Cách thức viết bản án

Mục lục bài viết

  • 1. Căn cứ pháp lý
  • 2. Khái niệm bản án
  • 3. Đặc điểm của bản án
  • 4. Phân loại bản án
  • 5. Hiệu lực của bản án

1. Căn cứ pháp lý

+ Bộ luật tố tụng dân sự 2015

+ Bộ luật tố tụng hình sự 2015

+ Bộ luật tố tụng hành chính 2015

2. Khái niệm bản án

Thuật ngữ “bản án” được sử dụng lần đầu tiên tại Sắc lệnh thiết lập các toà án quân sự ngày 13.9.1945. Tuy nhiên, đến ngày 3.3.1969 Toà án nhân dân tối cao mới ban hành Thông tư số 1-UB hướng dẫn về cơ cấu bản án và cách viết bản án.

Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ viết bản án. Ở một số nước, thuật ngữ bản án chỉ dùng trong trường hợp xét xử vụ án hình sự, còn trong việc giải quyết vụ kiện dân sự thì văn bản ghi nhận quyết định của toà án tuyên xử gọi là quyết định của toà án. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực hình sự cũng như dân sự đều dùng thuật ngữ chung là bản án. Bản án trong lĩnh vực hình sự gọi là bản án hình sự. Bản án trong lĩnh vực dân sự gọi là bản án dân sự.

3. Đặc điểm của bản án

+ Bản án là loại văn bản đặc trưng riêng và quan trọng nhất thể hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ban hành văn bản này theo trình tự tố tụng chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng.

+ Bản án là văn bản chính thức của Nhà nước trong quan hệ với cá nhân, cơ quan và tổ chức.

+ Bản án là một trong các văn bản tố tụng tư pháp với hình thức và bố cục được lập theo mẫu thống nhất theo quy định của các luật tố tụng và nghị quyết của Hội đồng Thẩm pháp Tòa án nhân dân Tối cao.

+ Bản án một mặt vừa phải thể hiện các chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của những người tham gia tố tụng, mặt khác cũng phải thể hiện quan điểm, kết luận của Tòa án về nội dung vụ án, về pháp luật áp dụng, đường lối xử lí, quyết định của Tòa án đối với các vấn đề cần giải quyết trong vụ án.

+ Bản án của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật có giá trị thi hành, quyết định được tuyến trong bản án có tính chất mệnh lệnh của Nhà nước mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan buộc phải quân theo

4. Phân loại bản án

- Căn cứ theo hiệu lực pháp luật

* Bản án đã có hiệu lực pháp luật:

+ Bản án nhất định bắt buộc phải tôn trọng, phải thi hành gồm: án sơ thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không bị kháng cáo, kháng nghị; án sơ thẩm đồng thời là án chung thẩm, án phúc thẩm. Các bản án và quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm.

* Bản án chưa có hiệu lực pháp luật

+ Bản án sơ thẩm chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa xét xử phúc thẩm. Bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì không được đem ra thi hành.

- Căn cứ theo lĩnh vực pháp luật:

* Bản án hình sự

+ Là bản án xét xử trong vụ án hình sự. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử. Bản án hình sự gồm: Bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm

* Bản án dân sự:

- Là bản án trong vụ việc dân sự. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án, cụ thể như sau:

+ Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

+ Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan;

+ Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

* Bản án hành chính: Là bản án trong vụ viêc hành chính. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án, cụ thể như sau:

+ Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng khởi kiện; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

+ Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, khởi kiện của cơ quan, tổ chức; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, án lệ [nếu có] mà Tòa án áp dụng để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan;

+ Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, về án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

* Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài

Là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài và bản án, quyết định khác của Toà án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự.

5. Hiệu lực của bản án

- Đối với bản án, quyết định sơ thẩm trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Căn cứ theo Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định như sau:

“1. Bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải nghiêm chỉnh chấp hành.

2.Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thi hãnh bản án, quyết định của toà án”.

Điều 343 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

- Đối với bản án, quyết định sơ thẩm theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

“Điều 19. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

3. Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án có trách nhiệm trả lời cho Tòa án.”

Nguyên tắc đảm bảo có hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án sẽ được thực hiện theo Điều 19 của Bộ luât tố tụng dân sự 2015, mọi cơ quan tổ chức liên quan sẽ phải thực hiện, làm việc theo nguyên tắc trên.

Ngoài ra, khoản 2, Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.”

- Đối với bản án sơ thẩm nếu không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị. Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án. Đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

- Ngoài ra, để xác định được bản án, quyết định có hiệu lực khi nào thì cần xem xét đến thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

- Như vậy, sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật. Khi bản án có hiệu lực pháp luật sẽ được yêu cầu thực hiện nội dung bản án đã tuyên. Ngoài ra, có một số bản án sẽ có hiệu lực ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị.

- Đối với bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Video liên quan

Chủ Đề