏ mũi hay xịt mũi.

4. Ngoáy tai thường xuyên

Việc thường xuyên dùng tăm bông để ngoáy tai với lí do là làm sạch tai, hoặc đôi khi là sở thích do thích thú với cảm giác dễ chịu khi ngoáy tai. Động tác này cũng dễ gây tổn thương ống tai ngoài.

Vì vậy nếu sau tắm hay tai bị ướt bạn chỉ cần dùng khăn để lau khô. Không nên dùng tăm bông để ngoáy tai mỗi ngày.

Ngoáy tai thường xuyên có thể gây tổn thương ông tai của bạn - Ảnh: Voh

Xem thêm bài viết

5. Lấy ráy tai không không đúng cách

Ráy tai nằm trong ống tai ngoài, là một chất không thấm nước có tác dụng bảo vệ tai khỏi chấn thương, nhiễm trùng hay dị vật từ bên ngoài. 

Dụng cụ lấy ráy tai thường là những dụng cụ làm bằng kim loại cứng, có móc và sắc… rất dễ gây tổn thương trầy xước niêm mạc ống tai, gây viêm nhiễm, chảy máu.

Những dụng cụ lấy ráy tai này không được khử trùng nên vết thương có thể bị nhiễm trùng, dùng chung dụng cụ với nhiều người làm tăng nguy cơ truyền những bệnh lây qua đường máu. Ngoài ra, tự lấy ráy tai đôi khi còn đẩy cục ráy vào sâu hơn trong tai, động tác thô bạo có thể gây thủng màng nhĩ.

6. Súc miệng hay là súc họng?

Khi có chỉ định vệ sinh họng bằng các dung dịch sát trùng để điều trị chứng viêm tại chỗ, một nhầm lẫn hay gặp đó là nhiều người lại súc miệng.

Nghĩa là chỉ ngậm và di chuyển dung dịch trong khoang miệng, từ bên này sang bên kia sau đó nhổ ra ngoài mà không thực hiện động tác ngửa cổ kêu a..a..a. Động tác này mới là động tác vệ sinh và sát trùng khoang họng.

7. Tự pha nước muối tại nhà để súc họng

Nước muối sinh lý thường xuyên được các bác sĩ kê để bệnh nhân súc miệng – họng, do tính chất sẵn có của muối ăn. Nhiều người tự pha dung dịch nước muối để súc họng mỗi ngày.

Dung dịch nước muối được gọi là sinh lý với niêm mạc họng miệng là dung dịch có nồng độ 0.9%. Nghĩa là trong 100 ml dung dịch đó chỉ có 0.9 gram muối. Trong khi đó, nếu tự pha rất khó để đạt được nồng độ này.

Thông thường, dung dịch tự pha mặn hơn rất nhiều nước muối sinh lý. Và vì dung dịch tự pha không sinh lý nên không hề đem lại lợi ích gì, thậm chí gây tổn thương thêm cho niêm mạc.

8. Lạm dụng dung dịch sát trùng họng - miệng quá thường xuyên

Các dung dịch được quảng cáo có tính sát trùng họng, tạo hơi thở thơm mát.. rất được ưa chuộng vì người ta nghĩ rằng nếu súc họng thường xuyên bằng các dung dịch sẽ giúp sát trùng, hơi thở thơm tho…

Tuy nhiên đa số các dung dịch có hương thơm và vị cay mát là dung dịch có độ cồn cao và không phù hợp với sinh lý niêm mạc họng, miệng. Việc súc họng nhiều lần 1 ngày với những thứ dung dịch này lâu dài dẫn đến những biến đổi mạn tính của niêm mạc, có thể có liên quan với sự gia tăng nguy cơ ung thư tại chỗ.

Một số phụ huynh cẩn thận dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ nhưng bác sĩ khuyên không nên lạm dụng, đặc biệt với trẻ sơ sinh vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.

Hướng dẫn vệ sinh Tai, Mũi, Họng cho trẻ đúng cách

Bệnh Tai Mũi Họng thường gặp xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Ba mẹ cần nhớ Tai Mũi Họng là cơ quan rất dễ tổn thương, việc vệ sinh đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương ngược lại trẻ.

1. Vệ sinh Tai cho trẻ 

Đối với trẻ sơ sinh vì lỗ tai còn quá nhỏ nên các mẹ chú ý không ngoáy sâu và bên trong. Thay vào đó chỉ cần lấy khăn bông mỏng mềm, xoắn lại theo chiều xoắn của khăn lau vành tai cho trẻ.

Đối với trẻ trên 3 tuổi, mẹ có thể sử dụng tăm bông để làm sạch. Chọn loại tăm bông được đóng gói sạch sẽ, đầu bông nhỏ dành cho trẻ, sợi bông mịn, mềm nhẹ nhàng đưa vào bên trong lỗ tai trẻ để lấy ra các chất bẩn. Không nên đưa quá sâu có thể là tổn thương niêm mạc trong tai mà cha mẹ không hay biết.

2. Vệ sinh Mũi, Họng cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nhẹ, nước mũi còn lỏng và trong cha mẹ hãy lau mũi bằng khăn mềm. Nếu dịch mũi đặc, đã có gỉ thì nên nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc rồi dùng tay nhẹ nhàng day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra.

Một số phụ huynh cẩn thận dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ nhưng bác sĩ khuyên không nên lạm dụng, đặc biệt với trẻ sơ sinh vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi. Đối với trẻ trên 2 tuổi, có thể vệ sinh Mũi, Họng bằng cách súc miệng nước muối  sinh lý hoặc xịt nước muối biển 2 lần/ngày.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, ngoài việc vệ sinh Tai Mũi Họng, cha mẹ cần nhớ cho trẻ rửa chân tay trước khi ăn. Khi con lên 3 tuổi, cha mẹ hoàn toàn có thể tập cho con tự rửa tay, vệ sinh răng miệng và hình thành thói quen này hàng ngày.

Xem thêm bài viết

Video liên quan

Chủ Đề