Cách nhãn biết đã hút cạn sữa

Mục lục

  1. 1/ Mất sữa là gì?
  2. 2/ Dấu hiệu của mất sữa Nhận biết sớm để có phương pháp ngăn chặn và chữa trị
  3. 3/ Nguyên nhân dẫn tới mất sữa Cơ chế tiết sữa của mẹ
  4. 4/ Mẹ mất sữa phải làm sao để có lại
  5. 5/ Chia sẻ thực tế của các bà mẹ về cách làm thế nào khi bị mất sữa

Có nhiều bà mẹ không hiểu tại sao sữa của mình ngày càng ít dần đi và rồi mất hẳn mặc dù vẫn cho con bú thường xuyên. Vậy nguyên nhân mất sữa do đâu? Dấu hiệu nào để nhận biết sớm rằng bạn đang bị mất sữa? Phương pháp gọi sữa về nhanh nhất? Tất cả sẽ được Vouchercode chia sẻ trong bài viết này. Hãy tham khảo thử nhé!

1/ Mất sữa là gì?

Cách nhãn biết đã hút cạn sữa

Mất sữa là hiện tượng tuyến sữa ngừng tiết sữa. Mất sữa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân hoặc chẳng có nguyên nhân nào cả. Mất sữa cũng có thể xảy ra đột ngột, ví dụ hôm qua bạn vẫn có sữa cho con bú nhưng hôm nay lại không thấy giọt nào, hoặc trường hợp phổ biến hơn là mất sữa từ từ, tức là sữa tiết ra ít dần rồi mất hẳn.

Tuy nhiên các bà mẹ sinh con lần đầu rất hay nhầm lẫn giữa ba khái niệm ít sữa, tắc sữa và mất sữa. Do đó, mẹ cần phân biệt các khái niệm này như sau:

  • Ít sữa

Là hiện tượng sữa tiết ra ít hơn mức bình thường, con bú chỉ được một lát rồi ngừng vì bé bú không thấy sữa sẽ chán, bé đi tiểu ít hơn bình thường. Hai bầu ngực của mẹ mềm nhũn, không căng tức, không đau.

  • Tắc sữa

Là hiện tượng sữa vẫn tiết ra bình thường nhưng vì ống dẫn sữa bị tắc nên sữa không thể thoát ra ngoài được. Sau đó, bầu ngực căng cứng, đau, xuất hiện các cục sữa vón cục, mẹ bị sốt, cơ thể mệt mỏi.

  • Mất sữa

Là hiện tượng tuyến sữa của mẹ ngừng tiết sữa, bầu ngực xẹp, nhũn, cố nặn cũng không ra sữa cho con bú.

2/ Dấu hiệu của mất sữa Nhận biết sớm để có phương pháp ngăn chặn và chữa trị

Trong tất cả các trường hợp, 5 dấu hiệu mất sữa điển hình mà các mẹ dễ nhận thấy nhất là:

  • Thời gian bú quá ngắn hoặc quá dài

Cách nhãn biết đã hút cạn sữa

Trung bình, thời gian bú của mỗi đứa trẻ kéo dài từ 10-20 phút. Nếu bé bú quá lâu, trên 1 giờ hoặc quá ngắn dưới 10 phút thì rất có thể bé đã bú không đủ sữa mẹ, chứng tỏ mẹ đang ít sữa, thiếu sữa.

  • Bầu vú nhỏ và mềm nhẽo

Cách nhãn biết đã hút cạn sữa

Các mẹ không có cảm giác căng tức, ngực bị xẹp xuống, cảm giác rữa ra, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, chậm tiêu hay có cảm giác khó thở, tiểu tiện trong dài, đại tiện nát hoặc lỏng, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt

  • Sữa không thông, bầu vú căng hoặc đau tức

Ngực sườn đầy chướng, không muốn ăn, thậm chí phát sốt, tinh thần căng thẳng, bực bội, khó chịu, lưỡi đóng bã vàng mỏng

Cách nhãn biết đã hút cạn sữa

  • Không có cảm giác châm kim khi em bé bú xong

Thường sau khi cho con bú xong, các bà mẹ sẽ có cảm giác châm kim hoặc ngứa một chút ở bầu ngực. Nếu không có cảm giác này thì rất có thể sữa mẹ đã giảm đi và bé đã bú không đủ sữa.

  • Sữa tiết ra không tăng sau nhiều ngày, sữa trong hoặc nhạt

Lúc vừa sinh, cơ thể người mẹ chưa tiết ra nhiều sữa. Đầu vú mới chỉ tiết ra một ít sữa, gọi là sữa non có màu vàng đục. Sau khoảng 3-4 ngày nữa, sữa mẹ sẽ nhiều hơn và trắng đục, sữa cũng có nhiều dinh dưỡng hơn. Nhưng nếu mẹ thấy rằng sữa không tăng lên sau nhiều ngày sau sinh thì tức là mẹ đã không đủ sữa cho con.

Khi không được chữa trị, mất sữa có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hay mất sữa trong vài tháng thậm chí là mất sữa vĩnh viễn. Do đó mẹ cần phải phát hiện dấu hiệu mất sữa sớm và có các biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.

MẸO NHẬN BIẾT GIỚI TÍNH THAI NHI KHOA HỌC, CHÍNH XÁC ĐẾN 90%.

3/ Nguyên nhân dẫn tới mất sữa Cơ chế tiết sữa của mẹ

Để biết nguyên nhân vì sao bị mất sữa mẹ cần hiểu rõ cơ chế tiết sữa của mẹ.

Việc sản xuất sữa ở mẹ phụ thuộc rất nhiều vào 4 hoocmon đó là Estrogen, Progesterone, Prolactin và Oxytocin

  • Estrogen và Progesterone

có tác dụng giúp bầu vú phát triển, sẵn sàng cho việc sản xuất sữa. Các hoocmon này được giải phóng trong thời gian mang thai, ức chế sản xuất sữa. Sau khi sinh, hàm lượng 2 hoocmon này giảm xuống báo hiệu cho cơ thể đã đến lúc tạo sữa. Mẹ cho con bú không nên sử dụng thuốc tránh thai chứa estrogen vì có thể làm giảm nguồn sữa mẹ.

  • Oxytocin giúp giải phóng sữa khỏi bầu ngực.

  • Prolactin Chìa khóa giúp sản xuất sữa.

Có nhiều bà mẹ bị mất sữa sau sinh mổ, mất sữa sau khi sốt, mất sữa sau sinh 2 tháng, 3 tháng cũng cần phải lưu ý tới nguyên nhân bị giảm lượng Hoocmon Prolactin. Hoocmon Prolactin là hoocmon chính có tác dụng tăng tiết sữa, đảm bảo chất lượng và số lượng sữa mẹ tiết ra. Tuy nhiên hoocmon này lại chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố như: Dinh dưỡng, tâm lý, sức khỏe, sinh hoạt, thói quen cho bé bú, Mẹ bị stress, suy nhược, ngủ không đủ giấc, ăn uống không hợp lý, cho bé bú không đúng cách, đều khiến lượng hoocmon này giảm dần gây nên tình trạng mất sữa.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dẫn tới mất sữa sau sinh: Đã trải qua phẫu thuật hay xạ trị ở vú, mất cân bằng nội tiết tố, mẹ uống quá ít nước, sinh mổ, cảm sốt phải sử dụng đến thuốc kháng sinh

Cách nhãn biết đã hút cạn sữa
Mất sữa do uống thuốc kháng sinh
  • Lưu ý quan niệm những người ngực nhỏ sẽ hay bị mất sữa, ít sữa; còn ngực to sẽ nhiều sữa là không đúng, bởi vì sữa được tiết ra từ tuyến sữa, và hầu như ở phụ nữ, cấu tạo tuyến sữa đều giống nhau. Còn ngực to hay nhỏ là phụ thuộc vào số lượng mô mỡ có trong bầu ngực.

4/ Mẹ mất sữa phải làm sao để có lại

Ngay khi có các dấu hiệu mất sữa, hoặc biết được nguyên nhân dẫn tới mất sữa thì mẹ phải nghỉ ngay tới cách chữa trị gọi sữa về để tránh rơi vào trường hợp bị mất sữa vĩnh viễn.

Mời các mẹ tham khảo một số cách chữa mất sữa hiệu quả dưới đây:

  • Tâm lý thoải mái, tinh thần thư giãn

Khi có dấu hiệu mất sữa mẹ cũng luôn phải giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu. Vì quá lo lắng, hoảng loạn sẽ làm cho tình trạng mất sữa ngày càng tồi tệ hơn.

  • Tiếp tục cho con bú và vắt sữa thường xuyên

Mẹ vẫn tiếp tục cho con bú, vì hành động bú mẹ của con sẽ kích thích tuyến sữa của mẹ tiết ra nhiều sữa hơn. Trong trường hợp con bú không thấy sữa nên chán không chịu bú, mẹ có thể dùng máy hút sữa. Nếu mẹ dừng cho con bú trong thời gian bị mất sữa, cơ thể mẹ sẽ lầm tưởng rằng con đã cai sữa và không tiết thêm sữa nữa.

  • Cho bé bú đúng cách

Mẹ nên tăng cường cho bé bú thường xuyên hơn, chớ vội vàng cho trẻ ăn uống thức ăn khác. Tốt nhất nên cho trẻ bú ít nhất từ 10-15 phút, nếu trẻ ngủ khi đang bú, người mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy bằng cách vỗ nhẹ vào má trẻ. Nếu mẹ phải đi làm thì hãy tranh thủ giờ nghỉ trưa về cho bé bú. Không mặc quá nhiều quần áo, tã lót cho trẻ khi đang cho trẻ bú bởi sẽ khiến bé khó chịu, kém bú.

  • Vệ sinh sạch sẽ, mát xa, chườm ấm giúp khơi thông nguồn sữa

Thường xuyên massage bầu ngực, chườm nóng ngực sẽ giúp các ống dẫn sữa được khơi thông, khi bầu sữa trống sẽ kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn.

Nhiễm khuẩn núm vú vì vi khuẩn xâm nhập sẽ gây bít tắc đường ống dẫn sữa. Vì vậy, mẹ nên chú ý giữ vệ sinh bầu ngực của mình khi cho con bú. Sử dụng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh ngực trước khi cho bé cưng bú. Nếu bé không bú hết sữa, mẹ nên vắt bớt sữa để tránh sữa bị vón cục và tắc nghẽn.

  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Cách nhãn biết đã hút cạn sữa
Bổ sung dinh dưỡng tránh mất sữa, thiếu sữa

Mất sữa nên ăn gì? Khi có các dấu hiệu mất sữa, sữa ít thì mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, hạt bí, quả chuối, móng giò, đu đủ, rau ngót, cà chua, cam Còn nhóm thực phẩm gây mất sữa, ít sữa mà mẹ nên tránh trong thời gian cho con bú là lá lốt, măng, cà phê, trà, bia rượu, rau mùi tây, rau bạc hà, đồ cay nóng, tỏi, mì tôm.

Mẹ cũng cần uống đủ nước (khoảng 3 lít nước mỗi ngày, từ 1-2 ly sữa) và nghỉ ngơi đều đặn, ngủ đủ giấc, cho con bú đêm nhiều sẽ giúp kích thích tăng hooc môn Prolactin.

  • Hạn chế tối đa sử dụng thuốc Tân dược

Sử dụng các loại thuốc chữa bệnh của Tân dược cần được hạn chế đến mức thấp nhất trong thời gian cho con bú. Nếu bắt buộc phải uống thuốc, mẹ phải tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Vắt sữa, hút sữa đều đặn

Cách nhãn biết đã hút cạn sữa
Vắt sữa, hút sữa đều đặn

Đây là phương pháp hỗ trợ mẹ tăng tiết sữa khá hiệu quả trong trường hợp bé nhà bạn không chịu bú mẹ hoặc ít bú. Bạn có thể dùng tay hoặc máy hút sữa để mô phỏng lại động tác bú của bé. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp đối với trường hợp mất sữa hoặc tắc nghẽn trong thời gian gần nhất sau sinh. Nếu quá xa, biện pháp này không có tác dụng.

5/ Chia sẻ thực tế của các bà mẹ về cách làm thế nào khi bị mất sữa

Trong phần này Vouchercode xin được trích một số đoạn chia sẻ của các mẹ về mất sữa và cách khắc phục để mẹ nào đang khổ sở vì không có sữa cho con bú có thể tìm được cách chữa mất sữa mẹ an toàn, hiệu quả cho riêng mình.

  • Chia sẻ của mẹ Bào Ngư:

Mình sinh bé thứ 2 nên có kinh nghiệm nhiều hơn, khi có dấu hiệu mất sữa đầu tiên như sữa tiết ra ít dần, con mút hoài mà không ra nên khóc thì mình điều chỉnh ngay chế độ ăn uống. Uống nhiều nước hơn, uống thêm cốm lợi sữa. Vì con khóc không chịu bú nên mình sử dụng máy hút sữa, mình thực hiện theo thông tin trên mạng là vắt sữa ra bình đều đặn 3 tiếng 1 lần để kích thích sữa về. Trời không phụ lòng người, sữa mình đã bắt đầu có trở lại và ngày càng nhiều hơn.

  • Chia sẻ của mẹ Maya:

Khi bị tắc sữa, mất sữa mình lo lắng lắm. Nhìn con bú sữa ngoài mà mình vừa thương lại vừa giận bản thân mình. Đó là khoảng thời gian cực stress mà hình như càng lo lắng thì dấu hiệu mất sữa càng nặng hơn thì phải. May lúc đấy mẹ chồng mình lên trông cháu, mẹ bảo mình lấy 18 cái lá mít bánh tẻ hơ nóng, đắp lên mỗi bên bầu vú 9 cái, vừa đắp vừa xoa bóp với uống nước đinh lăng tầm 4 5 ngày là sữa bắt đầu về. Đây là cách dân gian ông bà mình vẫn hay áp dụng và khá hiệu quả với những mẹ nào mới bị tắc sữa đó.

  • Chia sẻ của mẹ Ty:

Kinh nghiệm của em thì chẳng có gì nhiều, em cứ ăn uống hoa quả, thịt thà vào rồi cho con bú với hút sữa nhiều là sữa ra thôi. Nói chung chữa mất sữa hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào bản thân mình ấy, cứ ăn đủ chất tinh thần thoải mái là sữa về, càng lo lắng vất vả thì càng mất sữa thôi.

  • Chia sẻ của mẹ Suty:

Do ngực mình nhỏ mà cũng ít sữa nên thường rơi vào tình trạng thiếu sữa và có các dấu hiệu mất sữa giả. Vì vậy mà mình luôn cố gắng ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, cho con bú liên tục và bú đều 2 bên. Đặc biệt khi bị cảm cúm mình nói không với thuốc kháng sinh, chỉ uống nước lá.

Hi vọng với những chia sẻ về dấu hiệu mất sữa cùng với những biện pháp gọi sữa về trong ngày của Vouchercode tại đây đã giúp mẹ phần nào yên tâm hơn để xử trí vấn đề mất sữa phải làm sao. Đừng để tình trạng mất sữa tạm thời trở thành mất sữa vĩnh viễn và con bạn không nhận được lượng sữa dồi dào, đầy dưỡng chất ngay trong 6 tháng đầu đời. Chúc 2 mẹ con bạn luôn khỏe!

REVIEW 8 HỘP ĐỰNG THỨC ĂN GIỮ NHIỆT GIÁ DƯỚI 300K.

5/5 - (4 bình chọn)