Cách làm tranh truyện mầm non

PHÒNG GD & ĐT NHA TRANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN HƯƠNG SEN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢNG THUYẾT MINH THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM

THAM GIA DỰ THI VÀ TRƯNG BÀY THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM

CẤP TỈNH, NĂM HỌC 2013-2014

- Tên thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm: BỘ RỐI KỂ CHUYỆN

- Nhóm tác giả: LÊ THỊ NGỌC HƯƠNG- LƯƠNG THỊ HỒNG THỦY

- HỒ THIÊN HƯƠNG- LÊ HỒ UYÊN TRANG

- Đơn vị: Trường Mầm non Hương Sen, thành phố Nha Trang

1. Thông tin chung:

- Bộ rối kể chuyện nhà trẻ, mẫu giáo bé bao gồm nhiều loại rối như: rối que, rối dây.. được làm bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau đảm bảo tính thẩm mỹ, bền đẹp, hấp dẫn trẻ, dễ sử dụng, bảo quản.

- Bộ rối đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ nhà trẻ, mẫu giáo bé, qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tình cảm xã hội thông qua các hoạt động kể chuyện, kể chuyện theo tranh, thơ, nhận biết tập nói..

- Tình trạng thiết bị: Làm mới

- Tham gia hội thi, triển lãm thiết bị, ĐDDH và đồ chơi tự tạo cấp thành phố vào tháng 01/2014.

2. Công dụng [chức năng] của thiết bị, ĐDDH tự làm:

- Bộ đồ rối được sử dụng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội. Bộ đồ dùng được sử dụng cho các câu chuyện trong chương trình kể chuyện của lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.

- Ngoài ra, bộ rối còn được sử dụng để minh họa cho nội dung bài thơ trong chương trình, nhận biết tập nói, thu hút trẻ vào các hoạt động giáo dục.

[Danh nục đồ dùng dự thi đính kèm]

3. Quy trình thiết kế thiết bị, ĐDDH tự làm

a. Nguyên tắc và cấu tạo

- Nguyên tắc hoạt động: Sử dụng rối để minh họa cho chuyện kể của giáo viên. Các cháu sử dụng rối ngón tay để tập kể chuyện cùng cô hay tự kể chuyện đã được học, kể chuyện sáng tạo.

- Kích thước và yêu cầu kỹ thuật: Phù hợp với sân khấu, sa bàn, phù hợp với tay của trẻ, đảm bảo an toàn và mang tính giáo dục cao.

b. Nguyên vật liệu

- Giấy nỉ, giấy làm hoa, xốp bitisc

- Keo, hồ dán

- Kim, chỉ, vải vụn

c. Cách làm

- Giáo viên xây dựng ý tưởng, lựa chọn nội dung chuyện, lựa chọn nguyên vật liệu đảm bảo bền, đẹp, dễ thực hiện.

- Vẽ mẫu nhân vật, cắt may, độn vải vụn, bông, trang trí

- Làm sa bàn, sân khấu bằng mika, xốp trắng, làm cây xanh, hoa cỏ, ông mặt trời để trang trí khung cảnh.

4. Hướng dẫn khai thác và sử dụng

- Rối giật dây: dùng tay giật dây rối [Sân khấu]

- Sử dụng que để điều khiển khi sử dụng sa bàn.

- Rối ngón tay để giúp cô thu hút và tạo điều kiện hướng dẫn trẻ tập sử dụng và kể lại cùng cô, kể chuyện sáng tạo

5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản

- Khi sử dụng cần bảo quản để tránh bụi bám và tránh bị ướt nước

- Hướng dẫn trẻ không ngậm rối vào miệng và bảo quản dể tránh thất lạc./.

HIỆU TRƯỞNG Người viết thuyết minh

Đinh Thị Nhật Trinh Lê Thị Ngọc Hương

Video liên quan

Chủ Đề