Cách kiểm tra mạch đập

Tim mạch là một trong những cơ quan đặc biệt quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Chính vì vậy, người ta luôn quan tâm tới các chỉ số liên quan tới tim mạch để xác định xem cơ quan này có đang hoạt động tốt không? Trong đó, chúng ta nên hiểu và nắm được nhịp tim bình thường là bao nhiêu, dấu hiệu nào cho thấy bạn đang có trái tim khỏe mạnh?

1. Nhịp tim là gì?

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc Nhịp tim bình thường là bao nhiêu, chúng ta cần biết nhịp tim là gì? Có thể nói, đây là chỉ số đáng được quan tâm, chúng phản ánh tình trạng sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng.

Nhịp tim hay chính là tốc độ nhịp tim, chúng được đo bằng số nhịp đập của tim trong mỗi phút. Đối với từng đối tượng, lứa tuổi khác nhau, chỉ số này có sự thay đổi nhất định.

Nhịp tim đo bằng số nhịp đập của trái tim trong vòng một phút.

Tất cả chúng ta nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tim mạch để nắm được tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, các vận động viên là đối tượng cần hiểu rõ vấn đề này bởi đặc thù công việc có liên quan mật thiết tới sức khỏe tim mạch.

2. Tốc độ nhịp tim bình thường là bao nhiêu?

Như đã phân tích ở trên, để theo dõi tình hình sức khỏe, bạn không thể bỏ qua việc kiểm tra nhịp tim. Vậy đối với người bình thường, trong vòng 1 phút, trái tim đập khoảng bao nhiêu lần?

Có thể nói, nhịp tim chuẩn được đo vào thời điểm cơ thể đang nghỉ ngơi hoàn toàn. Bởi vậy, lúc bạn vận động mạnh, cảm xúc thay đổi đột ngột, chỉ số này cũng sẽ thay đổi, tuy nhiên không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tùy vào từng độ tuổi khác nhau, nhịp tim bình thường sẽ dao động ở các mức độ khác nhau. Trong đó, đối với một người trưởng thành, chỉ số này rơi vào khoảng 60 - 100. Còn số lần tim đập trong một phút khi các vận động viên thể thao chuyên nghiệp nghỉ ngơi chỉ khoảng 40 lần.

Đối với người trưởng thành, nhịp tim bình thường dao động khoảng 60 - 100.

Song, nhịp đập quá chậm không phải lúc nào cũng tốt đâu nhé! Trong trường hợp bạn thấy nhịp tim đột nhiên chậm hơn bình thường, hãy đi kiểm tra sức khỏe kịp thời.

Khác với người lớn, nhịp tim của trẻ nhỏ thường nhanh hơn, tuổi càng nhỏ, số lần tim đập trong 1 phút càng nhanh. Các số liệu thống kê cho thấy, nhịp tim đập của trẻ sơ sinh có thể lên đến 120 - 160, của bé từ 7 - 12 tuổi là 75 - 110.

3. Cách đo nhịp tim đơn giản và hiệu quả

Như vậy, việc theo dõi nhịp đập của tim là vô cùng cần thiết, nhờ vậy bạn sẽ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân kịp thời. Mỗi chúng ta nên biết cách đo nhịp tim bình thường như thế nào?

Thông thường, người ta thường đo mạch đập, từ đó xác định nhịp tim của mình. Bạn cần phân biệt rõ hai khái niệm mạch đập và nhịp tim, chúng không phải là một. Để đo mạch đập, chúng ta có thể thực hiện một trong hai cách sau đây.

Đầu tiên, đo bằng cách đặt hai ngón tay ở cổ tay, gần với phía của ngón cái. Lúc này, chúng ta sẽ cảm nhận được mạch đang đập, hãy đếm số lần đập trong vòng một phút. Như vậy bạn vừa xác định được mạch đập, vừa xác định được nhịp tim của mình.

Cách thứ hai đó là kiểm tra ở cổ, khu vực bên cạnh khí quản. Cách thực hiện cũng tương tự như khi đo mạch ở cổ tay. Đây là hai cách tương đối đơn giản và dễ thực hiện, hàng ngày, chúng ta nên duy trì việc theo dõi nhịp đập của tim để biết chắc rằng sức khỏe đang ổn định.

Chúng ta nên chủ động tìm hiểu cách đo nhịp tim.

4. Dấu hiệu nhận biết một trái tim khỏe

Như đã phân tích ở trên, tim mạch là một phần cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, nếu như chức năng của chúng suy giảm, sức khỏe bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì thế, bạn nên nắm được những dấu hiệu cơ bản chứng minh trái tim đang hoạt động ổn định và rất khỏe mạnh.

Trong đó, nhịp tim bình thường là một trong những dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe nói chung và của tim mạch nói riêng. Nếu như nhịp tim của bạn ổn định từ 60 - 100, hãy yên tâm rằng trái tim vẫn đang hoạt động rất tốt.

Trọng lượng cơ thể, chỉ số BMI cũng là yếu tố thể hiện sức khỏe tim mạch. Trong đó, những người thừa cân, béo phì là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh về tim rất cao. Bạn hãy chú ý và kiểm soát cân nặng ở mức ổn định nhé!

Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh về tim khá cao.

Bình thường, khi làm việc, học tập hoặc luyện tập thể dục thể thao, vận động mạnh bạn không cảm thấy khó thở, mệt mỏi, đuối sức thì hãy yên tâm nhé! Đó là tín hiệu cho thấy tim mạch vẫn ổn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú trọng theo dõi xem mình có hay bị đau tức ngực hay không. Bởi đây là một biểu hiện khá phổ biến của người mắc bệnh liên quan tới tim mạch.

5. Làm thế nào để có trái tim khỏe mạnh?

Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là làm thế nào để duy trì nhịp tim bình thường và sở hữu trái tim khỏe mạnh? Trên thực tế, nếu chúng ta chịu khó chăm sóc sức khỏe, hình thành những thói quen lành mạnh, chắc chắn sức khỏe của bạn luôn ổn định.

Đầu tiên, mỗi người nên dành một chút thời gian trong ngày để luyện tập thể dục thể thao. Đó có thể là việc đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, luyện tập yoga, erobic,… Như vậy, cơ thể luôn dẻo dai đồng thời giúp nhịp tim đập chậm hơn.

Trong cuộc sống bộn bề, chúng ta không thể tránh khỏi những căng thẳng, áp lực từ công việc. Song, nếu như kiểm soát được tâm trạng thì bạn cũng đang góp phần bảo vệ trái tim khỏe mạnh tránh khỏi những tổn thương không đáng có.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng chất kích thích gây những ảnh hưởng xấu tới tim mạch. Bởi vậy, tốt nhất chúng ta không nên sử dụng chúng hoặc hạn chế tối đa.

Tốt nhất, bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để sở hữu trái tim khỏe.

Như vậy, nhịp tim bình thường là một trong những thước đo đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn, nhất là các vấn đề liên quan tới tim mạch. Chúng ta không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi nhịp đập của tim. Nếu có những dấu hiệu bất thường, hãy tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời bạn nhé!

Đo nhịp tim là việc làm cần thiết để giúp bạn theo dõi và kiểm soát tốt nhịp đập của tim. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số cách kiểm tra nhịp tim của mình đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà mà không cần sư dụng đến bất cứ thiết bị nào.

Đo nhịp tim là việc nên làm thường xuyên để theo dõi và kiểm soát nhịp đập của tim. Tuy nhiên, nếu chỉ tới bệnh viện chỉ để đo thì sẽ mất thời gian và chi phí. Hiểu được vấn đề đó, BVĐK Phương Đông có bài viết hướng dẫn cách kiểm tra nhịp tim tại nhà, vừa đơn giản vừa hiệu quả mà không cần đến máy đo nhịp tim trong bệnh viện.

Vai trò của việc đo nhịp tim

Nhịp tim là nhịp đập của quả tim, chỉ số này được xác định bằng số lần co thắt của tim trong mỗi phút. Đơn vị đo là nhịp/phút hoặc bpm [beat per minute]. Nhịp tim là 1 trong 5 dấu hiệu thể hiện sự sống của một cơ thể người cùng với độ bão hòa oxy trong máu, thân nhiệt, huyết áp và nhịp thở.

Theo dõi nhịp tim thường xuyên giúp phòng tránh hiệu quả các vấn đề về tim mạch

Đo nhịp tim đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi người chỉ có 1 trái tim, nó hình thành ngay từ khi chúng ta còn là phôi thai. Bộ phận này giúp bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể để duy trì sự sống. Như vậy, đo nhịp tim để xem tim làm việc tốt không, có bơm đủ máu không, kiểm tra sức khỏe và thể lực chung,... nhất là khi bạn vận động, chơi thể thao.

Hướng dẫn từ A đến Z cách đo nhịp tim

Thường khi đến bệnh viện, bạn sẽ được đo nhịp tim bằng máy, ngoài ra thì cũng có máy đo nhịp tim tại nhà. Tuy nhiên nếu không có thì bạn hoàn toàn có thể đo thủ công bằng cách đo nhịp tim bằng tay như bắt mạch cổ tay hoặc động mạch cảnh rồi đếm nhịp đập trong 1 phút. Cụ thể như sau:

Đo nhịp tim từ mạch cổ tay

Bạn có thể áp dụng cách đo mạch bằng tay để đếm nhịp tim theo hướng dẫn sau:

  • Đặt ngửa lòng bàn tay và nắm nhẹ.

Đo nhịp tim bằng cách bắt mạch cổ tay

  • Đặt ngón trỏ và ngón giữa của tay còn lại lên vị trí ngay dưới nếp gấp của cổ tay trái và ấn nhẹ cho đến khi cảm nhận được nhịp đập của mạch dưới da. Nếu cần thiết, bạn có thể di chuyển ngón tay xung quanh vị trí này một chút cho đến khi tìm được nhịp đập.
  • Đếm số nhịp tim đập trong 60 giây.

Đo nhịp tim từ động mạch cảnh

  • Dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay phải áp vào vùng cổ ngay dưới xương hàm tại vị trí giữa khí quản và các cơ bắp lớn ở cổ.

Đo nhịp tim thông qua động mạch cảnh

  • Ấn nhẹ tay cho đến khi cảm thấy nhịp đập của mạch sau đó đếm nhịp tim trong vòng 1 phút.
  • Đôi khi cách này dễ hơn so với đo ở cổ tay.

Lưu ý: Khi đo nhịp tim bằng tay, chỉ dùng ngón trỏ và ngón giữa, tuyệt đối không dùng ngón cái vì đầu ngón cái có mạch đập sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả.

Bấm giờ và ghi lại nhịp tim

Bạn có thể dùng đồng hồ hoặc điện thoại để tính khoảng thời gian 1 phút, đếm số lần bạn cảm thấy nhịp rung lên trong 60 giây đó. Phương pháp này đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Ngoài ra bạn cũng có thể đếm các nhịp đập trong 15 giây và nhân lên với 4 lần hoặc đếm trong 30 giây và nhân lên với 2 lần để tính nhịp tim trong 1 phút. Tuy nhiên, kết quả sẽ không chuẩn xác bằng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách đo nhịp tim bằng điện thoại [smartphone] thông qua camera hoặc app mọi lúc, mọi nơi cực kỳ tiện lợi, tuy nhiên độ chính xác không bằng 2 cách kể trên.

Trường hợp sử dụng máy đo thì cách đo nhịp tim bằng máy rất đơn giản, thường thì nhà sản xuất sẽ đính kèm sách hướng dẫn nêm trong hộp hoặc bạn có thể bảo bên cung cấp hướng dẫn chi tiết lại.

Kết quả đo nhịp tim

Sau khi đo, bạn ghi lại kết quả rồi so sánh với thông tin dưới đây để biết nhịp tim của mình là bình thường, đập nhanh hay yếu.

Nhịp tim bình thường

Cơ quan y tế quốc gia tại Anh đưa ra chỉ số nhịp tim lý tưởng trong từng độ tuổi là:

Bảng chỉ số nhịp tim bình thưởng ở các độ tuổi

  • Trẻ sơ sinh: 120- 160 nhịp/phút.
  • Trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi: 80- 140 nhịp/phút.
  • Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: 80- 130 nhịp/phút.
  • Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 75- 120 nhịp/phút.
  • Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: 75- 110 nhịp/phút
  • Người từ 18 tuổi trở lên: 60- 100 nhịp/phút.
  • Vận động viên: 40- 60 nhịp/phút.
  • Người cao tuổi có nhịp tim thấp hơn chút, khoảng 55- 90 nhịp/phút do các tế bào cơ tim đang dần bị thoái hóa, lão hóa.

Lưu ý:

  • Bất kỳ hoạt động thể chất, việc dùng chất kích thích hoặc stress đều sẽ làm tăng nhịp đập của tim.
  • Ngoài ra thì tim cũng có thể đập chậm hơn khi bạn vừa ngủ dậy, do đó nếu bạn đo nhịp tim lúc này mà thấy ở mức 40- 60 nhịp/phút thì cũng đừng lo bởi nó là hiện tượng bình thường.

Nhịp đập nhanh

Nhịp tim đập nhanh là bao nhiêu? Ở người bình thường, nếu nhịp tim đo được lúc nghỉ ngơi là trên 100 nhịp/phút thì được gọi là nhanh và mạnh. Tình trạng này có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như xuất phát từ bệnh lý hay sinh lý.

Trường hợp tim đập nhanh trong vài giây rồi chấm dứt hoặc xuất hiện không thường xuyên thì có thể là do bạn đang lo lắng, căng thẳng đột ngột hoặc vừa vận động thể lực xong. Hiện tượng có thể tự biến mất mà không cần điều trị và nó gần như vô hại.

Ngược lại, những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch mà tim đập nhanh thì cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị phù hợp.

Chỉ số về nhịp đập của tim lúc nhanh và lúc chậm

Nhịp tim yếu

Nhịp tim của người trưởng thành được xem là yếu nếu dưới 60 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn tới não và các cơ quan khác bị thiếu oxy, gây ra các biến chứng như:

  • Ngất xỉu.
  • Hoa mắt, xây xẩm mặt mày, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi.
  • Thở khó khăn, ngực đau tức.
  • Suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ.
  • Khi vận động thể lực sẽ nhanh chóng mệt mỏi, mất sức.

Không thấy nhịp đập của tim

Nếu bạn không thấy nhịp đập ở cổ tay hoặc dưới hàm thì cũng đừng lo lắng vì bạn đã đo sai cách. Lúc này hãy làm theo các cách dưới đây để tìm mạch và đo:

  • Di chuyển ngón tay xung quanh cổ tay, ở mỗi vị trí khác nhau hãy dừng lại trong khoảng 5 giây để cảm nhận nhịp đập của tim.
  • Thay đổi áp lực từ ngón tay lên cổ tay.
  • Giơ tay bạn đo nhịp tim lên gần đầu, sau đó lại thả tay xuống để thay đổi lưu lượng máu tới cổ tay, như vậy sẽ dễ dàng phát hiện nhịp đập của tim hơn.
  • Dùng ống nghe: trường hợp không thể đo bằng tay thì bạn cần dùng đến ống nghe chuyên dụng. Đặt và giữ ống nghe lên ngực trần, lắng nghe rồi đếm từng nhịp tim. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng máy đo huyết áp có đo nhịp tim để biết chính xác nhịp đập tim của mình.

Một số lưu ý khi đo nhịp tim

Để đảm bảo kết quả đo nhịp tim được chính xác nhất thì bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Lúc nghỉ ngơi là thời điểm tốt nhất để đo nhịp tim, lý do là bởi lúc này tim đang hoạt động một cách ổn định, không bị yếu tố vận động tác động.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện đo nhịp tim

  • Nên đo nhịp tim ở tư thế ngồi hoặc nằm kết hợp với tâm lý thoải mái.
  • Tuyệt đối không đo nhịp tim khi đang đứng bởi lúc này đang có sự co mạch để thúc đẩy máu từ tĩnh mạch chảy ngược về tim nhằm duy trì huyết áp. Do vậy nhịp tim thường có xu hướng đập nhanh hơn, dẫn tới kết quả không chính xác.
  • Trường hợp đo nhịp tim ở mạch cổ, không được nhấn quá mạnh tay vì có thể kích thích cơ chế phản xạ của cơ thể làm nhịp tim chậm lại. Hơn nữa, việc ấn cùng lúc cả 2 động mạch cảnh ở cổ còn làm giảm đáng kể sự lưu thông máu đến não.
  • Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến nhịp tim: nhiệt độ , độ ẩm tăng cao sẽ làm tim bơm máu nhiều hơn, do đó nhịp tim của bạn có thể tăng nhưng thường không quá 5- 10 nhịp mỗi phút.
  • Việc sử dụng thuốc ức chế adrenaline [thuốc chẹn beta] có xu hướng làm chậm nhịp tim.

Nếu nhịp tim của bạn quá cao thì rất có thể là do bạn đang căng thẳng. Vì thế, hãy bình tĩnh và đo lại sau. Còn nếu nhịp tim quá thấp thì bạn cần chăm chỉ tập luyện hơn chút để đảm bảo nhịp tim lên mức bình thường nhé.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách đo nhịp tim tại nhà. Mong rằng sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe. Nếu có câu hỏi cần giải đáp hoặc đặt lịch khám sức khỏe tại BVĐK Phương Đông, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số Hotline 1900 1806 để được giải đáp nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề