Cách tính phần trăm theo quy mô chung

Mục tiêu của Phân tích Báo cáo Tài chính là cung cấp các thông tin có thể sử dụng được cho những người sử dụng báo cáo tài chính đề ra những quyết định kinh tế. Tuy nhiên, bạn có biết việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thực hiện dựa trên những chỉ tiêu nào? Và Làm thế nào để chúng ta có thể thấy được tương lai của Công ty qua các Báo cáo tài chính?

Trong bài viết dưới đây, các Kế toán trưởng tại Kế toán Lê Ánh sẽ giúp các bạn trả lời được những câu hỏi trên qua việc cung cấp cho các bạn cách phân tích Báo cáo Tài chính áp dụng trên BCTC Công ty cổ phần Sữa Việt Nam VINAMILK năm 2008

>> Xem thêm: Báo cáo tài chính doanh nghiệp

1, Phân tích xu hướng 

Bản chất của việc phân tích xu hướng trong kế toán là việc quan sát các số liệu, xác định một mô hình trong quá khứ để thấy được xu hướng và để từ đó cung cấp thông tin cho các cấp quản lý, nhà cung cấp tín dụng, các nhà đầu tư ,... đưa ra quyết định của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào nhà đầu tư và việc phân tích xu hướng sẽ giúp gì cho họ trong việc xác định kế hoạch đầu tư tương lai đối với công ty.

 

Trong 3 bảng số liệu của công ty Vinamilk trên, hai cột số liệu đầu tiên là của 2 năm 2008 và 2007, cột thứ 3 chỉ sự thay đổi tăng hoặc giảm của năm 2008 so với năm 2007. Cột thứ 4 chỉ phần trăm tăng hoặc giảm của năm 2008 so với năm 2007 được tính bằng số tăng [giảm] chia cho số của năm 2007.

Để nhận ra xu hướng và hiểu bản chất tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc phân tích cả số tiền tuyệt đối, cả số tương đối đều cần thiết. Có thể thấy rằng, Doanh thu của Vinamilk năm từ năm 2007 đến năm 2008 tăng 1.670,29 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 25,5%, tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng 610 tỷ đồng nhưng về tỷ lệ phần trăm thì tăng đến 94% so với năm 2007.

Sự phân tích những thay đổi trong tiền số tuyệt đối và phần trăm giúp các nhà phân tích thấy rõ hơn bản chất tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ như doanh thu thuần Vinamilk từ năm 2007 đến 2008 tăng 25% tương đương với 1.670,29 tỷ đồng nhưng hàng tồn kho chỉ tăng 7,6% và khoản phải thu chỉ tăng 4,9%. Điều đó nói lên rằng công ty đã quản lý tốt hơn về hàng tồn kho và các khoản phải thu.

 

 

Khi nhìn vào bảng số liệu này, các bạn có thể đặt ra câu hỏi: Điều gì đã tạ nên sự tăng trưởng doanh thu tốt như vậy [bình quân 18%/năm] của Vinamilk? Phải chăng là do cả mạng lưới bán hàng rộng khắp toàn quốc, cùng với các chiến lược marketing hiệu quả và chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng? Tại sao lại có sự sụt giảm doanh thu từ năm 2006 đến năm 2007? Thông thường, những câu trả lời bạn sẽ có thể tìm thấy trong các Báo cáo của Ban điều hành hay Hội đồng quản trị công ty những năm tương ứng. Khi hiểu được những nguyên nhân này sẽ giúp chúng ta đánh giá việc thực hiện của Vinamilk trong quá khứ và có thể dự đoán cho tương lai.

2. Báo cáo quy mô chung

Báo cáo quy mô chung của Vinamilk được trình bày dưới bảng minh họa sau:

 

Phần trăm trong báo cáo kết quả là trên cơ sở của doanh thu thuần bằng 100%. Do vậy, các yếu tố khác của báo cáo kết quả được trình bày theo phần trăm của doanh thu.

Dựa vào báo cáo quy mô chung, ứng xử của chi phí trong mối liên hệ với tổng doanh thu thường được biểu lộ ra, các chi phí nào tăng, giảm, hay giữ nguyên khi doanh thu thay đổi. Trong ví dụ bảng báo cáo quy mô chung của Vinamilk ở trên, tổng chi phí bán hàng là không đổi 13%, tuy nhiên đi vào chi tiết sẽ có những chi phí tăng, giảm khác nhau. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 là 4% trên doanh thu so với năm 2007 chỉ có 3%, những khoản chi phí nào trong đó đã tăng lên? Để biết được, bạn cần xem chi tiết trong phần thuyết minh chi phí. Ví dụ chi phí bán hàng của Vinamilk như trong bảng sau:

 

Đối với hoạt động kinh doanh của Vinamilk, chi phí lớn nhất trong chi phí bán hàng là chi phí quảng cáo truyền hình, quảng cáo báo chí, ... không thấy xuất hiện trên báo cáo, thay vào đó là mục tổng chi phí dịch vụ mua ngoài 118,6 tỷ và chi phí bằng tiền là 792 tỷ. Điều này rất hạn chế việc phân tích các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trên báo cáo thường niên của Vinamilk có đưa ra những chi phí theo bản chất của nó hơn là theo quy định của Bộ Tài chính, vì vậy mà nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn hơn về hoạt động bán hàng của Vinamilk.

Chi phí nhân viên Vinamilk năm 2008 là 96 tỷ, bằng 1,17% doanh thu cao hơn so với năm 2007 chỉ là 56,5 tỷ [0,86%]. Phải chăng hoạt động của nhân viên bán hàng năm 2008 không hiệu quả như 2007? Một nhà đầu tư cũng sẽ cần nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời. Nếu chúng ta biết tiền lương tăng vì chúng ta thuê một số người cho việc mở một số địa điểm bán hàng mới, nơi mà doanh thu chưa tăng kịp tương ứng thì đó có vẻ hợp lý. Nhưng nếu chúng ta thuê thêm người làm việc cùng địa điểm bán hàng mà không tăng doanh thu thì có thể các nhà quản lý, nhân viên bán hàng đã lười biếng làm việc.

3. Báo cáo và phân tích của Ban điều hành

Báo cáo và phân tích của Ban điều hành thường được kèm theo trong các báo cáo thường niên của doanh nghiệp nhằm tập trung giải thích các thay đổi lớn trong báo cáo kết quả lãi, lỗ, tính thanh khoản và các nguồn vốn. Báo cáo này rất quan trọng , các nhà phân tích thường dùng để hiểu bản chất ngành nghề kinh doanh, hiểu rõ số liệu quá khứ và có thể dự đoán tốt hơn về tương lai.

 

4, Báo cáo bộ phận

Báo cáo bộ phận cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp có nhiều ngành hàng khác nhau, có cơ sở ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có phạm vi hoạt động trên nhiều lĩnh vực địa lý khác nhau.

            

       

Trong báo cáo “ Thông tin bộ phận” trên, mặc dù còn rất sơ sài nhưng ít nhất chúng ta cũng thấy được các bộ phận “Nội địa” và “Xuất khẩu” đã tăng trưởng như thế nào?

Có thể thấy, doanh thu nội địa đã tăng 1.131,25 tỷ đồng tương đương 19% tăng trưởng, nhưng xuất khẩu tăng chỉ 539,94 tỷ đồng nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại tương đương 80%. Lãi gộp tương ứng của bộ phận nội địa tăng 677,01 tỷ đồng tương đương 43%. Xuất khẩu chỉ tăng 219,97 tỷ đồng nhưng tương ứng tăng 196%. Sự tăng trưởng của bộ phận nội địa là rất quan trọng vì rủi ro bán hàng của bán hàng nội địa cho hàng triệu người tiêu dùng ít rủi ro hơn là xuất khẩu cho một số ít khách hàng nước ngoài.

Trên đây là bản hướng dẫn Phân tích Báo cáo Tài chính Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk mà Kế toán Lê Ánh đã tổng hợp lại để gửi đến các bạn. Chúc các bạn học tốt.

Tham khảo thêm Khóa học kỹ năng lập và kiểm soát báo cáo tài chính để trang bị đầy đủ kỹ năng lập báo cáo tài chính và kiến thức phục vụ cho Quyết toán thuế.

Nếu như bạn muốn theo học kế toán để được các kế toán trưởng trên 10 năm kinh nghiệm hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ kế toán thực tế thì có thể liên hệ:

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành thực tế và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 [Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm]

HOTLINE: 0904 84 88 55 [Mrs Ánh]

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu tại Hà Nội và TPHCM cho người mới bắt đầu và người đã có kinh nghiệm cần học chuyên sâu, nếu bạn quan tâm đến các khoá học này, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề