Cách mồi nước lọc thùng

Việc sở hữu một bể cá cảnh hoặc bể thủy sinh không chỉ mang đến nhiều niềm vui mà còn là một sở thích thú vị. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hối hận một khi đã lắp đặt bể cá, bởi nó vừa dễ duy trì, vừa làm đẹp thêm cho ngôi nhà của bạn, lại vừa mang đến những phút giây thư giãn thoải mái.

Hậu quả của việc không lọc nước cho bể

Tuy nhiên, khi bạn lắp đặt một bể cá, có một vài lưu ý rất quan trọng, chẳng hạn như việc lựa chọn đúng bộ lọc cho chiếc bể của mình. Một bộ lọc bể cá tốt sẽ giúp giữ cho nước sạch, thông khí và tuần hoàn. Đó là điều cần thiết đối với sự sinh trưởng của những chú cá cảnh.

Nếu muốn những chú cá cảnh khỏe mạnh, có 5 điều mà bạn cần biết về bộ lọc bể cá như sau:

Hãy bắt đầu từ điều cơ bản nhất. Bộ lọc bể cá thực sự làm được những gì? Và nó hỗ trợ như thế nào trong việc duy trì môi trường tự nhiên của bể cá?

Về cơ bản, bộ lọc bể cá cần phải giải quyết được 3 vấn đề về: sinh học, cơ học và hóa học.

Sinh học: Những chú cá cảnh của bạn sẽ sản xuất ra amoniac từ mang của chúng khi thở và khi bài tiết chất thải. Lượng amoniac này cần phải được loại bỏ khỏi bể vì nó sẽ gây hại cho những chú cả cảnh.

Cơ học: Quá trình cơ học của bộ lọc bể cá sẽ loại bỏ các mảnh vụn và rác bẩn ra khỏi nước khi nó thực hiện sự lưu thông. Điều này không chỉ giúp giữ sạch bể cá và thúc đẩy sức khỏe của cá, mà còn giúp cho nước trong bể được thông khí.

Hóa học: Trong nước có rất nhiều hóa chất có thể gây tổn hại cho cá, chẳng hạn như đồng, clo, các protein hòa tan, thậm chí là thuốc bị hòa tan và thuốc nhuộm bị đọng lại trong nguồn nước máy. Nhiệm vụ hóa học của bộ lọc bể cá chính là loại bỏ tất cả các hóa chất độc hại này.

Bây giờ, bạn đã có những hiểu biết chung nhất về hoạt động của một bộ lọc bể cá. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng chọn ra loại bộ lọc phù hợp với bể cá của mình.

Có rất nhiều loại bộ lọc bể cá khác nhau. Có thể kể ra những loại phổ biến nhất như sau:

Bộ lọc thác: Bộ lọc điện có nhiều mức giá khác nhau. Chúng rất dễ sử dụng và đáp ứng đủ 3 yêu cầu cơ bản của bề cá: sinh học, cơ học và hóa học. Loại bộ lọc bể cá này thường bao gồm một bánh xe vi sinh hoặc một bộ lọc có thể thay thế đuợc nhằm hỗ trợ thêm về mặt sinh học cho bể cá.

Bộ lọc thùng: Loại bộ lọc này là lựa chọn tuyệt vời dành cho những bể cá có dung tích lớn. Mặc dù khó bảo trì hơn một chút so với những loại khác, bộ lọc bể cá ngoài lại có khả năng lọc nước một cách “vi diệu”.

Bộ lọc đáy: Đây là loại bộ lọc được đặt dưới một lớp sỏi ở đáy bể. Nó hoạt động nhờ vào một máy bơm không khí hoặc máy bơm nước. Bộ lọc đáy thường có tác dụng về mặt sinh học, mặc dù nhiều sản phẩm cũng bao gồm cả bộ lọc có thể thay thế để thực hiện các nhiệm vụ hóa học hoặc cơ học.

Một trong những bước thường bị bỏ qua nhất trong việc lắp đặt bộ lọc bể cá là mồi nước vào máy bơm đúng cách. Điều này đảm bảo rằng bộ lọc của bạn sẽ hoạt động ở mức tối ưu nhất. Chưa kể có thể làm cho nó hoạt động lâu hơn.

Khi lắp đặt bộ lọc bể cá của bạn, hãy chắc chắn làm theo 3 bước cơ bản sau:

Lắp đặt bộ lọc: Làm theo các hướng dẫn đi kèm với bộ lọc của bạn, ví dụ như vị trí chính xác của hệ thống lọc. Cho dù bộ lọc phải đặt dưới lớp sỏi hay gắn vào mặt sau của bể,  hãy đặt các bộ phận đúng vị trí của nó.

Làm sạch hệ thống lọc lần đầu tiên: Một điều rất quan trọng là bạn cần rửa sạch tất cả các bộ phận có thể rửa bằng nước của bộ lọc trước khi đặt chúng xuống nước.

Mồi nước: Khởi động một bộ lọc không có nước sẽ làm cháy động cơ, do đó bạn cần đảm bảo rằng máy bơm đã được mồi nước. Một số bộ lọc bể cá có kèm một nút mồi. Nếu không, hãy làm theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc mồi nước hiểu đơn giản là làm đầy nước vào bơm bằng cách sử dụng ống hút hoặc đổ trực tiếp nước vào bơm.

Để duy trì một bể cá sạch sẽ, ngoài kích thước của bể, bạn cần lưu tâm đến là hệ thống lọc. Nếu chiếc bể của bạn có quá nhiều cá thì hệ thống lọc sẽ không thể giữ cho nguồn nước sạch và trong lành.

Theo các hướng dẫn chung, tỷ lệ phù hợp đối với một chiếc bể cơ bản là 1 con cá/3,8 lít nước. Tình trạng quá tải sẽ không chỉ làm bẩn nguồn nước trong bể mà còn ảnh hưởng sự sống của những chú cá cảnh.

Việc thay các lớp lọc có thể thay thế trong hệ thống lọc của bạn là rất quan trọng. Lớp lọc có thể thay thế nên được thay mới ít nhất mỗi tháng một lần, tùy thuộc vào chủng loại bộ lọc, số lượng cá, và kích thước của bể. Những chiếc bể lớn với số lượng cá ít có thể không cần phải thay lớp lọc thường xuyên, điều quan trọng là duy trì sự cần bằng của nước.

Bạn có thể sử dụng bộ thử để kiểm tra lượng ammoniac và nitrat trong nước để đảm bảo chất lượng nước về mặt hóa học. Mức lý tưởng là 0 hoặc gần bằng 0. Nếu không, bộ lọc bể cá của bạn cần được thay thế.

Một bể cá sạch cần 6 tuần hoặc hơn giữa các lần lắp đặt. Tuy nhiên, một khi đã được lắp đặt lại, việc nuôi cá sẽ trở nên rất dễ dàng nếu bạn thường xuyên lọc nước, làm sạch bể và cho cá ăn hợp lý. Bộ lọc bể cá rất dễ sử dụng, nó giúp giữ cho môi trường sống của những chú cá lành mạnh để bạn có thể tận hưởng sở thích nuôi cá cảnh của mình một cách thoải mái nhất.

Một số bộ lọc khuyên dùng: [xem thêm]

– Công suất lọc: 150 lít/h [5W] – Thích hợp cho bể: 20 – 30L – Hình dáng nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt – Chất lượng cao, thiết kế im lặng, không tiếng ồn

– Phù hợp cho cả bể cá nước mặn và nước ngọt

Xem thêm

Máy lọc trong hồ mini RS 602

– Giá bán: 103 nghìn vnđ [đã giảm giá 14%]

– Công suất: 300 lít/h [3W]
– Thích hợp cho bể: 40 – 60L

Xem thêm

Máy lọc thác dạng máng VS 680

– Giá bán: 198 nghìn vnđ [đã giảm giá 43%]

– Công suất: 1500 lít/h [25W] – Thích hợp cho bể: 200 – 300L

– Máng lọc và máy bơm nằm riêng được lắp ghép để hoạt động chung

Xem thêm

Máy lọc thùng Atman DF 1300

– Giá bán: 1 triệu 699 nghìn vnđ

– Công suất lọc: 1500 lít/h [24.5W] – Thích hợp cho bể: 300 – 600L – Là sản phẩm máy lọc thùng giá rẻ – Sử dụng hệ thống lọc vi sinh, cơ chế nước tuần hoàn. – Mô tơ máy bơm không cần bảo dưỡng đảm bảo nước tuần hoàn 24/24. – Cực kỳ êm, không gây tiếng ồn, tự động mồi nước

– Lọc ngoài thiết kế cho bể cá, bể thủy sinh, bể cá rồng

Xem thêm

Lọc thùng là một trong những bộ lọc bể cá được sử dụng thường xuyên, cùng Ahisu tìm hiểu về lọc thùng và công dụng của các loại lọc thùng.

Khi đã bước chân vào con đường của thú chơi tao nhã này Ahisu dám chắc ít nhất một lần bạn đã sử dụng hoặc tiếp xúc với lọc thùng. Nói vậy để thấy được độ phổ biến của nó lớn đến đâu.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vì lý do gì mà lọc thùng lại chiếm được vị trí quan trọng như vậy trong thế giới phụ kiện thủy sinh nhé.

Lọc thùng là gì?

Lọc thùng là danh từ chung chỉ các loại lọc dành cho bể cá cảnh, bể thủy sinh có dạng hộp, bên trong chứa vật liệu lọc gắn liền với 2 đường ống: 1 để hút nước bẩn ra và 1 để đẩy nước sạch trở lại hồ. Lọc thùng thường được đặt dưới chân hồ hoặc cũng có thể được treo lên thành hồ với những loại lọc nhỏ [tuy nhiên chúng được gọi với cái tên phổ biến hơn là “lọc treo”]

Lọc thùng thủy sinh

Cơ chế tối ưu của lọc thùng

Điều quan trọng nhất là các loại lọc thùng đều có chung 1 cơ chế rất tối ưu, hơn nhiều loại lọc nước khác cho bể thủy sinh. Nói nôm na thì lọc thùng giúp cưỡng ép dòng nước phải đi qua tất cả các lớp vật liệu lọc trước khi được bơm trở lại hồ. Điều này giúp phân phối thức ăn cho vi sinh sống trong vật liệu lọc được tốt hơn, đồng nghĩa với việc nâng hiệu quả lọc nước lên mức tối đa.

Có 2 cơ chế vận hành của dòng nước bên trong lọc thùng:

  • Nước bẩn từ hồ sẽ được hút xuống đáy của lọc thùng nhờ trọng lực sau đó dâng lên qua các lớp vật liệu lọc nhờ cơ chế bình thông nhau. Tại đỉnh lọc nước sạch sẽ được máy bơm đẩy trở lại hồ tạo thành vòng tuần hoàn khép kín
  • Nước bẩn từ hồ sẽ được hút xuống phần đỉnh của lọc thùng và tràn qua các lớp vật liệu lọc nhờ trọng lực. Nước sạch ở đáy lọc sẽ được máy bơm đẩy trở lại hồ tạo thành vòng tuần hoàn khép kín

Để so sánh chi tiết thì thật sự 2 cơ chế này đều có những ưu và nhược điểm riêng và đã được chấp nhận trong giới thủy sinh bấy lâu nay. Tuy nhiên, cơ chế thứ nhất mang lại sự thuận tiện cho việc thay thế vật liệu lọc khi cần [đặc biệt là lớp bông phía trên đỉnh lọc] và cũng giúp máy bơm hoạt động “thảnh thơi” hơn nên nó đã được ứng dụng vào đa số các sản phẩm lọc thùng hiện có trên thị trường.

Hệ thống lọc thùng cho bể thủy sinh

So sánh một chút với các cơ chế lọc khác để thấy rõ hơn sự tối ưu:

  • So với lọc thác thì lọc thùng định hướng được dòng nước tốt hơn, không có cơ hội cho nước bẩn tràn trở về hồ mà không đi qua các lớp vật liệu lọc [để được làm sạch]
  • So với lọc tràn trên thì cũng tương tự như với lọc thác, ngoài ra lọc thùng cũng thẩm mỹ hơn nhờ sự nhỏ gọn và có thể bố trí gọn gàng dưới chân tủ
  • So với lọc tràn dưới lọc thùng thua về không gian chứa vật liệu lọc nhưng ăn điểm ở phần gọn gàng và dễ vệ sinh hơn hẳn
  • So với lọc vách thì lọc thùng có thể chủ động bố trí được in-out để phù hợp với các bố cục khác nhau của hồ
  • So với lọc vi sinh… à mà thôi, sự khác biệt là quá lớn và mục đích sử dụng cũng khác nhau nên Ahisu sẽ không đề cập thêm

Lựa chọn lọc thùng phù hợp

Để lựa chọn được một sản phẩm lọc thùng phù hợp với bể thủy sinh của bạn đôi khi không đơn giản chỉ là đọc các thông số của nhà sản xuất. Đơn giản là vì nó còn phụ thuộc vào nội dung, bố cục và kích thước bể thủy sinh của bạn nữa. Nhà sản xuất chỉ có thể đưa ra những khuyến cáo rất “chung chung” mà thôi.

  • Với một bể thủy sinh trồng rất nhiều cây cũng như thả nhiều cá [đặc biệt là bể cá cộng đồng] thì tất nhiên lượng chất thải sẽ lớn hơn hẳn so với một bể chỉ có thảm nền và vài chú cá nhỏ [phong cách iwagumi là 1 điển hình]. Do đó bạn nên lựa chọn công suất, khả năng chứa vật liệu của lọc lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Bố cục cũng là một điều quan trọng cần chú ý. Với một bể thủy sinh có bố cục thông thoáng thì dòng nước luân chuyển thuận lợi hơn [từ đầu out về đầu in] so với một bể sắp xếp cầu kỳ, phân tầng cao – thấp với rất nhiều những chi tiết, hốc, hang, ngóc ngách. Đôi khi bạn sẽ phải sử dụng tới 2 lọc thùng [hoặc hơn] để có thểm đảm bảo được khả năng lọc sạch nước cho bể.
  • Kích thước bể cũng cần phải quan tâm sao? Chẳng phải nhà sản xuất đều hướng dẫn rõ ràng bể nào nên sử dụng lọc nào còn gì? Đúng, nhưng bạn cần để ý tới mối liên hệ giữa kích thước và thể tích bể của mình nữa. Với một bể hẹp nhưng rất dài thì chưa chắc lọc thùng của bạn đủ sức đầy nước từ đầu bên này sang đầu bên kia. Ngược lại với một bể rất ngắn nhưng lại cao chót vót, thể tích nước vẫn vậy thì bạn sẽ bố trí lọc thùng thế nào, bao nhiêu chiếc để có thể tạo dòng chảy của nước hợp lý giữa các tầng thì đó lại là điều chúng ta phải bàn thêm.

Ngoài ra thì thương hiệu của lọc cũng rất quan trọng, không ai muốn chiếc lọc thùng của mình đột nhiên dừng hoạt động hoặc gặp các sự cố gây “khó chịu” như đèn UV chập chờn, hở gioăng làm tràn nước ra nhà, dòng nước đột nhiên chảy yếu, dễ bị gãy khóa, hoạt động ồn ào… rất nhiều vấn đề mà bạn nên theo dõi, cân nhắc và tham khảo ý kiến [từ Ahisu chẳng hạn] trước khi quyết định sắm cho mình một chiếc lọc thùng nhé.

Chọn lọc thùng chế hay lọc thùng hãng?

Việc lựa chọn sản phẩm nào tùy thuộc rất lớn vào nhu cầu và sở thích của người chơi. Mỗi sản phẩm đều có thế mạnh và điểm yếu riêng và chúng có một thị trường riêng của mình, cùng song song tồn tại và phát triển.

Lọc thùng nhựa PVC cao cấp

Nếu bạn thích tự chế, thích các sản phẩm thủ công, thích tùy biến sản phẩm theo ý mình, theo nhu cầu và không quan tâm nhiều đến ngoại hình thì lọc thùng chế là một sự lựa chọn hợp lý. Bên cạnh đó thì ưu thế về mức giá cũng là điều giúp nhiều người chơi đưa ra quyết định nhanh hơn.

Ngược lại, nếu bạn không cần cân nhắc những điều phía trên, đơn giản bạn cần một sản phẩm an toàn được nhiều người công nhận thì hãy về với đội của lọc thùng hãng. Ngoài ra, khi chơi lọc hãng thì khả năng thanh lý, bán lại cao hơn nhiều so với một chiếc lọc thùng chế.

Một vài nhược điểm của lọc thùng

“Không có gì là hoàn hảo” và lọc thùng cũng thế. Đồng ý rằng rất nhiều ưu điểm nhưng cũng có một vài nhược điểm các bạn cần biết:

  • Khả năng chứa vật liệu lọc hạn chế [so với các loại lọc tràn]. Nếu bể của bạn quá lớn hoặc lượng chất thải quá nhiều so với một chiếc lọc thùng [cỡ lớn nhất] thì bạn nên cân nhắc sử dụng lọc tràn dưới, nó sẽ mang lại nhiều ưu thế đáng cân nhắc hơn cái ưu điểm gọn gàng và dễ vệ sinh của lọc thùng
  • Nước bị nóng do máy bơm. Đặc biệt với những hệ thống lọc đang bị nghẽn vì lý do nào đó. Lúc này máy bơm không được tản nhiệt [vì luồng nước luân chuyển không tốt] dẫn đến việc bị nóng lên nhanh chóng, lượng nhiệt này hầu hết sẽ quanh quẩn trong khoang chứa vật liệu lọc và nhiệt độ hoàn toàn có thể lên đến 40 độ C với những lọc thùng có công suất 20~30W, nhiệt độ này sẽ tiêu diệt dần hệ vi sinh của bạn dẫn tới những hậu quả nghiệm trọng. Do đó việc thường xuyên kiểm tra, vệ sinh hệ thống lọc thùng là điều vô cùng quan trọng.
  • Lọc thùng bằng inox [hoặc kim loại khác] là một bất lợi khi bạn sử dụng chiller [máy làm mát nước]. Do kim loại dẫn nhiệt rất tốt nên hơi lạnh sẽ bị thoát ra ngoài vỏ lọc thùng nhanh chóng dẫn tới việc hơi nước đọng lại và rớt xuống sàn gây mất vệ sinh và có thể bị hỏng sàn [sàn gỗ]. Ngoài ra thì chiller cũng phải làm việc nhiều hơn để bù lại lượng nhiệt bị thất thoát, bạn nên chú ý bọc cách nhiệt cho lọc inox của mình [bù lại sẽ mất thẩm mỹ hơn].

Lưu ý khi sử dụng

Lọc thùng do chỉ có 1 đầu in để nước vào và 1 đầu out để nước thoát ra nên trong một số trường hợp cần phải mồi nước cũng khá khó khăn. Trong trường hợp này bạn nên nối đầu in với đầu nước cấp từ ngoài bể, cho nước chảy từ đầu in qua đầu out và về hồ. Cho đến khi đầy nước bạn chỉ việc đấu đầu out lại như cũ và cắm điện là hệ thống sẽ hoạt động. Cách này phù hợp với mọi hệ thống lọc dù nó được đấu nối phức tạp đến đâu chăng nữa. Cố gắng hạn chế sử dụng miệng để mồi nước nhằm đảm bảo vệ sinh và sức khỏe bản thân.

Dưới đáy hoặc trên đỉnh lọc thùng là nơi sinh sống của các sinh vật chẳng may bị hút vào lọc. Lâu lâu bạn cũng nên kiểm tra các khu vực này để giúp chúng sớm trở lại hòa nhập với cộng đồng nhé.

Các loại lọc thùng

Có khá nhiều loại thọc thùng phổ biến trên thị trường, tuy nhiên đối với những người chơi mới bắt đầu với thú chơi thủy sinh thì việc chọn loại lọc nào, hoặc lọc của hãng nào cũng là vấn đề cần xem xét.

  • Lọc thùng Atman
    Các sản phẩm lọc thùng của Atman đang áp đảo về doanh số bởi giá thành hợp lý, thiết kế khá tối ưu và bền bỉ. Một số mã đã trở thành “huyền thoại” và có được chỗ đứng vững chắc suốt 10 năm qua như Atman DF1300, Atman DF700, Atman DF500.
  • Lọc thùng Sunsun
    Sunsun cũng là một cái tên tiềm năng trong cuộc đua, tuy nhiên hãng có vẻ thành công hơn ở phân khúc lọc thùng cỡ nhỏ và lọc phụ trong khi các sản phẩm lọc lớn hơn cạnh tranh với Atman lại thường nhận được phàn nàn về lỗi ở phần gioăng và đèn UV.
  • Lọc thùng Eheim
    Một đại điện đến từ châu Âu [Đức] là Eheim cũng đã có được một lượng fan riêng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vẫn là mức giá khá cao đã cản trở khả năng tiếp cận với đa số người chơi dù cho chế độ bảo hàng 3 năm và chất lượng có thể nói là tuyệt vời.

Đây là 3 cái tên thương hiệu lọc “nổi cộm” trong giới thủy sinh Việt Nam bấy lâu nay. Mỗi hãng đều có chiến lược và phân khúc khách hàng riêng để phủ thị trường. Nếu bạn còn đang băn khoăn khi lựa chọn một sản phẩm lọc thùng cho bể thủy sinh của mình thì đừng bỏ qua 3 thương hiệu này nhé.

Lời kết

Bên cạnh những tên tuổi lớn, mang tầm cỡ quốc tế thì lọc lùng chế cũng khiêm tốn tỏa sáng trong cộng đồng không hề nhỏ. Mang trong mình thế mạnh cạnh tranh lớn nhất là giá thành, các sản phẩm chế với vô vàn các thiết kế khác nhau, phục vụ mọi đối tượng, len lỏi vào mọi phân khúc khách hàng. Là một mảnh ghép hoàn hảo cho bức tranh lớn, lọc thùng chế xứng đáng là ông vua của dòng “lọc thùng giá rẻ” góp phần giúp thú chơi thủy sinh ngày càng tiếp cận được nhiều người hơn nữa.

Video liên quan

Chủ Đề