Cách làm tay áo bớt phồng

Ở thời điểm không thiếu ăn, cũng không còn thiếu mặc như hiện nay việc sửa quần áo tưởng chừng như là một chuyện đáng cười. Nhưng đôi lúc trong những trường hợp khẩn cấp như sắp đến giờ đi làm mà trang phục cần thiết bị bục chỉ, rách. Hoặc món đồ bạn yêu thích quá do dùng lâu mà bị chật hoặc rộng muốn sửa lại để dùng… Khi đó phải vận dụng đến các kỹ năng khâu vá, xử lý, các mẹo vặt để chỉnh lý trang phục nhanh chóng. 

Trong bài viết này Áo Xuất Khẩu sẽ hướng dẫn các bạn một số kỹ năng xử lý các lỗi thông thường cho quần áo để các bạn trẻ sử dụng. 

Xử lý chiếc quần jean yêu thích khi bị chật

Cách làm tay áo bớt phồng

Tăng cân là vấn đề các chị em lo lắng, cùng với vấn đề lo lắng về xấu đẹp thì quần áo cũng là nỗi lo lớn. Đổi tủ quần áo thì tốn kém quá, trong đó có những món đồ mà nàng rất thích, ví dụ như chiếc quần Jean co giãn thoải mãi. Trong trường hợp này các bạn nữ có thể may thêm một phần vải thun mềm, co giãn ở phần eo. Tùy vào tình trạng cần co giãn nhiều hay ít và bạn có thể lựa chọn khâu thêm mảnh vải lớn hay nhỏ. 

Có một vài lưu ý trong tips này là bạn cần căn đường rạch hợp lý, không lộ khỏi phần vạt áo, chọn chỉ màu tiệp với màu quần. 

Cách khâu quần áo che vết rách

Cách làm tay áo bớt phồng

Trước khi tiến hành khâu vá quần áo các bạn cần chuẩn bị: 

Kim: Lựa chọn cây kim thích hợp với vải được khâu, cây kim nhẹ cho các loại vải mềm mịn và một cây kim to và dài hơn cho các loại vải dầy, cứng.

Chỉ: Lựa chọn chỉ có màu và chất liệu phù hợp với loại vải được khâu, tùy trường hợp là khâu che vết rách thì nên chọn vải cùng màu, hoặc khâu thêm họa tiết trang trí cho quần áo.

Cách sửa quần áo thông qua khâu vá bạn có thể biến tấu một chút đường chỉ may, như tạo hoa văn, các hình thù đẹp đẽ sẽ giúp bạn mang đến chiếc độc đáo bất ngờ.

Thêu hình cho các vết rách quần áo

Cách làm tay áo bớt phồng

Nếu vết rách quần áo ở các vị trí bắt mắt trên chiếc áo thun nam, áo sơ mi yêu thích, các bạn có thể sử dụng phương pháp thêu thùa để vừa che vết rách vừa làm mới chiếc áo, quần đang cần sửa chữa. 

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các sticker dán, có thể dùng bàn ủi lên áo, quần để che đi phần vết rách. Đây cũng là cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện sự sáng tạo và cá tính riêng của bản thân trên trang phục, tạo dấu ấn cá nhân cho riêng mình. 

Tự làm quần jean rách cá tính

Cách làm tay áo bớt phồng

Chỉ đơn giản là bạn không tìm được mẫu jean rách theo ý muốn, và không muốn lãng phí chiếc quần jean lỗi mốt vẫn còn sử dụng được của mình thì bạn có thể tự cắt, xe và mài chiếc quần jean theo ý muốn của mình. 

Chuẩn bị một chiếc kéo hoặc dao rọc giấy, một khiếc nhíp, miếng giấy nhám, bút chì. 

Bạn dùng bút chì vẽ khung vào vị trí muốn mài rách theo ý tưởng, lấy giấy nhám chà nhẹ, dùng kéo hoặc dao rọc giấy cắt lên quần (nhớ dùng miếng bìa cứng lót dưới phần cắt), dùng nhíp gắp hết phần chỉ dư ra rồi lấy giấy nhám chà nhẹ lại cho đầu sợi chỉ bông lên là hoàn tất. Tips nhỏ này có thể áp dụng cho cả quần nam nữ miễn là vải jean nhé. 

Cách xử lý váy maxi dài và rộng quá

Cách làm tay áo bớt phồng

Nếu như bạn mua phải chân váy maxi quá dài và rộng bạn có thể hô biến nó với cách sửa quần áo sau đây. Hãy biến chân váy maxi thành váy bút chì rất đơn giản bằng cách thắt một nút nhỏ ở eo và và thắt nút nhỏ ở dưới chân váy để tạo đường cong mềm mại. Các bạn nhớ là khéo léo giấu vào bên trong.

Trong trường hợp bạn muốn biến chiếc váy maxi thành chiếc váy body quyến rũ thì chỉ cần lộn ngược chiếc váy sau đó cố định bằng đường may 2 bên hông sau may lại chỉ mất 5 phút là đã có chiếc váy bút chì body quyến rũ rồi.

Biến váy maxi dài rộng thành chân váy xòe đơn giản bạn gập phần trên cạp của chiếc váy maxi 2 lần thành đường nhỏ chừng 2cm cố định lại hình bông hoa hoặc dùng chỉ khâu vài đường. Bạn cũng có thể lấy thắt lưng để tạo kiểu. Rất đơn giản mà lại có thể biến chiếc váy maxi rộng thùng thình thành chiếc chân váy xòe vô cùng đẹp.

Hy vọng với những bí quyết sửa váy rộng bằng vài cách đơn giản này sẽ giúp các chị em trở lên dịu dàng đầy quyến rũ. Và hơn nữa là không phải bỏ đi hay tốn tiền để sửa quần áo trong những trường hợp gấp gáp.

Cách khắc phục áo da bạc màu

Cách làm tay áo bớt phồng

Áo da là một loại trang phục kinh điển, chưa bao giờ lỗi mốt từ xưa đến nay, nhưng có một nhược điểm của loại áo này khiến người dùng rất phiền lòng. Đó là sờn, bạc màu ở các vị trí tiếp xúc nhiều như khuỷu tay, cổ tay áo, viền áo. 

Có rất nhiều cách xử lý khác nhau nhưng bạn có thể chà lau bằng xăng, sau đó lau sạch và ủi lại, áo da sẽ hết mạc màu. Hoặc bạn dùng chanh và dầu oliu lau chà áo, sau đó dùng vải mềm chà lau lại là được. Cách thứ ba là sử dụng dấm, bạn dùng dấm thoa lên vị trí bạc màu, rồi cũng dùng vải mềm chà nhẹ lại có thể giảm bớt độ bạc màu của áo da. 

Những kỹ năng sửa quần áoÁo Xuất Khẩu hướng dẫn trong bài viết này đều được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế, rất dễ áp dụng. Trong những trường hợp cần thiết phải xử lý những vết rách, thủng bất ngờ, hoặc muốn tự thay đổi kiểu dáng trang phục cho bạn vẻ ngoài tự tin và mới mẻ hơn.

Xem thêm: Áo Oversize là gì? Giải đáp tất tần tật mọi thứ về phong cách Oversize

"Tất tần tật" các mẹo vặt xử lý trang phục tại nhà

Hàng ngày, bạn thường rất hay gặp phải rất nhiều những vấn đề liên quan đến trang phục. Chẳng hạn như là đôi giày mới mua đi bị đau gót chân, quần jeans để trong tủ lâu ngày có mùi ẩm mốc, chiếc áo len đang mặc bị xù lông…Những mẹo vặt bổ ích dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong việc xử lý những vấn đề kể trên.


1. Nước giấm có thể khử mùi lạ ở quần áo

Vào mùa hè, quần áo và tất thường có mùi hôi của mồ hôi. Nếu ta đem quần áo và tất đã giặt sạch cho vào nước có pha giấm giặt lại 1 lần nữa, như vậy sẽ khử đi được mùi hôi trong quần áo và tất.

Cách làm tay áo bớt phồng

2. Cách làmgiảm bớt nếp nhăn

Quần áo tơ lụa hoặc cotton khi bị nhầu, ta có thể cho vào nước ấm ngâm 1 lúc, sau đó dùng sức kéo phẳng ra, các vết nhăn sẽ tự mất đi.

Cách làm tay áo bớt phồng

Làm phẳng quần áo nếu không có bàn là
Cách đơn giản nhất để có thể nhanh chóng loại bỏ mọi nếp nhăn của quần áo khi không có sẵn bàn là chính là bạn dùng máy sấy tóc. Một tay bạn kéo căng chỗ vải bị nhăn nhúm, một tay dùng máy sấy làm nóng ngay chỗ đó cho tới khi nó căng lên và hết nhăn thì thôi.

Cách làm tay áo bớt phồng

3. Cách làm mất đi vết sờn trên áo len
Áo len mặc lâu, cọ sát nhiều thương hay bị sờn. Để làm cho vết sờn không còn nữa, ta hòa lẫn nước và giấm mỗi thứ một nửa, phun lên chỗ bị sờn, sau đó đem áo đi giặt, sợi len sẽ phục hồi trạng thái ban đầu.

Cách làm tay áo bớt phồng

Áo len bị xù lông
Với chiếc áo len bị xù lông, trước tiên, bạn cần phải làm ướt nó với nước sạch sau đó đem phơi khô. Khi áo đã khô, đặt lên một mặt phẳng như mặt bàn hay sàn nhà…Sau đó, bạn hãy dùng 1 tay kéo căng áo, một tay dùng dao cạo râu, cạo những đường ngắn trên những chỗ bị xù lông, sau đó hãy dùng bàn chải đánh răng phủi hết những sợi thừa đi hoặc dùng băng dính loại bỏ chúng

Cách làm tay áo bớt phồng

4. Cách giặt áo da
Khi giặt áo khoác da, trước hết, ta phải dùng nước ấm giặt tẩy sạch các vết cáu bẩn có trên áo, sau đó dùng bàn chải tẩm nước xà phòng chải nhẹ, dùng tiếp nước lau sạch, rồi đem áo phơi vào nơi râm mát. Sau khi áo khô, tđánh lên áo một ít si dùng cho đồ da là được. Chú ý, khi giặt áo da không nên dùng xăng để giặt tẩy, hay phơi áo dưới tròi nắng, hoặc dùng lửa để hong khô.

Cách làm tay áo bớt phồng

Cách giặt áo veston
Áo vest là một trong những loại áo khó giặt nhất hiện nay, bởi chất liệu vải của áo vest không giống như chất liệu vải thông thường, nếu không biết cách giặt thì áo vest rất dễ bị phai màu, nhàu nát, hỏng áo. Dưới đây là những điều cần chú ý trong khi giặt áo vest tại nhà, bạn cần tuyệt đối tránh nếu không muốn áo vest của bạn bị nhàu nát, phai màu, nhanh hỏng

Cách làm tay áo bớt phồng

Thứ nhất: tuyệt đối không nên giặt áo vest bằng máy giặt, vì lồng xoay của máy giặt sẽ làm nhàu nát áo, không giữ được kiểu dáng của áo. Xấu nhất đó là áo vest của bạn sẽ không thể mặc được nữa.
Thứ hai: tuyệt đối không được dùng bàn chải, nhất là bàn chải lông cứng để tẩy những vết bẩn khô cứng hay vết bẩn khó đi. Vì chất liệu của áo vest rất nhạy cảm nếu bạn dùng bàn chải rất dễ bị xù lông, xước vải, bạc màu áo.
Thứ ba: không được dùng nước nóng để ngâm quần áo, nhất là nước trên 70 độ C. Vì như thế sẽ làm co các lớp phụ kiện bên trong áo, và như thế làm áo của bạn bị co rúm hoặc nhăn nheo. Không còn được phẳng như lúc trước khi ngâm quần áo.
Thứ tư: hạn chế vắt, hay vò áo quá mạnh trong khi giặt và phơi áo Vest, vì như thế sẽ làm áo vest của bạn bị co rúm, nhăn nheo. Hãy vò nhẹ nhàng, và vắt qua nước rồi đem ra phơi.
Thứ năm: không nên dùng bàn là thông thường là trực tiếp lên bề mặt áo vest vì chất liệu vải của áo vest rất nhạy cảm sẽ làm áo vest của bạn rất dễ bị cháy, hay nhăn nheo.

5. Giặt quần áo bằng nước lạnh
Trước hết, bạn nên giặt bằng nước lạnh bởi như vậy sẽ giúp giữ độ bền cho chất liệu cũng như kiểu dáng trang phục. Hơn nữa, hầu hết các chất tẩy rửa đều có tác dụng khi được sử dụng với nước lạnh. Có nhiều lầm tưởng về chuyện sử dụng nước nóng để giặt sẽ giúp quần áo mau sạch hơn, nhưng thực chất nước nóng sẽ làm giảm độ bền của chất liệu vải cũng như khiến chúng nhanh phai màu hơn.

Cách làm tay áo bớt phồng

Nguồn: Sưu tầm

Chia sẻ bài viết

Bình luận