Cách tính chi phí thẩm tra an toàn giao thông

Liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư liên tịch quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác.

Thông tư quy định rõ kinh phí thẩm tra an toàn giao thông công trình đường bộ đang khai thác. Đối với hệ thống quốc lộ, kinh phí thẩm tra an toàn giao thông được bố trí từ Quỹ bảo trì đường bộ trung ương.

Đối với hệ thống đường địa phương [đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện], kinh phí thẩm tra an toàn giao thông được bố trí từ Quỹ bảo trì đường bộ địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Đối với đường thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao [BOT], Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh [BTO], kinh phí thẩm tra an toàn giao thông được tính trong phương án tài chính của hợp đồng.

Đối với đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, kinh phí thẩm tra an toàn giao thông do tổ chức, cá nhân quản lý khai thác chịu trách nhiệm.

Chi phí thẩm tra an toàn giao thông gồm chi phí chuyên gia, chi phí vật liệu, chi phí khảo sát hiện trường… Chi phí chuyên gia được xác định theo số lượng chuyên gia, thời gian làm việc của chuyên gia và tiền lương của chuyên gia. Chi phí vật liệu được xác định căn cứ vào chủng loại, khối lượng theo quy định hiện hành và giá của vật liệu được sử dụng. Chi phí khảo sát hiện trường được xác định theo thời gian số lần khảo sát, phương tiện sử dụng và các chi phí cần thiết khác trong quá trình khảo sát hiện trường.

Ngoài ra, trong thẩm tra an toàn giao thông còn có chi phí quản lý. Chi phí này là khoản chi phí duy trì hoạt động của tổ chức thẩm tra an toàn giao thông và các chi phí quản lý khác phục vụ cho công tác thẩm tra an toàn giao thông. Chi phí quản lý xác định bằng tối đa 55% của chi phí chuyên gia.

Thông tư cũng nêu rõ, các khoản chi thẩm tra an toàn giao thông chi không đúng chế độ, chi sai nội dung đều phải xuất toán thu hồi nộp ngân sách nhà nước, người nào ra lệnh chi sai người đó phải bồi hoàn cho công quỹ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2015.

Nguồn: chinhphu.vn

Theo phản ánh của ông Nguyễn Văn Hùng [Vĩnh Phúc], Văn bản số 2969/BXD-KTXD ngày 19/6/2020 của Bộ Xây dựng về việc thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí thẩm tra an toàn giao thông có nội dung: "Chi phí thẩm tra thiết kế xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng đã bao gồm chi phí thẩm tra an toàn giao thông".

Hướng dẫn nêu trên khi áp dụng vào thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân là:

Hiện nay quy định thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tư vấn thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP; chi phí tư vấn thẩm tra thiết kế xây dựng được xác định theo Thông tư số 16/2019/TT-BXD.

Quy định thẩm tra an toàn giao thông bước thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT; chi phí tư vấn thẩm tra an toàn giao thông được xác định theo Thông tư số 45/2011/TT-BGTVT.

Các văn bản nêu trên vẫn còn hiệu lực thi hành, khi áp dụng vào thực tiễn, ông Hùng nhận thấy các quy định về điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế xây dựng và thẩm tra an toàn giao thông ở bước thiết kế bản vẽ thi công là khác nhau; kết quả thẩm tra được ban hành độc lập với nhau; chi phí thẩm tra an toàn giao thông được lập trên cơ sở đề cương thẩm tra an toàn giao thông được duyệt, dự toán lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 45/2011/TT-BGTVT, thường cao hơn chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng trên cùng một dự án.

Do vậy, ông Hùng đề nghị Bộ Xây dựng xem xét lại nội dung hướng dẫn tại Văn bản số 2969/BXD-KTXD. Trong trường hợp hướng dẫn trên là đúng, ông đề nghị hướng dẫn cách xác định từng loại chi phí thẩm tra [thẩm tra thiết kế xây dựng và chi phí thẩm tra an toàn giao thông] để có cơ sở thực hiện.

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Việc đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định tại Khoản 24, Khoản 25, Khoản 26 Điều 1 Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 [sửa đổi bổ sung Điều 82, Điều 83, Điều 83A Luật Xây dựng số 50/2014/QH13].

Nội dung thẩm định, hồ sơ trình thẩm định, quy trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Chi phí thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chinhphu.vn


CHI PHÍ THẨM TRA AN TOÀN GIAO THÔNG

Thẩm tra an toàn giao thông là công việc tư vấn đầu tư xây dựng [theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 31 khoản 1 điểm d].

Chi phí thẩm tra an toàn giao thông là Chi phí tư vấn được xác định bằng dự toán theo Thông tư 45/2011/TT-BGTVT Phụ lục số 1, cụ thể như sau:

Ctt = Ccg + Cql + Ck + TN + VAT + Cdp

Trong đó:

·     Ctt là Chi phí thẩm tra an toàn giao thông cần xác định

·     Ccg là Chi phí chuyên gia được xác định như sau:

Ccg = [Scg1 x Tcg1 x Lcg1] + [Scg2 x Tcg2 x Lcg2] + … + [Scgn x Tcgn x Lcgn]

+ Scg1, Scg2, …, Scgn là số lượng chuyên gia các loại 1, 2, …n cần thiết để thực hiện công việc

+ Tcg1, Tcg2, …, Tcgn là thời gian làm việc của chuyên gia các loại 1, 2, …n

+ Lcg1, Lcg2, …, Lcgn là tiền lương của chuyên gia các loại 1, 2, …n; đối với chuyên gia trong nước được xác định theo Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH điều 3,4; đối với chuyên gia nước ngoài được xác định theo thông lệ quốc tế

·     Cql là Chi phí quản lý được xác định = Ccg x 45%

·     Ck là Chi phí khác [văn phòng phẩm; chi phí khấu hao thiết bị; chi phí đi lại; chi phí hội nghị, hội thảo,…] được xác định bằng cách dự trù từ 5 ÷ 10%

·     TN là Thu nhập chịu thuế tính trước = [Ccg + Cql + Ck] x 6%

·     VAT là Thuế giá trị gia tăng = 10%

·     Cdp là Chi phí dự phòng = 10%

Video liên quan

Chủ Đề