Cách kiểm tra máy tính có mấy ổ cứng

Không ít người dùng sử dụng máy tính hàng ngày mà vẫn chưa nắm được cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD trừ khi bạn trực tiếp đi mua và nhìn được những thành phần trong máy. Chính vì vậy, hãy cùng Yêu công nghệ số tìm hiểu cách kiểm tra xem ổ cứng là SSD hay HDD dễ dàng nhất.

Cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD đơn giản, dễ thực hiện

Không cần phải tháo máy tính hoặc tháo tung chiếc laptop của bạn, bạn vẫn có thể kiểm tra được ổ cứng máy tính của mình đang sử dụng ổ cứng SSD hay HDD, với những cách thực hiện sau:

1. Cách xem ổ cứng SSD hay HDD bằng Defragment and Optimize Drives

Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + S và nhập vào ô tìm kiếm từ “Defragment and Optimize Drives” và mở chương trình đó lên.

Bước 2: Cửa sổ Optimize Drives sẽ hiện thị lên, bạn chú ý cột Media type với Solid state drive có nghĩa là ổ SSD và Hard disk drive có nghĩa là ổ HDD.

2. Sử dụng PowerShell

Đây được xem là cách kiểm tra ổ HDD hay SSD khá đơn giản. Để kiểm tra, bạn sử dụng lệnh Get-PhysicalDisk trong PowerShell.

  • Bước 1: Nhập vào ô tìm kiếm trên thanh start và gõ PowerShell -> chạy dưới quyền admin [Run as Administrator ]
  • Bước 2: Gõ lệnh Get-PhysicalDisk giống như hình bên dưới:

Lệnh này sẽ quét và liệt kê tất cả ổ cứng trên hệ thống với các thông tin hữu ích như số sê-ri, tình trạng “sức khỏe”, kích thước,… liên quan đến từng ổ đĩa cứng.

3. Kiểm trong bằng tổ hợp phím Windows + E

Bạn vào This PC bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + E. Chọn từng ổ cứng trên máy tính và click chuột phải -> Properties -> Tab Hardware để check từng ổ cứng có trên máy của mình. Tại giao diện hiển thị các số liệu thống kê như: Tên , seri và mã ổ cứng. Bạn chỉ cần copy tên ổ cứng mà bạn muốn kiểm tra vào khung tìm kiếm của Google là sẽ cho kết quả đây là loại ổ gì cùng các thông tin kèm theo.

4. Cách kiểm tra ổ SSD hay HDD trên máy tính win 10 bằng Device Manager

Bạn cũng có thể áp dụng cách kiểm tra xem ổ cứng SSD hay HDD win 7 với Device manager trên Windows. Trong Start, gõ tìm “Device manager” và mở lên.

Tiếp thẹo, bạn tìm và click đúp chuột vào mục “Disk Drives”. Bạn thấy được máy tính đang dùng bao nhiêu ổ cứng vàà để xem từng ổ cứng là loại SSD hay HDD bạn chỉ cần copy và tìm chúng trên Google. Kết quả tìm kiếm sẽ chỉ đến các trang bán hàng, bạn chỉ cần vào xem thông tin là sẽ biết nó là ổ cứng SSD hay HDD.

5. Sử dụng phần mềm của bên thứ 3

Nếu không thích làm theo 3 cách trên thì có thể tải phần mềm của bên thứ 3 về để kiểm tra ổ HDD hay SSD. Phần mềm mà chúng tôi dùng ở đây đó là Speccy.

Speccy là phần mềm hiển thị rất nhiều thông tin liên quan tới tất cả phần cứng hệ thống như CPU, ổ cứng, bo mạch chủ, thiết bị ngoại vi, card mạng, v.v… khá là đầy đủ cho bạn muốn xem lại toàn bộ cấu hình máy.

Bạn có thể tải phần mềm về theo link sau //download.com.vn/speccy/download

Sau khi tải về và cài đặt, bật phần mềm lên ở khung bên trái chọn Storage, phần mềm sẽ hiển thị cho bạn biết máy tính đang chạy bao nhiêu ổ và ổ nào là SSD ổ nào là HDD?

Các thao tác để kiểm tra thông tin ổ cứng không có gì là phức tạp nhưng đối với một số người dùng không chuyên thì nó vẫn còn xa lạ. Hy vọng với một số cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD cơ bản mà Yêu công nghệ sốYêu công nghệ số chia sẻ trên đây bạn đã có thể kiểm tra xem máy tính mình đang sử dụng ổ đĩa gì rồi đấy? Chúc bạn thành công.

Tổng hợp 5 cách kiểm tra ổ cứng laptop là SSD hay HDD

Làm thế nào để kiểm tra ổ cứng laptop là SSD hay HDD? Ổ SSD khác HDD ra sao? Nên sử dụng loại ổ cứng nào? Nếu bạn đang phân vân vấn đề này, đừng vội bỏ qua bài viết này nhé. HC sẽ chia sẻ chi tiết nhất với bạn!

1. SSD, HDD là gì?

Ổ cứng là thiết bị lưu trữ dữ liệu trong máy tính, laptop. Có 02 loại ổ cứng phổ biến: SSD & HDD

Ổ cứng HDD:

- Là tên viết tắt của Hard Disk Driver

- Ổ cứng truyền thống, hoạt động dựa trên nguyên lý:

+ Đĩa tròn bằng nhôm/thủy tinh/gốm được phủ vật liệu từ tính

+ Giữa ổ đĩa có động cơ quay để đọc/ghi dữ liệu

+ Bo mạch kết hợp ổ đĩa & động cơ, điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của đĩa từ lúc quay giải mã thông tin

Ổ cứng SSD:

- Là tên viết tắt của Solid-State Driver

- Là ổ đĩa thể rắn, chức năng giống HDD nhưng thay vì phủ một lớp từ trên mặt đĩa cứng, các dữ liệu sẽ được lưu trữ trên chip bộ nhớ flash. Chúng kết hợp với nhau & giữ lại dữ liệu ngay cả khi ổ không được cấp điện.

2. So sánh SSD và HDD

Tiêu chí so sánh SSD HDD
- Khả năng lưu trữ + SSD thường có dung lượng nhỏ với giá thành đắt đỏ + HDD có dung lượng lớn [có thể lên tới vào Terabyte] nhưng giá thành không quá cao.
- Tốc độ đọc/ghi dữ liệu + SSD có khả năng đọc/ghi dữ liệu vượt trội hơn rất nhiều so với HDD. Nếu tốc độ của HDD chỉ là 200MB/s, thì SSD có thể lên tới 500MB/s. + HDD dễ bị phân mảnh, làm máy hoạt động chậm chạp. SSD có Chip Flash, làm việc ngay khi khởi động nên tốc độ truy xuất nhanh, ít phân mảnh
- Hình thức + SSD: đa dạng kích cỡ và hình dạng + HDD: có 02 kích thước tiêu chuẩn là 2.5 & 3.5 inch
- Độ bền +SSD có độ bền tốt hơn, sửa chữa dễ dàng +HDD có cấu tạo cơ học, dễ bị hỏng hóc bởi các tác nhân vật lý; sửa chữa khó khăn
- Độ ồn + SSD hoạt động mượt và "im" hơn HDD + HDD không "im" bằng SSD
- Phân mảnh dữ liệu + SSD không phân mảnh dữ liệu +HDD dễ phân mảnh, nhưng tình trạng này sẽ không xuất hiện trên SSD
- Tiêu thụ điện năng + Tiêu thụ ít điện năng hơn HDD +HDD tiêu thụ điện năng nhiều hơn SSD

Xem thêm: Cách cắm loa vào máy tính laptop đơn giản, nhanh chóng

3. Cách kiểm tra ổ cứng laptop là SSD hay HDD

Bạn có thể kiểm tra máy tính của mình sử dụng ổ cứng SSD hay HDD bằng các cách sau:

- Kiểm tra bằng Defragment and Optimize Drives

- Sử dụng tính năng PowerShell

- Sử dụng phần mềm CrystalDiskInfo

- Xem thông tin ổ cứng bằng Device Manager

Sau đây HC sẽ hướng dẫn cách thực hiện chi tiết từng phương án cho bạn.

3.1. Kiểm tra thông tin ổ cứng bằng Defragment and Optimize Drives

- Bước 1: Click vào Start Menu trên thanh công cụ hoặc nhấn phím Windows -> Gõ "Optimize" vào khung tìm kiếm -> Chọn Defragment and Optimize Drives

- Bước 2: Trong cửa sổ Optimize Drives -> Kiểm tra thông tin ổ cứng ở cột Media type

+ Hard disk driver = HDD

+ Solid state driver = SSD

Đây là cách kiểm tra ổ cứng laptop là SSD hay HDD cực kì đơn giản, nhanh chóng với độ chính xác cao. Tuy nhiên, với Defragment and Optimize Drives bạn không thể xem các thông tin chi tiết hơn về ổ cứng của máy như dung lượng, nhiệt độ, tình trạng ổ cứng,..

3.2. Sử dụng PowerShell để xem thông tin ổ cứng

So với sử dụng Defragment and Optimize Drives, cách này cũng cho bạn những thông tin chính xác về loại ổ cứng laptop đang dùng với thao tác đơn giản và nhanh gọn. Tuy nhiên, bạn cũng không thể xem được các thông tin khác về ổ cứng như nhiệt độ, tình trạng ổ,..

Cách xem ổ cứng laptop bằng PowerShell:

- Bước 1: Nhấn phím tắt Windows hoặc click chọn Start Menu trên thanh Taskbar -> Gõ vào khung tìm kiếm "PowerShell"

- Bước 2: Click chuột phải vào PowerShell -> Chọn Run as Administrator [Chạy với quyền quản trị]

- Bước 3: Nhập mã lệnh "Get-PhysicalDisk" trên cửa sổ Windows PowerShell -> Nhấn Enter

- Bước 4: Lúc này, thông tin về ổ cứng sẽ hiện trên cột MediaType

3.3. Xem thông tin ổ cứng bằng Device Manager

Lại thêm một cách xem thông tin ổ cứng laptop từ chính các cài đặt trên Windows. Để kiểm tra thông tin ổ cứng, bạn thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Mở hộp thoại Device Manager

+ Với Windows 10: Nhấn tổ hợp phím "Windows + X" -> Chọn Device Manager

+ Với Windows 7, 8: Nhấn phím Windows hoặc click chọn Start menu -> Gõ "Device Manager" lên thanh tìm kiếm -> OK

- Bước 2: Xem thông tin ổ cứng

+ Kích đúp chuột vào Disk drivers

+ Copy tên ổ cứng lên Google để biết chúng thuộc loại HDD hay SSD

3.4. Kiểm tra ổ cứng laptop là SSD hay HDDbằng CrystalDiskInfo

So với 03 cách trên, CrystalDiskInfo cho bạn biết nhiều thông tin chi tiết về ổ cứng hơn:

- Tình trạng ổ cứng [tốt hay không, các cảnh báo,..]

- Nhiệt độ hoạt động của ổ cứng

- Tốc độ quay

- V..v..

Để sử dụng CrystalDiskInfo kiểm tra thông tin ổ cứng, bạn làm như sau:

Bước 1: Download phần mềm CrystalDiskInfo về laptop

Link download: //crystalmark.info/en/software/crystaldiskinfo/

Bước 2: Kiểm tra loại ổ cứng

- Cách 1: Nhìn chỉ số tốc độ quay

+ Nếu mục này hiển thị 7200 hoặc 5400: laptop của bạn sử dụng ổ cứng HDD

+ Ngược lại: sử dụng ổ SSD

- Cách 2: Kiểm tra tên ổ cứng

+ Tên ổ cứng sử dụng cho máy được hiển thị ngay đầu

+ Copy chính xác tên ổ -> tìm kiếm trên Google để xem chúng thuốc SSD hay HDD

3.5. Kiểm tra ổ cứng trên Macbook

- Bước 1: Chọn menu Apple -> chọn About this Mac

- Bước 2: Chọn System Report [trong tab Overview]

- Bước 3: Chọn Storage [cột bên trái] để xem toàn bộ thông tin về ổ cứng sử dụng cho Macbook [mục Medium Type]

Lưu ý: Một số dòng Macbook sẽ sử dụng Fusion Drive [lai giữa SSD & HDD]

Trên đây là các cách kiểm tra ổ cứng laptop là SSD hay HDD chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Siêu thị điện máy HC

Video liên quan

Chủ Đề