Cách tính bánh răng vi sai

Phân độ vi sai

Khi không thể tính toán để phân độ theo yêu cầu bằng phương pháp phân độ đơn giản, đó là khi phân số 40 N không thể rút gọn đến số có thể dùng được trên vòng lỗ, khi đó phải dùng phương pháp phân độ vi sai.

Với phương pháp phân độ này, đĩa phân đô phải quay tới hoặc lui trong khi tay quay phân độ vẫn quay phân độ bình thường.
[adrotate banner=7]
Trong phương pháp phân độ vi sai, như khi phân độ đơn giản, tay quay phân độ quay trục chính đầu phân độ. Sau khi chốt khóa đã được nới lỏng, với các bộ truyền bánh răng thay thế, chuyển động quay sẽ được truyền từ trục chính ụ phân độ đến trục vít, chiều quay của đĩa phân độ có thể cùng chiểu hay ngược chiều với tay quay phân độ. Sự đổi chiều quay tùy thuộc vào một hoặc nhiều bánh răng trung gian trong hệ truyền động bánh răng.

Khi chi tiết gia công cần tính toán phân độ bằng phương pháp vi sai, trị số phân độ đơn giản được chọn trước [Hình 64-4].

Để minh họa nguyên lý hoạt động của phân độ vi sai, giả sử tay quay phân độ quay 1/9 vòng tròn và chỉ vòng lỗ 8 là có thể ứng dụng được.

Nếu tay quay phân độ quay 1/9 vòng, chốt ghim sẽ không cắm vào 1 lỗ trên dãy lỗ có hàng lỗ là 8. Vị trí chính xác của chốt ghim sẽ là độ sai lệch giữa 1/8 và 1/9 của 1 vòng tay quay. Điều này có nghĩa là nhỏ hơn 1/8 vòng:

Vì không có lỗ ở chỗ có thể cắm chốt ghim, do đó đĩa phân độ quay ngược thông qua bộ bánh răng thay thế 1/72 vòng cho đến khi chốt ghim cắm vào lỗ thích hợp. Tại lỗ này tay quay phân độ được khóa lại, đúng 1/9 vòng tròn.

Phương pháp tính toán bộ bánh răng thay thế để phay vi sai như sau:

Khi số gần đúng lớn hơn số yêu cầu, thì phân số sẽ có dấu [+] và đĩa phân độ quay cùng chiều với tay quay phân độ [cùng chiều kim đổng hồ]. Chiều dương được thực hiện bằng cách dùng bánh răng trung gian. Tuy nhiên, nếu số gần đúng nhỏ hơn số yêu cầu, phân số có dấu âm, đĩa phân độ quay ngược chiều với tay quay phân độ, nghĩa là quay ngược chiều kim đồng hồ. Chiểu âm yêu cẩu sử dụng hai bánh răng trung gian. Tử số của phân số biểu thị bánh răng chuyển động và mẫu số biếu thị theo bánh răng bị động [bánh vít]. Hệ thống truyền động bánh răng có thể là đơn giản hoặc tập hợp nhiều bánh răng và được quay như sau.

  • Bánh răng đơn giản: Một bánh răng trung gian cho chiểu quay [+] của đĩa phân độ và hai bánh răng trung gian cho chiều quay [-].
  • Bánh răng kết hợp: Một bánh răng trung gian cho chiều quay [-] và 2 bánh răng trung gian cho chiều quay [+] của đĩa phân độ.

Ví dụ: Tính toán phân độ và bộ bánh răng thay thế để gia công chi tiết có 57 khoảng chia.

Bánh răng thay thế của đầu phân độ: 24, 24, 28, 32, 40, 44, 48, 56, 64, 72, 86, 100.

Đĩa phân độ có số hàng lỗ sau:

Đĩa 1: 15,16,17,18,19,20

Đĩa 2: 21,23,27,29,31,33

Đĩa 3: 37,39,41,43,47,49

Bài giải


[adrotate banner=8]
Vì không có vòng lỗ 57 và không có thể rút gọn phân số trên cho thích hợp với vòng lỗ, dođó cần phải chọn một số gần đúng với 57 để tính toán phân độ.

Vì vậy, để phân độ cho 57 khoảng, một bánh răng có z=40 được lắp vào trục chính của đầu phân độ và bánh răng có z=56 được lắp vào trục vít, vì phân số có dấu âm, đĩa phân độ quay ngược chiều với tay quay [ngược chiểu kim đồng hồ] cần dùng hai bánh răng trung gian, Sau khi lắp các bánh răng thay thế, quy trình phân đô đơn giản cho 56 khoảng chia sẽ được áp dụng.

Video liên quan

Chủ Đề