Cách tính lưu lượng trạm xử lý chất thải

[TN&MT] - Chúng tôi đang làm hồ sơ để xin cấp phép xả thải nước sinh hoạt của khách sạn quy mô nhỏ. Xin hỏi, khi được cấp phép xả thải thì lưu lượng nước thải hàng tháng được tính theo công thức nào? Trong quá trình xả thải, công ty tôi phải tiến hành các biện pháp kiểm soát nước thải như thế nào?

 Trả lời

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Việc xác định khối lượng nước thải sẽ được tính theo quy định của Điều 39 của Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải, cụ thể:

“1. Đối với nước thải sinh hoạt:

a] Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;

b] Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được xác định căn cứ theo lượng nước sạch tiêu thụ bình quân đầu người tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

2. Đối với các loại nước thải khác:

a] Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bằng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;

b] Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung thì khối lượng nước thải được xác định thông qua đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Trường hợp không lắp đặt đồng hồ, đơn vị thoát nước và hộ thoát nước căn cứ hợp đồng dịch vụ thoát nước được quy định tại Điều 27 Nghị định này để thống nhất về khối lượng nước thải cho phù hợp.”

Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Trong quá trình xả thải, công ty của bạn phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Những nghĩa vụ này được quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật Tài nguyên nước năm 2012 như sau:

“Chấp hành quy định của pháp luật về tài nguyên nước và thực hiện đúng nội dung của giấy phép;

b] Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

c] Bảo đảm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép trong suốt quá trình xả nước thải vào nguồn nước;

d] Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc xả nước thải vào nguồn nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

đ] Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

e] Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hoạt động xả nước thải của mình gây ra theo quy định;

g] Thực hiện việc quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động xả nước thải theo quy định;

h] Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xả nước thải trái phép của mình gây ra;

i] Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, trong quá trình xả thải, công ty của bạn phải đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Đồng thời, phải thực hiện việc quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động xả nước thải theo quy định.

Lượng nước cấp của các bệnh viện trong một ngày là cơ sở để tính toán hệ thống thu gom nước thải và lựa chọn công suất của hệ thống xử lý nước thải một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, lượng nước thải phát sinh cần được xử lý tại các bệnh viện thường được tính toán dựa trên số lượng bệnh nhân hoặc số giường bệnh [lượng nước thải tính trên bệnh nhân trong ngày]. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã đưa ra một vài phương pháp ước tính lượng nước thải phát sinh như sau:

– Bệnh viện quy mô nhỏ và trung bình: 200 – 500 lít/người.ngày.

– Bệnh viện quy mô lớn: 400 – 700 lít/người.ngày

– Bệnh viện trường học: 500 – 900 lít/người.ngày

Tuy nhiên, lượng nước thải thực tế thu gom phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hệ thống thu gom trong các cơ sở y tế. Trên thực tế với hệ thống thu gom không hiệu quả, lượng nước thải thực tế thu được thường thấp hơn đáng kể so với các giá trị được chỉ ra

Số liệu bảng trên chỉ có tính chất tham khảo. Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở y tế cần có hoạt động khảo sát, đánh giá chi tiết lượng nước thải thực tế phát sinh. Đồng thời tham khảo mức tiêu thụ nước của bệnh viện hàng tháng theo hóa đơn nước tiêu thụ.

Đối với các cơ sở y tế dự phòng hoặc các trạm y tế xã, tiêu chuẩn cấp nước thường thấp hơn các giá trị nêu ở bảng trên. Lưu lượng nước cấp thường dao động từ 10 m3/ngày đến 70 m3/ngày đối với các cơ sở y tế dự phòng và từ 1 m3/ngày – 3 m3/ngày đối với các trạm y tế xã/phường. Theo kinh nghiệm thực tế, thường người ta ước tính lượng nước thải bằng 80% của lượng nước cấp.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Chủ Đề