Cách sắp xếp chén trong máy rửa chén

Máy rửa chén có thể nói là sản phẩm được nhiều chị em nội trợ yêu thích khi giúp ích cho công việc làm sạch chén dĩa nhanh chóng. Bạn đã biết cách sắp xếp chén dĩa trong máy rửa chén hay chưa? Làm sao để chén dĩa không bị hư hòng hay được rửa sạch hơn khi dùng máy rửa chén? Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện ngay nhé.

+ Trước khi rửa, bạn nên phân loại xếp thành hàng ly, chén, tô dĩa cỡ nhỏ, vừa vào giỏ trên; còn nồi chảo, tô dĩa cỡ lớn [đường kính 31 – 34 cm] thì cho vào giỏ đựng dưới.

+ Các đồ dùng quá bẩn, nặng nên đặt ở giỏ dưới vì máy phun thường phun mạnh hơn, hiệu quả làm sạch tốt hơn. Đồ dùng có khối lượng lớn nên đặt ở giỏ dưới để hạn chế rơi rớt, giỏ trên đặt đồ nhẹ tổng khối lượng tầm 2 kg.

+ Đũa, dao, kéo, nĩa, vá, muỗng nên cho vào các ngăn đựng chuyên dụng trong máy rửa chén, gắn chặt, cố định chúng trong ngăn đựng.

Đặt úp chén dĩa xuống

+ Bạn nên đặt đồ dùng vào máy rửa chén theo hướng úp xuống, không đặt ngửa ra để nước, thức ăn thừa thoát ra ngoài dễ dàng hơn, không bị tồn đọng sau khi rửa.

+ Các chén dĩa có đường cong, phần lõm bạn nên đặt nghiêng tiết kiệm không gian trong giỏ đựng và tiện làm sạch hơn. Đồ dùng có tay nắm hướng xuống dưới và đũa không để phần đầu đũa nhỏ hướng xuống dưới.

+ Đồ vật sắc nhọn, dài như dao tỉa thực phẩm nên đặt nằm ngang trong giỏ đựng, còn nếu đặt đứng nên đặt phần tay cầm hướng lên trên, không đặt phần có lưỡi dao dài lên trên.

Không đặt chén dĩa chồng lên nhau

+ Bạn không nên đặt chén dĩa, dao kéo chồng lên nhau, tạo khoảng cách nhất định giữa các vật dụng.

+ Bạn cũng không để chén dĩa chạm vào những đồ dùng làm bằng thủy tinh, đồ mỏng vì áp suất của vòi phun nước có thể làm đồ dùng mỏng, bằng thủy tinh bị xô đổ, nứt vỡ.

+ Chén đĩa, ly tô hình vuông, hình lục giác cùng nhiều hình dạng khác nhau, nhiều góc cạnh, bạn không đặt úp chúng mà nên đặt nghiêng, đứng chúng trong giỏ đựng.

+ Bạn không nên cho đồ cỡ nhỏ trong đồ cỡ lớn khi muốn tiết kiệm diện tích trên giỏ đựng đồ nhưng sẽ làm cho việc vệ sinh các món đồ lớn không sạch sẽ, tồn đọng chất bẩn, sấy không khô hoàn toàn. Đồ cỡ nhỏ và đồ cỡ lớn nên đặt tách riêng chúng ra.

Bạn có thể xem thêm một số "hiểu lầm" thường gặp về máy rửa chén. 

Vật dụng hạn chế dùng cho máy rửa chén

+ Đồ có những bộ phận làm bằng bạc và nhôm có thể bị bạc màu khi rửa, chén dĩa được tráng men cũng có thể bị mờ hay đục nếu rửa trong máy rửa chén thường xuyên. Hay kính trang trí, đồ thủ công, dụng cụ cổ không thích hợp dùng máy rửa chén vì có thể bị giảm giá trị, độ bền.

+ Không dùng máy rửa chén với đồ dùng bằng gỗ, xương, đồng, thiếc, sợi tổng hợp, thép, thủy tinh pha lê không chịu nhiệt, có tay cầm bằng gỗ, sừng, ốc xà cừ, dễ hỏng sau khi rửa.

+ Chén dĩa bằng nhựa không chịu nhiệt, chén dĩa cũ có bộ phận được gắn chặt với nhau bằng băng dính không chịu nhiệt có thể bị biến dạng, giảm độ bền khi rửa trong máy rửa chén.

Nếu bạn đang muốn tìm mua cho mình một thiết bị rửa chén ưu việt với nhiều tính năng tiện ích, hãy thử tham khảo qua:

Máy rửa chén Bosch 2400W SMS63L08EA

Máy rửa chén Electrolux 1950W ESF5206LOW

Máy rửa chén Junger 2400W DWJ-600

Máy rửa chén cùng nhiều sản phẩm gia dụng ưu đãi khác vẫn đang chờ bạn ở Nguyễn Kim. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được tư vấn thêm về sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ mua sắm nhé!

Hotline: 1800 6800 [miễn phí]

Email:

Chat: Facebook NguyenKim [nguyenkim.com] hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Những chiếc máy rửa bát thông minh được xem như một phát minh vĩ đại, giúp tiết kiệm thời gian cho chị em nội trợ. Tuy nhiên, việc sử dụng những chiếc máy rửa bát thông minh hiện đại này như thế nào là đúng nhất để chén bát khô sạch và tăng tuổi thọ cho máy thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ về hướng dẫn cách sắp xếp chén bát vào máy rửa chén bát đúng nhất.

Những gì nên hay không nên cho vào máy rửa bát?

Đầu tiên cần phân loại và tìm hiểu những dụng cụ nào nên hay không nên cho vào máy rửa bát bởi không phải bất cứ dụng cụ nào cũng có thể cho vào máy để rửa bát.

Những dụng cụ an toàn có thể rửa bằng máy rửa bát:

–       Chén/ ly/ cốc thủy tinh

–       Các loại dụng cụ bằng thép không gỉ, nhôm, hoặc nhựa chịu nhiệt

–       Các loại dụng cụ bằng đá

Những dụng cụ không nên cho vào bằng máy rửa bát:

–       Dụng cụ bằng gỗ: những dụng cụ bằng gỗ sẽ dễ bị cong vênh và nứt do trong quá trình vận hành có sử dụng nước nóng

–       Dụng cụ bằng gang: sẽ dễ bị gỉ sét nếu rửa bằng máy rửa bát.

–       Vật dụng làm bằng bạc: do chất tẩy mạnh và nước nhiệt độ cao nên các vật dụng bằng bạc dễ bị mài mòn.

–       Dụng cụ bằng đồng, thiếc: dễ bị xỉn màu.

–       Ngoài ra: những chén bát đĩa có hoạt tiết trang trí bằng tay [dễ gây trầy xước, mờ], hoặc các dụng cụ vật dụng có nhãn mác bằng giấy [dễ bị bong ra và kẹt lại trong máy rửa bát], chảo chống dính [sẽ dễ bị mất chất dính]

Cách sắp xếp chén bát vào máy rửa bát đúng nhất

1. Chuẩn bị dụng cụ/ chén bát cần rửa

–       Sau khi ăn xong, vét bỏ hết thức ăn thừa, đặc biệt là xương, và những thứ có thể gây tắc nghẽn vào thùng rác.

–       Không cần thiết phải ngâm hoặc xả chén bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát vì hầu hết các máy rửa bát hiện đại đều được thiết kế để biến vụn thức ăn thành một chất xúc tác, tạo ma sát để rửa chén bát đĩa được sạch hơn.

–       Trong trường hợp nồi hay chảo bị cháy két, hoặc chén bát đĩa bám thức ăn khô cứng thì nên ngâm trước khi cho vào máy rửa chén bát.

–       Trước khi cho vào máy rửa bát thì có thể phân loại và chia nhóm các dụng cụ/ chén bát giống nhau sẽ giúp hiệu quả rửa cao hơn.

2. Sắp xếp dụng cụ vào giỏ đáy của máy rửa chén bát

Khi sắp xếp dụng cụ vào giỏ đáy của máy, hãy đặt các dụng cụ cần rửa sao cho những phần bẩn nhất đặt nằm đối diện với cánh tay phun.

Các dụng cụ nặng hơn thì nên đặt vào phần giỏ đáy như: nồi, chảo, thớt hoặc các loại khay. Các dụng cụ này nên hướng về phía trong sát với tường của khoang máy rửa bát. Các dụng cụ này sẽ không chặn các tia nước hay chất tẩy rửa, ảnh hưởng đến việc rửa các vật dụng/ dụng cụ khác với cách sắp xếp này.

Ngoài ra, bạn cũng chú ý không được đặt các dụng cụ chồng lên nhau.

3. Sắp xếp vật dụng/ dụng cụ vào giỏ giữa của máy rửa chén bát

Sau khi bạn đã sắp xếp xong giỏ đáy của máy rửa chén bát thì tiếp tục xếp các dụng cụ nhỏ hơn vào khu vực giỏ giữa của máy như: cốc, ly thủy tinh. Chú ý: nên đặt úp các dụng cụ này xuống để nước không bị đọng lại sau khi rửa. Bạn nên thận trọng khi sắp xếp dụng cụ ở giỏ giữa này để tránh làm chúng bị lọt xuống trong khi rửa.

4. Sắp xếp dụng cụ vào giỏ trên của máy rửa chén bát

Giỏ rửa trên của máy rửa chén bát thường có kích thước nhỏ hơn. Vì vậy, hãy sắp xếp khoa học các dụng cụ có kích thước nhỏ hơn tại giỏ trên này như: chén, bát, đĩa nhỏ hay các khay có kích thước nhỏ.

5. Sắp xếp các phụ kiện khác

Với các dụng cụ nhỏ như: dao, kéo, đũa, thìa hay muỗng thì việc sắp xếp vào máy rửa bát cũng cần đặc biệt chú ý. Vì vậy hãy tách thìa và nĩa ra, không để chúng lồng vào nhau; dao thì đặt úp xuống để tránh tình trạng cứa vào tay khi bạn lấy đồ ra.Hãy cắm ngược thìa, dĩa xuống để tăng hiệu quả làm sạch.

Chú ý trong việc sắp xếp chén bát vào máy rửa bát

1. Phân loại các dụng cụ đúng giỏ đựng

– Trước khi sử dụng máy rửa chén bát cần phân loại sắp xếp thành hàng các vật dụng dụng cụ nhỏ, vừa vào giỏ trên còn những dụng cụ cỡ lớn [thì cho vào giỏ đựng dưới.

– Những đồ dùng quá bẩn, nặng nên đặt ở giỏ dưới.

– Với những dụng cụ như: đũa, dao, kéo, nĩa hay muỗng thì đặt vào các ngăn đựng chuyên dụng trong máy rửa chén, gắn chặt, cố định chúng trong ngăn đựng.

2. Đặt úp các dụng cụ vật dụng

– Khi đặt đồ dùng vào máy rửa chén bát, thì cần đặt chúng theo hướng úp xuống, không đặt ngửa ra để nước hoặc thức ăn thừa thoát ra ngoài dễ dàng hơn và không bị đọng lại trong đồ dùng sau khi rửa xong

– Tuy nhiên, đối với các loại bát đĩa có đường cong thì nên đặt nghiêng như vậy sẽ tiết kiệm được không gian trong giỏ đựng.

– Đặt các vật dụng, dụng cụ có tay nắm hướng xuống dưới.

– Với những đồ vật sắc nhọn, dài như các loại dao tỉa thực phẩm thì nên đặt nằm ngang trong giỏ đựng.

3. Không đặt dụng cụ chồng lên nhau

  • Không sắp xếp chén bát, dao kéo chồng lên nhau và nên tạo một khoảng cách nhất định giữa các dụng cụ.
  • Chú ý không để chén bát chạm vào những đồ dùng làm bằng thủy tinh hoặc dụng cụ mỏng vì áp suất của vòi phun nước có thể làm đồ dùng mỏng bị xô đổ dẫn đến nứt vỡ.

Chú ý: không nên sắp xếp quá nhiều chén bát đĩa vào thiết bị máy rửa chén bát. Tình trạng quá tải sẽ xảy ra và ảnh hưởng lớn đến hiệu suất hoạt động của máy rửa chén bát. Các dụng cụ nên được sắp xếp để cách vòi phun và không che chắn vòi phun. Như vậy, nước sẽ phun được tới nhiều ngóc ngách của chén bát/ dụng cụ hơn, mặt bẩn nhất của các vật dụng cần rửa để quay vào bộ phận phun.

Chú ý trong việc sử dụng máy rửa chén bát

1. Sử dụng bột rửa chén bát hoặc viên rửa chén bát chuyên dụng thay cho các chất tẩy rửa thông thường khác

Việc lựa chọn các loại chất tẩy chuyên dụng phù hợp với máy rửa chén bát là vô cùng quan trọng và là yếu tố quyết định sự bền lâu của thiết bị. Một số chất tẩy rửa được thiết kế dạng viên hoặc bột ngày nay có thể thay thế cho chất tẩy rửa thông thường, tuyệt đối không sử dụng các loại nước rửa chén bát bằng tay dùng cho máy rửa.

2. Muối làm mềm nước là hóa chất nên sử dụng khi dùng máy rửa chén bát

Muối rửa chén bát có tác dụng làm mềm nước sẽ có tác dụng ngăn chặn hiện tượng vón cục của chất tẩy rửa. Khi rửa bát không có muối làm mềm nước chuyên dụng thì  lượng vôi trong nước dần kết tủa đóng cặn và phá hỏng các thiết bị của máy. Chú ý đèn báo chỉ số “salt” để biết tình trạng muối còn hay hết và nên bổ sung kịp thời

3. Để máy rửa chén bát nguội hẳn mới lấy dụng cụ ra tránh bỏng tay

Máy rửa chén bát sử dụng nước nóng để rửa và làm sạch bát đũa, sau đó qua quá trình sấy khô bằng nhiệt độ cao từ khoảng 60 – 80 độ nên sau khi máy chạy xong các chương trình rửa sẽ vẫn còn khá nóng, nên nếu mở máy và lấy đồ ra ngay sẽ dễ bị bỏng tay. Vì vậy nên đợi ít nhất 10 – 15 phút để đồ dùng, dụng cụ nguội dần rồi lấy ra và xếp lên giá bát đĩa.

4. Vệ sinh máy rửa chén bát thường xuyên định kỳ

Sau những lần sử dụng thì hầu hết các thiết bị đều cần được vệ sinh thường xuyên định kỳ để bảo vệ các linh kiện thiết bị cho máy hoạt động tốt và đảm bảo vệ sinh. Các bộ phận cần được vệ sinh kỹ càng hơn như bộ lọc chất bẩn, cánh tay phun nước, ống thoát nước, các giá để đồ và cửa máy nơi tiếp xúc với khoảng không.

Trên thực tế, máy rửa chén bát sẽ hoạt động hiệu quả hơn và khai thác tốt hơn các chức năng của chúng nếu biết cách sắp xếp chén bát đũa và dụng cụ vào máy rửa chén bát rất đơn giản mà không tốn nhiều thời gian. Hơn thế nữa, đây là cách tốt nhất để bảo vệ máy rửa chén bát cũng như các dụng cụ nhà bếp của mình để có tuổi thọ bền lâu hơn. Bài viết về hướng dẫn cách sắp xếp chén bát vào máy rửa chén bát đúng cách trên đây hy vọng đã giúp bạn biết cách sắp xếp dụng cụ vào máy rửa chén bát đúng cách nhất.

Video liên quan

Chủ Đề