Cách hút thuốc không bị ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả hai giới của tất cả các nước trên thế giới. Bệnh ung thư phổi có thể được điểu trị tốt hơn nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Biết rõ hơn về các yếu tố nguy cơ, sự khác biệt về bệnh lý của ung thư phổi ở người hút thuốc và người không hút thuốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng ngừa và quản lý ung thư phổi. Bạn cần chú ý kiểm tra sức khỏe khi có các triệu chứng bất thường hoặc có các yếu tố nguy cơ dưới đây.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi

Hút thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điếu, cho đến nay là tác nhân chính gây ra ung thư phổi. Nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc lá tăng theo số lượng thuốc lá hút mỗi ngày và số năm hút thuốc. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần so với những người không hút thuốc. Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 70 chất gây ung thư. Tại các nước phát triển, khoảng 90% số ca tử vong do ung thư phổi ở nam giới trong năm 2000 được cho là do hút thuốc, tỉ lệ này đối với phụ nữ là 70%. Hút thuốc cũng là nguyên nhân của khoảng 85% số ca mắc bệnh.

Nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc lá tăng theo số lượng thuốc lá hút mỗi ngày và số năm hút thuốc. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần so với những người không hút thuốc. Thời gian cai thuốc lá càng kéo dài càng làm giảm nguy cơ ung thư phổi giảm. Thậm chí, việc ngừng hút thuốc ở những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu có những kết quả tiên lượng có lợi. Nguy cơ ung thư phổi bắt đầu giảm trong vòng 2 – 3 năm đầu sau khi bỏ thuốc và giảm đều đặn trong 10 năm sau đó.

Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư phổi. Khói thuốc lá bốc ra từ thuốc lá đang cháy hoặc sản phẩm thuốc lá khác, hoặc bốc ra bởi những người đang hút thuốc. Những người hít phải khói thuốc lá tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư giống như những người hút thuốc, mặc dù với số lượng nhỏ hơn. Hít khói thuốc lá được gọi là hút thuốc không tự nguyện hoặc thụ động. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2 đến 1,5.

Ô nhiễm môi trường gần đây được xem như nguy cơ lớn thứ hai gây ung thư phổi. Làm việc trong các môi trường độc hại, ô nhiễm không khí từ kỹ nghệ kim loại nặng hay tiếp xúc với khói thuốc, amiăng, công nghiệp hóa dầu, nhựa, khí đốt, bồ hóng, khí thải động cơ diesel, khí độc metyl ete dùng trong công nghiệp, sơn … cũng là yếu tố gia tăng khả năng mắc ung thư phổi. Hút thuốc lá và amiăng có ảnh hưởng kết hợp trong việc dẫn tới sự hình thành ung thư phổi. Ô nhiễm không khí ngoài trời có một tác động nhỏ đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các hạt vật chất nhỏ (bụi PM 2.5) và các sol khí sunfat (có trong khí thải xe cộ) có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ nhẹ. Lượng NO2 trong không khí tăng lên 10 phần tỉ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 14%.

Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi là yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi. Những người có người thân bị ung thư phổi có thể bị ung thư phổi cao gấp đôi so với những người không có người thân bị ung thư phổi. Bởi vì hút thuốc lá có xu hướng tăng trong các gia đình và các thành viên gia đình tiếp xúc với khói thuốc lá, thật khó để biết liệu nguy cơ ung thư phổi gia tăng là từ tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi hay do tiếp xúc với khói thuốc lá.

Tiếp xúc với bức xạ là yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi. Bức xạ bom nguyên tử, xạ trị, chẩn đoán hình ảnh và radon là nguồn tiếp xúc với bức xạ.

Các bệnh lý mãn tính ở phổi như viêm phế quản mạn có dị sản dạng biểu bì, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), các sẹo cũ, tổn thương lao… cũng có thể dẫn đến ung thư.

  1. Yếu tố gen trong Ung thư phổi

Các tế bào biểu mô hô hấp đòi hỏi phải tiếp xúc kéo dài với tác nhân gây ung thư và tích tụ nhiều đột biến di truyền trước khi trở thành ung thư phổi (một hiệu ứng gọi là ung thư trường diễn). Ở một số bệnh nhân bị ung thư phổi, các đột biến ở các gen kích thích sự phát triển của tế bào gây ra những bất thường trong receptor nhận tín hiệu của yếu tố tăng trưởng và ức chế quá trình chết của tế bào, góp phần làm tăng các tế bào bất thường. Ngoài ra, các đột biến ức chế gen ức chế khối u có thể dẫn đến ung thư. Bên cạnh đó còn những đột biến khác có liên quan trong bệnh ung thư phổi. Các gen là nguyên nhân gây ung thư phổi được gọi là sự biến đổi gen gây ung thư. Mặc dù sự đột biến của trình tự gây ung thư có thể gây ra hoặc góp phần vào ung thư phế quản ở những người hút thuốc, những đột biến này đặc biệt có thể là nguyên nhân gây ra ung thư phổi ở những người không hút thuốc.

Những triệu chứng bất thường cảnh báo ung thư phổi

Hầu hết những trường hợp được chẩn đoán bệnh ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng một số người vẫn có thể thấy những dấu hiệu sớm của bệnh. Nhận thức được nguy cơ của bạn và người thân trong gia đình với bất kỳ thay đổi nào của cơ thể bản thân là điều rất quan trọng để loại trừ khả năng bị bệnh.

Ho nhiều

Ho là triệu chứng thường gặp, nhưng cũng dễ bị bỏ qua. Ho biểu hiện ở 50-70% các trường hợp, hầu hết người bệnh không được điều trị khỏi bằng các biện pháp điều trị thông thường. Đôi khi ho đi kèm với khàn tiếng, khạc đờm nhuốm ít máu. Đây là một triệu chứng rất không đặc hiệu, có thể gặp trong những bệnh viêm nhiễm khác. Nhưng nếu bạn bị ho kéo dài trong vòng vài tuần thì nên đi khám bác sỹ.

Đau ngực

Là triệu chứng có thể xảy ra ở giai đoạn rất sớm hoặc cũng có thể khi khối u đã di căn đến thành ngực. Đau ngực do ung thư phổi có thể tăng lên khi bạn ho, cười hay hít thở sâu. Vì đau ngực cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác, nên hãy nói với bác sỹ của bạn để được kiểm tra.

Khó thở, khàn tiếng

Nếu bạn hay người thân nhận thấy giọng nói hay nhịp thở của mình khác với trước đó, hãy nên đi khám. Những triệu chứng này có thể giúp phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm.

Tóm lại, bệnh ung thư phổi xuất hiện rất ít dấu hiệu sớm, vì vậy bận không nên bỏ qua các yếu tố nguy cơ của mình và người thân để có thể phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm nhất có thể. Những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi được khuyến khích chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp để sàng lọc ung thư hàng năm.

Tài liệu tham khảo

  1. Moyer VA. US Preventive Services Task Force: Screening for lung cancer: U.S. Preventive Services Task Force recommendation statement. Ann Intern Med 160 (5):330-338, 2014. doi: 10.7326/M13-2771.
  2. Jyoti Malhotra, Matteo Malvezzi, Eva Negri, Carlo La Vecchia and Paolo Boffetta. Risk factors for lung cancer worldwide. Eur Respir J 2016; 48: 889–902.
  3. Guangbiao Zhou. Tobacco, air pollution, environmental carcinogenesis, and thoughts on conquering strategies of lung cancer. Cancer Biol Med 2019. doi: 10.20892/j.issn.2095-3941.2019.0180

Nội dung: TS. BS. Nguyễn Phạm Thanh Nhân

Khí thải ô nhiễm từ xe cộ, nhà máy công nghiệp, bếp củi và các nguồn khác chứa các hạt nhỏ có thể góp phần làm ô nhiễm không khí và gây ung thư phổi. Bụi, khói và hóa chất trong không khí gây ra khoảng 1 – 2% trong tổng số các ca mắc ung thư phổi.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những thay đổi trong ADN và từ đó đặt tiền đề gây bệnh. Bạn càng hít nhiều không khí có hại, cơ hội mắc bệnh ung thư phổi càng lớn.

6. Chế độ ăn uống

Những gì bạn ăn đều ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Nguyên nhân khiến bạn không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi có thể là do chế độ ăn uống kém lành mạnh kéo dài. Một nghiên cứu mới đây đã xem xét chỉ số đường huyết (chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường) có thể liên quan đến khả năng bị ung thư phổi. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nhất có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các loại thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả này bao gồm bánh mì trắng, ngũ cốc có đường, gạo trắng, bánh quy và bỏng ngô. Do đó, bạn nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh như bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, bột yến mạch, khoai lang, đậu lăng và hầu hết các loại trái cây.

7. Không khí trong nhà bị ô nhiễm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 3 tỷ người trên khắp thế giới nấu ăn và sưởi ấm nhà của họ bằng nhiên liệu rắn (gỗ và than) hoặc nấu nướng trên bếp lửa. Với cách nấu ăn này, nếu hệ thống thông hơi kém dẫn đến mức độ ô nhiễm không khí trong nhà cao sẽ góp phần gây ung thư phổi.

Phụ nữ và trẻ em có nhiều khả năng không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi nguyên nhân là do bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm trong nhà này, mà thường xuyên nhất là việc tiếp xúc với khói lửa khi nấu ăn và làm việc nhà.

8. Không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi có thể là do từng xạ trị ở ngực

Những người từng được xạ trị ở ngực do điều trị một loại ung thư khác có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn. Tuy không phổ biến nhưng những phụ nữ xạ trị do ung thư vú hoặc trẻ bị ung thư hạch Hodgkins đều có nguy cơ bị ung thư phổi.

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Đa phần các ca ung thư phổi (85%) có nguyên nhân bắt nguồn từ việc hút thuốc lá trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nó không phải là lý do duy nhất. Thực tế, còn nhiều nguyên nhân khác gây ra ung thư phổi ngay cả khi bạn không hút thuốc.

Ung thư phổi có thể ảnh hưởng tới cả người hút và không hút thuốc lá. Dưới đây là 4 nguyên nhân khác, phổ biến nhất.

Hút thuốc lá thụ động

Hút thuốc lá thụ động là hình thức hít phải khói thuốc lá từ không khí, mà không trực tiếp hút thuốc lá. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra 2 luồng khói chính và phụ và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80 % còn lại được gọi là luồng phụ. Luồng phụ mang nhiều thành phần độc hại  và chất gây ung thư hơn nhiều so với luồng chính.

Khói thuốc cấu tạo từ một hỗn hợp khí và bụi. Theo Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO), trong khói thuốc có khoảng 4000 chất hóa học. Trong đó có 40 chất được xếp vào loại gây ung thư, gồm những chất như nicotin, oxide carbon, hắc ín, benzene, formaldehyde, ammonia, acetone, arsenic, hydrogen cyanide,.. ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết. Gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.

 Trẻ em và người lớn tuổi, đặc biêt rất nhạy cảm với khói thuốc lá. Tương tự đối với những người bị bệnh tim hay bệnh đường hô hấp.

  •  Đối với người lớn: Nguy cơ làm tăng các bệnh tim mạch lên 25% ….Đặc biệt bệnh ung thư phổi gây nguy cơ tử vong do hút thuốc lá thụ động.
  •  Đối với trẻ em: khói thuốc lá là nguyên nhân gây chết ngạt, viêm phế quản, hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp.

Các chuyên gia nhận định chương trình cai thuốc lá không chỉ có ích cho bản thân người hút mà còn bảo vệ những người xung quanh.

Cách hút thuốc không bị ung thư phổi

Ho, khó nuốt, tức ngực... là những dấu hiệu nguy cơ ung thư phổi.

Yếu tố môi trường: nguy cơ tiềm ẩn có thể gây bệnh ung thư phổi.

Hít phải khí Radon hoặc Arimang

Radon: là khí hiếm phóng xạ không màu, không mùi, hình thành và tồn tại trong đất một cách tự nhiên. Khí này đặc biệt độc đối với phổi. Tiếp xúc với radon được coi như nguyên nhân phổ biến thứ hai dẫn đến ung thư phổi. Tại Mỹ, Radon là nguyên nhân gây ra ung thư phổi khiến khoảng 21.000 người tử vong mỗi năm.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, người dân có thể tiếp xúc với khí radon trong nhà hay trong các công trình xây dựng trên nền đất, đá có đặc tính phóng xạ cao. Khí radon từ trong nền đất, đá có thể thoát ra và thâm nhập vào tòa nhà thông qua các vết nứt trên tường hay qua nền gạch bê tông. Chính vì vậy, những người dành nhiều thời gian trong tầng hầm hay ở các tầng thấp của tòa nhà sẽ có nguy cơ cao tiếp xúc với khí radon.

Amiăng: là loại chất có thể gây ra nhiều loại bệnh ở phổi khác nhau, trong đó có ung thư phổi. Hút thuốc lá và amiăng có ảnh hưởng kết hợp trong việc dẫn tới sự hình thành ung thư phổi. Đối với những người hút thuốc có tiếp xúc với amiăng, nguy cơ mắc bệnh tăng tới 45 lần. Ngoài ra amiăng còn có thể gây ra ung thư màng phổi, được gọi là u trung biểu mô màng phổi (khác với ung thư phổi).

Ô nhiễm không khí

Năm 2013, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố ô nhiễm không khí là một trong các nguyên nhân chính khiến con người tử vong do ung thư phổi. Tiến sĩ Dana Loomis, đại diện IARC cho biết các kết quả nghiên cứu chỉ ra nguy cơ ung thư phổi tăng vọt ở những cá nhân tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Các hạt vật chất nhỏ (bụi PM2.5) và các sol khí sunfat (có trong khí thải xe cộ) có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Lượng nitơ điôxít trong không khí tăng lên 10 phần tỉ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 14%. Theo ước tính, ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân của 1-2% số trường hợp mắc ung thư phổi.

Có bằng chứng tạm thời rằng ô nhiễm không khí trong nhà liên quan tới việc đốt củi, than, phân hay tàn dư thực vật phục vụ cho nấu nướng hay sưởi ấm trong gia đình làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Nguy cơ này ảnh hưởng đến khoảng 2,4 tỉ người trên toàn cầu và người ta tin rằng nó là nguyên nhân của 1,5% số ca tử vong do ung thư phổi.

Làm việc trong môi trường ô nhiễm và nhiều hóa chất cũng làm tăng khả năng ung thư. Ví dụ môi trường có chứa nhiều hóa chất độc hại như uranium, radium hay những chất phóng xạ.  Ngoài ra những hóa chất trong quá trình các bạn tiếp xúc tại nơi làm việc như đồng, than đá, amiang, crom, nhựa đường… cũng có thể gây ra ung thư phổi. 

Lối sống

Mặc dù không hút thuốc có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi, nhưng những người không hút thuốc vẫn có thể bị mắc bệnh nếu có lối sống không lành mạnh. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,…) cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ung thư phổi ở cả những người hút thuốc và không hút thuốc là có chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây tươi…

Mắc bệnh phổi mãn tính và do cơ địa

Người mắc những chứng bệnh liên quan đến phổi lâu năm như bệnh bụi phổi, lao phổi, phổi silic đều có khả năng mắc ung thư phổi cao.

Một trường hợp nữa là do chứng viêm phế quản gây ra sẹo xơ trong quá trình điều trị bệnh của các bạn. Vảy tế bào bình thường có thể phát triển thành ung thư phổi nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.

Yếu tố di truyền

Những người có cha mẹ hay anh chị em bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với người khác. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu nguy cơ ung thư phổi gia tăng là do các gen hay phơi nhiễm khói thuốc vì có người thân hút thuốc lá. Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên Oncology Letter năm 2017, có rất ít gen đặc biệt liên quan đến ung thư phổi được xác định. Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể đó là sự kết hợp của cả 2 yếu tố di truyền và ô nhiễm môi trường (vì những người trong gia đình cùng sống trong một môi trường).

Ngoài ra, theo Trung tâm Điều trị Ung thư Mỹ, những người không hút thuốc lá nhưng có thành viên trong gia đình từng mắc ung thư phổi cũng có nguy cơ cao phát triển bệnh này.

Đột biến là một sự thay đổi ngẫu nhiên trong gen của con người. Sự đột biến có thể là vô hại—nhưng cũng có thể dẫn đến một căn bệnh. Một số đột biến giờ đã được xác định là gây ung thư phổi và những loại đột biến thông thường nhất là EGFR và ALK. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, một số đột biến di truyền có xu hướng phổ biến ở những bệnh nhân không hút thuốc hơn so với những người có hút thuốc lá.

Cách hút thuốc không bị ung thư phổi

Tầm soát ung thư phổi là cách để phát hiện sớm và giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Ảnh minh họa của Bệnh viện Quốc tế City.

Triệu chứng của ung thư phổi

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu thường rất ít biểu hiện cho người bệnh biết. Hầu hết, các dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi xuất hiện ở giai đoạn muộn. Một số người thậm chí có thể không cảm nhận được các triệu chứng hoặc chỉ cảm thấy mệt mỏi chung chung. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây bạn có lý do để nghi ngờ rằng căn bệnh ung thư phổi đang tồn tại trong cơ thể:

  • Khó chịu hoặc đau ở ngực.
  • Ho không giảm hoặc nặng dần theo thời gian.
  • Khó thở.
  • Thở khò khè.
  • Có máu trong đờm.
  • Khàn tiếng.
  • Khó nuốt.
  • Ăn không ngon.
  • Sụt cân không có lý do.
  • Cảm thấy rất mệt mỏi.
  • Viêm hoặc tắc nghẽn trong phổi.
  • Hạch sưng hoặc phì đại ở trong ngực hoặc vùng giữa 2 phổi.

Khi xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và xét nghiệm ngay. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh kéo dài thời gian sống và giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Tầm soát ung thư phổi

Gói tầm soát ung thư phổi  
Khám lâm sàng  
Tiền sử bệnh
Cách hút thuốc không bị ung thư phổi
Khám bác sỹ chuyên khoa
Cách hút thuốc không bị ung thư phổi
Chẩn đoán hình ảnh  
CT phổi liều thấp - không tiêm thuốc tương phản
Cách hút thuốc không bị ung thư phổi
Giá gốc 2,350,000
Giá ưu đãi 1,900,000

Xem thêm các gói tầm soát khác tại đây


Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (028) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 - 8402) để được tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity.

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..