Cách khám dấu thần kinh khu trú

Phương pháp tiếp cận: Người thầy thuốc dựa vào kiến thức về giải phẫu thần kinh, sinh lý thần kinh, kiến thức về bệnh học kết hợp với các triệu chứng, dấu hiệu thu thập được qua hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng thần kinh để từ đó đi đến chẩn đoán và thiết lập mục tiêu can thiệp phù hợp.

7 bước chính trong chẩn đoán là

  1. Xác định xem tình trạng có liên quan đến hệ thần kinh hay không
  2. Xác định vị trí giải phẫu [định khu tổn thương bằng các dấu thần kinh khu trú]
  3. Xác định kiểu diễn tiến của triệu chứng
  4. Xác định nhóm bệnh có khả năng nhất
  5. Chẩn đoán lâm sàng sơ bộ hoặc chẩn đoán phân biệt
  6. Chỉ định các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phù hợp
  7. Thiết lập chẩn đoán xác định

KIỂM TRA TRẠNG THÁI TÂM THẦN NGẮN

4. Các dây thần kinh sọ não

  • Lưu ý 3 phần chính:
    • mắt và vận động mắt [II, III, IV, VI];
    • cảm giác, vận động mặt và tiền đình ốc tai [V, VII, VII],
    • miệng họng lưỡi [IX, X, XII]
    • [Có thể thêm xoay đầu, nâng vai: XI]
XEM THÊM: KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ NÃO

5. Màng não –

  • Cứng cổ 

6. Vận động [tay, thân mình, chân]

  • Nhìn: Teo cơ, rung giật, máy cơ …, tư thế của chi thể: rũ bàn tay hay bàn chân, co cứng, vận động bất thường [run, múa vờn …]
  • Trương lực cơ: co cứng, rung giật, cứng đờ [ngoại tháp]
  • Cơ lực: Liệt nhẹ [thắng trọng lực] hay nặng, đánh giá theo 6 bậc thử cơ [0–5] 
  • Kiểm soát vận động [điều hợp]
  • Chức năng vận động
XEM THÊM: KHÁM THẦN KINH CHI TRÊN Ở MỨC KHOANH TUỶ VÀ RỄ CỔ
VÀ : KHÁM THẦN KINH CHI DƯỚI Ở MỨC RỄ VÀ KHOANH TUỶ

7. Hệ thống cảm giác: 

  • Cảm giác nông: Sờ nhẹ, đầu tù, nhiệt độ
  • Cảm giác sâu: rung, tư thế vị trí khớp
  • Cảm giác vỏ não: nhận biết đồ vật, chữ viết bằng sờ …
XEM THÊM: KHÁM CHỨC NĂNG CẢM GIÁC THÂN THỂ

8. Phản xạ:

  • Phản xạ gân xương
  • Phản xạ da
  • Phản xạ bệnh lý
  • Phản xạ nguyên thuỷ [trẻ em]

9. Hệ thần kinh tự chủ:

  • Thay đổi huyết áp, nhịp tim, tiết mồ hôi
  • Kiểm soát đường ruột, bàng quang, chức năng tình dục…

10. Tư thế, Thăng bằng và Dáng đi

  • Nghiệm pháp Romberg hoặc lượng giá thăng bằng khác
  • Đi bình thường, đi lùi, tăng giảm tốc …
  • Đi gót chân chạm mũi chân
XEM THÊM: KHÁM VÀ LƯỢNG GIÁ THĂNG BẰNG
VÀ : KHÁM ĐIỀU HỢP VẬN ĐỘNG

10. Các nghiệm pháp đặc biệt khác, tuỳ theo vùng được khám [ví dụ dấu Tinel, Lasegue …]

3. Phân tích để chẩn đoán:

Tổn thương là toàn thể hay khu trú?

  • Các tổn thương toàn thể ảnh hưởng đến tất cả [hoặc hầu hết] các chức năng của não, và thường ảnh hưởng đến nhận thức và ý thức
  • Tổn thương khu trú ảnh hưởng đến một vùng của cơ thể và các dấu hiệu kết quả có thể là không đối xứng

Diễn tiến theo thời gian như thế nào?

  • Các triệu chứng khởi phát ngay lập tức thường là nguyên nhân mạch máu [thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết], hoặc điện [động kinh] 
  • Các triệu chứng tiến triển nhanh [vài ngày] có thể là bệnh nhiễm trùng [ví dụ: viêm màng não] hoặc bệnh viêm [ví dụ: mất myelin]
  • Các triệu chứng tiến triển chậm có xu hướng do các bệnh thoái hóa, khối u [tiến triển chậm] 

Các tổn thương vận động ảnh hưởng đến neuron vận động trên hay dưới?

  • Các dấu hiệu neuron vận động trên [UMN, upper motor neuron] [trung ương] bao gồm tăng trương lực [co cứng], liệt, tăng phản xạ gân xương và babinski dương tính 
  • Các dấu hiệu của neuron vận động dưới [LMN, lower motor neuron] bao gồm liệt mềm, giảm hoặc không có phản xạ, teo cơ và giật máy cơ.

UMN và LMN

Tổn thương Nằm ở đâu?

  • Vỏ não / bao trong: dấu hiệu UMN đối bên
  • Tiểu não: rung giật nhãn cầu, rối loạn thăng bằng / điều hợp
  • Thân não: suy giảm ý thức, dấu hiệu toàn thể, bất thường dây thần kinh sọ
  • Tủy sống: liệt tứ chi hoặc hai chi dưới trung ương [UMN], mức cảm giác, rối loạn cơ tròn.
  • Rễ thần kinh: Liệt ngoại biên [LMN] theo khoanh cơ; mất cảm giác theo khoanh da.
  • Một dây thần kinh ngoại biên: Liệt ngoại biên và mất cảm giác theo phân bố của dây thần kinh
  • Nhiều dây thần kinh ngoại biên: yếu liệt ở ngọn chi, mất cảm giác kiểu găng tay và bít tất.
  • Khớp nối thần kinh – cơ / cơ: Chỉ có dấu hiệu vận động. Mỏi cơ [nhược cơ].
  • Cơ: Chỉ có dấu hiệu vận động, yếu, rung giật cơ …

Có yếu tố của bệnh cơ năng hay không?

  • Có những yếu tố nào không phù hợp với các kiểu bệnh lý giải phẫu thần kinh hay không?
  • Có các yếu tố nguy cơ của bệnh cơ năng [tâm thần]?
  • Các yếu tố cơ năng thường cùng tồn tại với bệnh thực thể

Thông qua chẩn đoán chính xác, người thầy thuốc có thể thiết lập mục tiêu điều trị, tiến hành điều trị nguyên nhân nếu được, điều trị triệu chứng, dự phòng biến chứng và tái phát đồng thời kết hợp phục hồi chức năng thần kinh nhằm chữa bệnh, giảm nhẹ bệnh, cải thiện chức năng và chất lượng cuộc sống.

MinhDat Rehab tổng hợp.

Please leave this field empty

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

Chủ Đề