Cách làm tử cung co lại sau sinh

Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại và những vấn đề liên quan đến quá trình co tử cung luôn khiến nhiều mẹ thấp thỏm lo lắng. Không chỉ vì sức khỏe mẹ và còn vì "chuyện ấy" nữa!

Tử cung mỗi người mỗi khác, không ai giống ai. Tử cung bình thường của một người phụ nữ chỉ khoảng một quả lê. Những người từng mang thai sẽ có kích thước tử cung lớn hơn những phụ nữ chưa từng trải qua thai kỳ. Mang thai là giai đoạn tử cung của phụ nữ phải trải qua nhiều sự đổi thay nhất.

Để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai, tử cung của mẹ sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi, đặc biệt là kích thước. Từ một nắm tay và ẩn sâu trong khung xương chậu, tử cung sẽ phình to và đẩy dần lên vùng rốn. Phần tử cung sát âm đạo, hay còn gọi cổ tử cung cũng sẽ liên tục phát triển cùng với sự lớn dần của em bé trong bụng. Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung sẽ giãn rộng hết cỡ chuẩn bị cho sự chào đời của cục cưng.

Ngay sau khi sinh, tử cung của mẹ vẫn chưa thể phục hồi hình dáng và kích thước ban đầu được. Vì vậy, nếu bụng vẫn hơi “phì nhiêu”, mẹ cũng không cần quá lo nhé! Nhanh thôi, kết hợp với ăn uống và tập luyện, vòng 2 khiêm tốn của bạn sẽ quay lại.

Không thể một sớm một chiều, tử cung cần thời gian để có thể trở lại kích thước ban đầu

Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại?

Không cần đến 9 tháng như quá trình giãn ra, chỉ 1-2 ngày sau sinh tử cung sẽ co lại, giữ kích thước tương đương với kích thước khi bạn mang thai tuần 18. Tử cung sẽ tiếp tục co lại trong những ngày tiếp theo. Nếu mọi chuyện diễn ra êm đẹp, khoảng 6 tuần sau sinh, tử cung có thể lấy lại kích thước bình thường.

Tử cung co nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Những mẹ sinh thường sẽ hồi phục nhanh hơn các mẹ sinh mổ, do trong quá trình sinh mổ sẽ để lại sẹo. Ngoài ra, tử cung cũng sẽ hồi phục nhanh hơn ở những mẹ lần đầu sinh con.

Trong quá trình tử cung co lại, sản dịch còn sót lại cũng sẽ được tống ra ngoài cơ thể qua những cơn co bóp mạnh. Mức độ co bóp nhiều hay ít còn tùy cơ địa của từng mẹ, cũng như phụ thuộc vào số lần sinh con. So với lần đầu, tử cung sẽ phải co bóp mạnh và nhiều hơn ở những lần sau để đẩy sản dịch ra ngoài.

Tử cung không co lại: Cẩn thận không nguy!

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình co lại của tử cung. Một số trường hợp có thể do nhiễm khuẩn, hoặc sa tử cung. Đối với những bà mẹ có tử cung bị nhiễm khuẩn sau sinh, sự co hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường.

Cách chăm sóc mẹ sau sinh cũng rất quan trọng đối với quá trình co lại của tử cung. Chăm sóc sau sinh đúng cách sẽ giúp tử cung co nhanh và tốt hơn, cũng như giảm thiểu nguy cơ băng huyết hay nhiễm trùng sau sinh.

Việc chăm sóc sau sinh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình co lại của tử cung

Mẹ sau sinh có thể đi lại, hoạt động nhẹ nhàng để tránh táo bón, đồng thời giúp các cơ vùng bụng nhanh phục hồi hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh các hoạt động mạnh, nhất là mang vác vật nặng ít nhất 1 tháng sau sinh để tránh sa tử cung.

Mách mẹ những cách giúp co tử cung nhanh hơn

Ngoài tuổi tác, số lần mang thai, thời gian chuyển dạ hay trọng lượng thai nhi, quá trình chăm sóc mẹ sau sinh là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự co tử cung.

  • Xoa bóp tử cung: Nhẹ nhàng dùng tay massage phần bụng dưới sẽ kích thích giúp tử cung co nhanh hơn. Những mẹ sinh mổ có thể kết hợp massage vùng bụng và bôi kem chống sẹo. Lưu ý, hầu hết các loại kem ngừa sẹo chỉ sử dụng khi vết thương đã liền miệng, khép mày.
  • Luyện tiểu đúng cách: Các chuyên gia khuyến cáo mẹ sau sinh nên đi tiểu sau 4 giờ vượt cạn. Nếu không nhanh chóng loại bỏ lượng nước thừa trong cơ thể, mẹ có thể bị bí tiểu, sưng bàng quang. Không những làm chậm đến quá trình co tử cung, bí tiểu sau sinh còn có thể dẫn đến xuất huyết sau sinh hoặc viêm bàng quang.

Mỗi khi đi tiểu, hãy thử tự ngắt quãng dòng nước tiểu. Đây là bài tập cơ sàn chậu đơn giản nhất giúp củng cố sàn khung chậu và ngăn ngừa sa tử cung.

  • Vệ sinh sạch sẽ: Không như quan niệm “cấm tắm” ngày xưa của ông bà, các bác sĩ sản khoa hiện đại khuyến cáo mẹ sau sinh nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục. Bạn có thể không dùng nước sát khuẩn khi vệ sinh “cô bé”, nhưng nên dùng nước ấm vừa phải.
  • Cho con bú: Ngay khi có thể mẹ cho con bú sẽ kích thích tuyến yên tiết Oxytocin, hormone có tác dụng làm co cơ tử cung, đẩy nhanh quá trình hồi phục của tử cung.

Bên cạnh vấn đề sau sinh bao lâu thì tử cung co lại, việc chăm sóc sau sinh đúng cách cũng rất quan trọng. Bởi cách chăm sóc sau sinh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình co tử cung. Mẹ đừng quên nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sa tử cung là tình trạng thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, sinh con nhiều lần. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP. HCM.

Sa tử cung [sa dạ con, sa sinh dục] là tình trạng các cơ và dây chằng của sàn chậu bị kéo căng và suy yếu [sa tạng chậu]. Sự suy yếu của các cấu trúc hỗ trợ cho phép tử cung di chuyển ra khỏi vị trí bình thường và tụt vào trong âm đạo. Tình trạng này có thể rút ngắn chiều dài của âm đạo, hoặc thậm chí sa xuống đủ xa để nhô ra ngoài qua cửa âm đạo. [1]

Tử cung là một trong những cơ quan tạo nên một phần của hệ thống sinh sản, tử cung nằm trong vùng chậu và có hình dáng gần giống như một quả lê. Tử cung là nơi thai làm tổ và phát triển. Phần tử cung giãn nở trong suốt quá trình mang thai để vừa với em bé và sau đó thu nhỏ lại kích thước sau khi sinh.

Bệnh lý sàn chậu là những rối loạn chức năng ở cơ quan sàn chậu do tác động của sức nặng thai kỳ và áp lực căng giãn của cuộc sinh. Đây là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở phụ nữ.

Tình trạng sa tử cung khi mang thai và sau sinh có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nâng đỡ của tử cung bị yếu như thế nào. Trong trường hợp sa sinh dục một phần, tử cung có thể đã trượt và lọt vào ống sinh âm đạo, điều này tạo ra một cục u hoặc khối phồng lên. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, tử cung có thể trượt xa đến mức có thể sờ thấy bên ngoài âm đạo. Đây được gọi là sa hoàn toàn.

Nếu bạn bị sa tử cung ở mức độ nhẹ, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào ngoại trừ việc nhìn thấy hoặc cảm thấy âm đạo căng phồng, đau nhức lưng do căng các dây chằng treo tử cung. Tuy nhiên, khi tử cung bị trượt ra khỏi vị trí xa hơn, điều này có thể gây áp lực lên các cơ quan vùng chậu khác – chẳng hạn như bàng quang hoặc ruột – và gây ra các triệu chứng như:

  • Cảm giác nặng nề hoặc áp lực trong vùng chậu;
  • Nhìn thấy hoặc cảm thấy khối phồng;
  • Cảm giác nặng nề, có sức ép ở âm đạo;
  • Tiết dịch bất thường hoặc quá nhiều từ âm đạo;
  • Cổ tử cung tụt qua lỗ âm đạo;
  • Đau ở vùng khung chậu, bụng dưới hoặc lưng.
  • Nhiễm trùng bàng quang với mức độ thường xuyên;
  • Các vấn đề về tiểu tiện, bao gồm đi tiểu không tự chủ với tần suất đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp hoặc són tiểu.
  • Không kiểm soát được tình trạng đầy hơi, phân lỏng hoặc rắn
  • Táo bón
  • Cần dùng tay hoặc rặn ép [tác động xung quanh âm đạo hoặc đáy chậu] để việc đại tiện dễ dàng hơn.
  • Đau hoặc khó khăn khi giao hợp;
  • Giảm cảm giác tình dục.

Các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài. Ở những  hoạt động này trọng lực tạo thêm áp lực lên các cơ vùng chậu.

Sa tử cung có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi từ 20 tuổi trở lên, đặc biệt là những phụ nữ đã từng sinh nở hoặc đã mãn kinh. Gần một nửa số phụ nữ từ 50 – 79 tuổi đã từng mắc bệnh hoặc một số dạng khác của sa cơ quan vùng chậu. Sa cổ tử cung cũng có khả năng xảy ra ở những phụ nữ có tiền sử gia đình [bà, mẹ, chị, em ruột] gặp phải tình trạng này.

Mãn kinh xảy ra khi buồng trứng của bạn ngừng sản xuất các hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bạn [kỳ kinh]. Khi bạn không có kinh trong 12 tháng liên tục, bạn được coi là đã mãn kinh. Một trong những hormone ngừng hoạt động trong thời kỳ mãn kinh là estrogen. Hormone đặc biệt này giúp giữ cho cơ sàn chậu của bạn khỏe mạnh. Nếu cơ sàn chậu kém săn chắc, yếu, nhão bạn có nguy cơ cao bị sa dạ con.

Bên cạnh đó, những phụ nữ thường xuyên lao động nặng nhọc, lao động tay chân cũng là đối tượng dễ bị sa sinh dục, đặc biệt những người thường làm việc ở tư thế đứng, cúi, mang vác vật nặng vì áp lực ổ bụng lên đáy chậu luôn cao. Sa dạ con cũng có thể gặp cả ở phụ nữ chưa từng sinh đẻ do thể trạng yếu, có dây chằng mỏng, tử cung ở tư thế trung gian thẳng trục với âm đạo vì vậy khi có áp lực mạnh trong ổ bụng sẽ đẩy tử cung sa dần xuống. 

Tử cung của bạn được giữ cố định trong vùng chậu bởi một nhóm cơ sàn chậu và hệ thống dây chằng giữ tử cung không tụt xuống thấp. Khi những cấu trúc này suy yếu, chúng không thể giữ tử cung ở đúng vị trí và nó bắt đầu chảy xệ. Một số yếu tố có thể góp phần làm suy yếu các cơ vùng chậu, bao gồm:

  • Mất trương lực cơ do lão hóa;
  • Chấn thương khi sinh đẻ, đặc biệt nếu bạn sinh nhiều con hoặc thai nhi có trọng lượng lớn;
  • Béo phì hoặc chỉ số khối cơ thể lớn;
  • Ho mãn tính gây áp lực xuống cho phần sàn chậu;
  • Táo bón.

Tình trạng sa tử cung sau sinh được mô tả theo từng giai đoạn, cho biết mức độ sa xuống của nó. Các cơ quan vùng chậu khác [chẳng hạn như bàng quang hoặc ruột] cũng có thể bị sa vào âm đạo [2]. Bốn mức độ sa dạ con bao gồm: 

  • Giai đoạn I: Tử cung nằm ở nửa trên của âm đạo;
  • Giai đoạn II: Tử cung đã hạ xuống gần đến lỗ âm đạo hoặc thập thò cách cửa âm đạo 1cm trở vào trong;
  • Giai đoạn III: Tử cung trượt xuống và nhô ra ngoài âm đạo phần lớn;
  • Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn nặng nhất khi toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.

Nếu tình trạng sa tử cung không được điều trị, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong vùng chậu như cản trở ruột và bàng quang, đồng thời tác động tiêu cực đến đời sống tình dục của bạn và đối tác, gây đau đớn mất cảm giác khi giao hợp.

Để chẩn đoán sa sinh dục, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu để xác định vị trí của tử cung, xem tử cung đã nằm đúng vị trí bình thường hay đã có dấu hiệu sa. Trong khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ sử dụng một mỏ vịt kiểm tra âm đạo và tử cung, giúp phát hiện khối phồng do tử cung sa xuống ống âm đạo. [3]

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kiểm tra sàn chậu bằng cách yêu cầu bạn rặn xuống ở tư thế nằm ngửa hoặc đứng, điều này có thể giúp đánh giá mức độ tử cung đã trượt vào âm đạo của bạn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn siết chặt cơ sàn chậu như thể ngăn dòng nước tiểu để kiểm tra sức mạnh của cơ sàn chậu. Bài kiểm tra này có thể được thực hiện khi bạn đang nằm hoặc khi đứng lên.

Sa tử cung sau sinh có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật. Tùy vào tình trạng của người bệnh, mục tiêu điều trị có muốn có con trong tương lai hay không, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. Các phương pháp điều trị như:

  • Cắt tử cung và sửa chữa sa cổ tử cung: Bệnh có thể được điều trị theo phương pháp cổ điển là cắt tử cung. Cắt tử cung được áp dụng trong những trường hợp sa tử cung nặng nhất với hầu hết các phẫu thuật được thực hiện là cắt toàn bộ tử cung hoặc bán phần [cắt một phần tử cung nhưng không cắt cổ tử cung]. Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp cắt tử cung nào phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn. Bên cạnh đó, bất cứ phần nào của thành âm đạo, niệu đạo, bàng quang hoặc trực tràng đều có thể được phẫu thuật cùng một lúc. Cắt tử cung là một cuộc phẫu thuật lớn, và cắt bỏ tử cung có nghĩa là không thể mang thai được nữa.
  • Treo tử cung qua nội soi ổ bụng, mở bụng hở hoặc ngả âm đạo: phẫu thuật được sử dụng để thực hiện treo tử cung, phục hồi sự nâng đỡ tử cung và cấu trúc của sàn chậu. Bác sĩ có thể sử dụng mảnh ghép tổng hợp không tan [tồn tại suốt đời sau khi đặt vào cơ thể] để thay thế các cấu trúc cân, mạc, dây chằng bị hư hại của chính bạn. Các phẫu thuật phục hồi sàn chậu kỹ thuật cao, tiên tiến này, hiện nay được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới vì đây là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và hiệu quả để điều trị sa cổ tử cung.
  • Bài tập cơ sàn chậu: Các bài tập đặc biệt, được gọi là Kegel, có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Đây có thể là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết trong những trường hợp sa tử cung nhẹ. Để thực hiện bài tập Kegel, hãy siết chặt các cơ vùng chậu của bạn như thể bạn đang cố gắng kìm hãm nước tiểu. Giữ chặt cơ trong vài giây rồi thả ra. Lặp lại 10 lần. Bạn có thể thực hiện các bài tập này ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào [4-6 lần/ngày].

Tham khảo: Bài tập chữa sa tử cung tại nhà

  • Tập vật lý trị liệu sàn chậu với máy tập sàn chậu chuyên sâu: các phác đồ tập sàn chậu trên máy được cập nhật theo phác đồ hiện có trên thế giới, tập phản hồi sinh học, kích thích điện cơ với đầu dò trong âm đạo, đầu dò trong hậu môn hoặc miếng dán điện cơ quanh vùng hậu môn giúp điều trị chuyên biệt thể loại bệnh sàn chậu thuộc đường tiểu, đường sinh dục hay đường hậu môn.
  • Đặt vòng nâng tử cung [Pessary] trong  âm đạo: Dụng cụ đặt vào âm đạo là một thiết bị vừa vặn bên trong âm đạo của bạn để giữ tử cung ở đúng vị trí. Vòng nâng tử cung được sử dụng để điều trị bệnh ở mức độ trung bình đến nặng, có thể là một lựa chọn điều trị tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy mức độ thích hợp, chấp nhận của từng người. Bác sĩ sẽ thăm khám sàn chậu kỹ lưỡng để chỉ định loại vòng và kích thước vòng nâng phù hợp cho bạn, bạn sẽ học cách sử dụng [đặt vào, tháo ra và vệ sinh] để giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn vòng nâng tử cung phù hợp nếu còn quan hệ tình dục. Thuốc nội tiết tố nữ đặt âm đạo thường được sử dụng trong 1 đến 2 tuần đầu mới đặt vòng nâng tử cung để tăng tính chịu đựng và giảm kích ứng đè ép lên mô âm đạo, xói mòn, chảy máu âm đạo.
  • Liệu pháp thay thế Estrogen: Liệu pháp thay thế estrogen có thể giúp làm chậm sự suy yếu của các cơ vùng chậu và mô liên kết hỗ trợ tử cung. Có một số tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng nguy cơ đông máu, bệnh túi mật và ung thư vú. Bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để có liệu pháp thay thế estrogen phù hợp hoặc ngưng sử dụng. Tái khám mỗi 03 – 06 tháng nếu dùng nội tiết thay thế.

Bạn có thể không ngăn ngừa được tất cả các trường hợp sa tử cung, nhưng có những cách để giảm nguy cơ tiến triển của bệnh. Một số mẹo về lối sống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý;
  • Tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, hãy thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục mới nào;
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ nhóm chất. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống tốt nhất cho bạn;
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của sa sinh dục bằng cách giảm căng thẳng lên các cơ vùng chậu và giữ cho cơ thể săn chắc nhất có thể;
  • Bỏ thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc nên bỏ thuốc ngay, việc hút thuốc làm tăng nguy cơ tiến triển các cơn ho mãn tính làm căng thẳng các cơ sàn chậu;
  • Tránh nâng vật nặng: Nâng vật nặng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của sa tử cung và làm căng các cấu trúc nâng đỡ sàn chậu.

Có một số mẹo khi nâng vật nặng có thể giúp bạn tránh bị thương. Các kỹ thuật nâng này bao gồm:

  • Đừng cố nâng những vật quá nặng để bạn có thể nâng một mình. Ngoài ra, tránh nâng vật nặng quá mức khiến bạn phải cong thắt lưng;
  • Trước khi nâng một vật, hãy đảm bảo rằng bạn có một chỗ đứng vững chắc;
  • Để nhặt một vật thấp hơn thắt lưng của bạn, hãy bước chân trước chân sau tách ngang bằng vai để trọng tâm giữa 2 chân, giữ thẳng lưng, đồng thời uốn cong đầu gối và hông; 
  • Đứng thẳng hoàn toàn mà không bị vặn. Luôn di chuyển bàn chân của bạn về phía trước khi nâng một vật;
  • Nếu bạn đang nâng một vật khỏi bàn, hãy trượt vật đó vào mép bàn để bạn có thể ôm sát vào cơ thể. Uốn cong đầu gối của bạn để gần với đồ vật. Dùng chân hỗ trợ nâng vật;
  • Để thấp vật cần nâng, đặt bàn chân ở tư thế vững,  có điểm bám, ôm vật sát người, thở ra, siết chặt cơ bụng, hạ thấp người và uốn cong hông và đầu gối của bạn;

Hầu hết thời gian, điều trị sa tử cung sau sinh là hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi sa có thể tái phát. Điều này thường xảy ra hơn nếu bạn bị sa cổ tử cung rất nặng, hoặc bạn bị béo phì hoặc phụ nữ trẻ tập thể thao, thể hình nặng. [4]

Trong hầu hết các trường hợp, triển vọng điều trị rất khả quan khi kết hợp điều trị với thay đổi lối sống [duy trì cân nặng và tập thể dục] để giúp phòng ngừa tái phát. Hãy trao đổi với bác sĩ về bất cứ vấn đề gì bạn gặp phải trong quá trình điều trị để bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. 

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành, trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại nhất thế giới, sự phối hợp chặt chẽ của “kiềng 3 chân” Phụ khoa – Niệu khoa – Hậu môn trực tràng tại bệnh viện… Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh mang đến dịch vụ thăm khám sức khỏe sàn chậu toàn diện, chuyên nghiệp, phác đồ điều trị cá thể hóa được xây dựng riêng cho mỗi bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế theo sát hỗ trợ mọi vấn đề trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện và phục hồi tại nhà…; luôn lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ mọi vấn đề khó nói, khó giãi bày cùng ai của chị em phụ nữ.Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia sàn chậu tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khách hàng vui lòng liên hệ:

Sa tử cung là tình trạng rối loạn sàn chậu rất thường gặp trong thai kỳ hoặc sau sinh. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có Chuyên khoa Sàn chậu nếu có các triệu chứng bất thường kể trên để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề