Cách giảm sưng khi tiêm filler môi

Tiêm filler môi bị sưng, nổi cục là điều rất nhiều người gặp phải và câu hỏi thắc mắc chung đó là “tiêm filler môi bao lâu thì mềm?” Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp  giải đáp chính xác câu hỏi và chia sẻ những tip cực hay ho để giúp môi tự nhiên nhanh chóng.

1. Tiêm filler môi sưng mấy ngày? Bao lâu thì mềm lại?

Trước khi trả lời chính xác tiêm filler môi bao lâu thì mềm cần hiểu rõ cách thức hoạt động của chất tiêm filler môi như thế nào.

Tiêm filler môi là cách tuyệt vời để giúp đôi môi đầy đặn, căng mọng hoàn hảo hơn. Phương pháp này sử dụng một lượng nhỏ axit hyaluronic để tiêm trực tiếp vào môi. Đây là một hóa chất tự nhiên trong cơ thể con người và rất an toàn và lành tính khi sử dụng.

Sau khi có tác động xâm lấn vào cơ thể, cụ thể là tiêm filler môi bởi một cây kim nhỏ, cơ thể sẽ có phản ứng sưng nhẹ ngay sau đó. Hầu hết khả năng sưng do tổn thương chỉ kéo dài trong vài giờ sau đó sẽ biến mất.

Cũng có thể xảy ra hiện tượng sưng hoặc vón cục trong khoảng 3-5 ngày đầu sau khi tiêm filler.

Sau khoảng vài ngày, tiêm filler môi sẽ mềm dần.

Quá trình sưng môi trước khi môi mềm hoàn toàn diễn ra như sau:

– Trong ngày đầu tiên, môi sẽ bị sưng phù rõ rệt nhất.

– Đến ngày thứ hai, cơ bản sưng đau sẽ giảm dần. Vào ngày này, phần lớn của các cơn đau nào đã biến mất, sưng tấy chính từ các mũi tiêm sẽ giảm bớt và môi dần vào form mong muốn.

– Vào ngày thứ 4 sau khi điều trị, hầu hết các vết sưng và cảm giác đau đớn đã biến mất và môi trở nên mềm mại, tự nhiên hơn.

Tiêm filler môi bao lâu thì mềm thì thông thường sẽ mất khoảng 3-5 ngày tùy từng người. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị biến chứng khi tiêm filler có thể mất tới vài tuần hoặc vài tháng mà môi vẫn cứng đờ, vón cục.

Nếu thấy dấu hiệu bất thường này, hãy liên hệ với bác sĩ giỏi để được điều trị đúng cách.

2. Tiêm filler môi bao lâu thì đẹp phụ thuộc vào yếu tố nào?

Hầu hết tiêm filler môi sẽ mềm dần sau vài ngày thực hiện. Tuy nhiên, thời gian này không cố định bởi phụ thuộc vào những yếu tố sau:

– Do cơ địa của mỗi người

Hiện tượng sưng và cứng xảy ra với hầu hết mọi người do chấn thương . Tuy nhiên, tiêm filler môi bao lâu thì mềm ở bệnh nhân là khác nhau, nhưng thông thường không kéo dài quá 1 tuần.

Một số người dị ứng với axit hyaluronic có thể bị sưng viêm môi sau 4-5 tháng điều trị. Tuy nhiên, đây là biến chứng rất hiếm gặp .

Đôi môi của Hoa hậu Kỳ Duyên cứng đờ khi vừa mới tiêm filler.

– Do chất lượng của thuốc tiêm filler

Thuốc tiêm filler có thể ảnh hưởng đến thời gian làm mềm môi. Các loại thuốc tiêm filler kém chất lượng có thể khiến môi bị sưng lâu hơn, thậm chí xuất hiện u nang, vón cục trên môi trong thời gian dài.

Tương tự như vậy, nếu độ nhớt của thuốc tiêm filler quá cao dẫn đến lượng chất làm đầy phân bổ không đều khiến đôi môi khó có thể mềm mại tự nhiên.

Xem thêm: Tiêm filler môi bị vón cục có sao không? Nguyên nhân do đâu?

– Do tay nghề của bác sĩ

Người thực hiện tiêm filler thực hiện không đúng kỹ thuật gây sưng không đều kéo dài. Nếu bác sĩ rút kim ra khỏi môi quá sớm, có nghĩa là chất làm đầy không được tiêm đúng vị trí, sau đó nó có thể nằm ở khu vực bên ngoài của môi và gây ra những vết sưng không đều.

Bác sĩ tiêm filler môi vào mạch máu, dây thần kinh cũng có thể khiến môi tê liệt, cứng đờ. Hiện tượng này có thể kéo dài tới vài tháng mới có thể lành lại được.

Tiêm filler môi bao lâu thì mềm phụ thuộc rất lớn vào địa chỉ thẩm mỹ lựa chọn. Đây là lý do tại sao việc lựa chọn nơi tiêm filler uy tín cực kỳ quan trọng, không chỉ giúp đôi môi đẹp, an toàn mà còn khắc phục kịp thời những biến chứng có thể xảy ra.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3. Một vài cách giảm sưng khi tiêm filler môi hiệu quả

Nếu nhận thấy đôi môi bắt đầu sưng lên sau khi điều trị tiêm filler thì đừng quá lo lắng. Có những mẹo cực đơn giản sau đây mà có thể áp dụng ngay tại nhà:

– Chườm đá lạnh giúp giảm sưng

Chườm đá lạnh xung quanh môi là cách giảm sưng sau điều trị rất tốt.  Hãy bọc đá vào một túi vải để tránh tiếp xúc trực tiếp vào môi. Thực hiện trong khoảng 15 phút, sẽ thấy môi đỡ sưng hơn rất nhiều.

Chườm đá cho môi giúp giảm sưng nhanh chóng.

– Massage môi nhẹ nhàng

Với môi bị sưng không đều, vón cục, hãy hỏi bác sĩ về cách massage môi nhẹ nhàng để làm tan các cục u nang trên môi, giúp môi mềm mại trở lại.

– Có chế độ sinh hoạt hợp lý

Nên ăn những đồ ăn mềm, mát. Hạn chế vận động mạnh và ở trong điều kiện thời tiết nóng bức giúp môi mềm mại nhanh hơn.

Xem thêm: Tiêm filler môi kiêng những gì? Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tiêm filler môi bao lâu thì mềm phụ thuộc vào nhiều yếu tố không lường trước được. Một lưu ý nhỏ khi tiêm filler môi đó là không nên thực hiện ngay trước khi có sự kiện trọng đại bởi nó có thể khiến bạn trở thành trò cười với đôi môi sưng tều mất thẩm mỹ.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan tới vấn đề tiêm filler môi sưng mấy ngày hoặc cần tư vấn thêm về cách làm mềm môi nhanh sau khi tiêm thì hãy để lại bình luận xuống phía dưới hoặc đăng ký tư vấn, các chuyên gia sẽ giải đáp miễn phí cho bạn!

Bị sưng nhẹ tại vị trí tiêm filler trong vòng 48 giờ sau khi tiêm là một hiện tượng thường gặp ở những người vừa áp dụng liệu trình tiêm filler. Tuy không phải là một triệu chứng nguy hiểm nhưng hiện tượng sưng phù vẫn gây ra những bất tiện nhất định. Chính vì thế, nhiều người tìm đến các cách giảm sưng khi tiêm filler để tình trạng sưng được cải thiện và nhanh chóng phục hồi.

Sưng, hay còn gọi là phù nề theo thuật ngữ y khoa, là hiện tượng xảy ra khi có một lượng chất lỏng mắc kẹt bên trong cơ thể. Đây là tình trạng bình thường của cơ thể sau khi sử dụng liệu trình tiêm filler bởi cơ thể cần thời gian phản ứng và thích nghi với lượng chất làm đầy vừa được tiêm. Độ sưng sau tiêm filler sẽ không quá nhiều, không gây ra cảm giác đau nhức và sẽ tự phục hồi sau 48 giờ.

Sưng sau tiêm filler là hiện tượng thường gặp

Sưng sau tiêm filler là một phản ứng bình thường của cơ thể và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, khi hiện tượng sưng xuất hiện kèm các triệu chứng như đau nhức hoặc nóng rát, mọi người nên đến thăm khám các bác sĩ chuyên ngành. Nếu sau 48 giờ mà hiện tượng sưng phù vẫn không tự phục hồi, mọi người nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Quy trình tiêm filler cần được thông qua sự kiểm duyệt của các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao. Các rủi ro tiềm ẩn sẽ giảm thiểu cũng như sự an toàn của người được tiêm filler sẽ được đảm bảo khi có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Nếu thực hiện tiêm filler tại các cơ sở kém uy tín, kỹ thuật và chất lượng filler sẽ khiến cơ thể kích ứng. Lúc này, hiện tượng sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Nếu tiêm filler tại cơ sở kém uy tín, sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Khi gặp tình trạng sưng phù sau khi tiêm filler, mọi người không nên quá lo lắng. Trong vòng 48 giờ đầu tiên kể từ khi áp dụng liệu trình tiêm filler, mọi người có thể sử dụng các cách giảm sưng khi tiêm filler sau để tiêu sưng. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các phương pháp này nhưng tình trạng sưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mọi người nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên ngành.

Sử dụng một nhiệt độ ấm nóng vừa đủ sẽ giúp khu vực bị sưng được massage nhẹ nhàng và phục hồi nhanh hơn. Khi áp dụng cách giảm sưng khi tiêm filler bằng chườm nóng, mọi người chỉ nên dùng nhiệt độ ấm vừa phải. Filler là một hợp chất gốc nước, khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến kết cấu của filler bị thay đổi. Do đó, sử dụng túi hoặc khăn chườm ấm quá nóng sẽ không đảm bảo kết quả tiêm như ý.

Để chườm nóng tiêu sưng sau tiêm filler, mọi người có thể sử dụng khăn bông và thấm vào nước ấm. Vắt bớt phần nước thừa trên và nhẹ nhàng áp khăn lên khu vực bị sưng. Sử dụng một lực không quá mạnh để cố định khăn, tránh di chuyển khăn quá nhiều dễ khiến filler bị xê dịch. Khi cảm thấy khăn đã giảm bớt độ ấm, mọi người có thể tiếp tục thấm nước vào khăn và lặp lại chu trình chườm khăn.

Giảm sưng sau tiêm filler bằng chườm nóng

Ngoài ra, bên cạnh cách sử dụng khăn bông, mọi người còn có thể sử dụng túi chườm nóng. Hiện nay trên thị trường có loại túi chườm tự làm nóng nước đến nhiệt độ vừa phải, không gây bỏng da. Sử dụng túi chườm có tính tiện lợi cao hơn chườm khăn ấm, bên cạnh đó nhiệt độ nước cũng được duy trì lâu hơn. Quá trình chườm ấm nên kéo dài từ 15-20 phút, chườm quá lâu sẽ khiến filler không ổn định.

Bên cạnh phương pháp chườm nóng, sử dụng đá lạnh cũng là một cách giảm sưng khi tiêm filler hiệu quả bằng nhiệt độ. Hiện tượng sưng sau tiêm filler xảy ra do các mạch máu đang tăng cường hoạt động để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Khi sử dụng nhiệt độ lạnh từ nước đá để chườm lên bề mặt da, các mạch máu sẽ được co nhỏ lại, từ đó làm giảm hiện tượng sưng phù của khu vực tiêm filler.

Tương tự như cách chườm nóng, mọi người có thể chườm đá lạnh bằng khăn bông hoặc túi chườm. Tuyệt đối không nên để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với khu vực tiêm filler, bởi điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra bỏng lạnh cho mọi người. Bên cạnh đó, nhiệt độ lạnh của nước đá sẽ khiến gốc nước của filler bị đông lại, gây những hậu quả không mong muốn cho quá trình phục hồi và định hình filler.

Mọi người có thể để vài viên đá lạnh hoặc nước lạnh vào túi chườm và áp túi lên bề mặt da. Ngoài ra, mọi người còn có thể dùng khăn bông thấm nước lạnh hoặc bọc đá lạnh vào khăn bông và chườm lên da. Trước khi chườm lạnh hoặc nóng bằng khăn và túi chườm, mọi người cần đảm bảo bề mặt tiếp xúc trực tiếp với da đã được làm sạch, tránh việc đưa các vi khuẩn lên da.

Không nên để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với khu vực tiêm filler

Với những người có cơ địa khá nhạy cảm hơn bình thường, các phương pháp chườm nhiệt bên ngoài không đủ để khắc phục tình trạng sưng. Lúc này, cách giảm sưng khi tiêm filler tốt nhất là nhờ đến sự hỗ trợ của các loại thuốc kháng sinh có tác dụng giảm sưng tiêu viêm. Các loại thuốc này có chứa các thành phần hóa học có khả năng giảm đau, giảm sưng và tiêu viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi da.

Có thể sử dụng thuốc kháng sinh giảm sưng khi tiêm filler

Khi lựa chọn can thiệp tiêu sưng bằng thuốc kháng sinh, mọi người nên nói rõ tình trạng triệu chứng của mình cho y dược sĩ. Nếu có thể, mọi người nên để y dược sĩ thăm khám hoặc quan sát tình trạng sưng của mình và nêu rõ lý do dẫn đến hiện tượng sưng phù. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp y dược sĩ kê đúng toa thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị và không sinh ra hiện tượng kháng kháng sinh. 

Bổ sung nước là cách giảm sưng khi tiêm filler đơn giản. Bổ sung đủ nước giúp cung cấp độ ẩm cho da, bên cạnh đó còn giúp các hoạt động của hệ tuần hoàn được thúc đẩy. Quá trình thích nghi của cơ thể với lượng filler vừa được tiêm sẽ được kích thích khi cơ thể được bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho hoạt động của các cơ quan. Khi cơ thể đã quen thuộc với filler, hiện tượng sưng sẽ được khắc phục. 

Lượng nước được bổ sung vào cơ thể có thể thông qua nhiều nguồn khác nhau. Nước canh, nước súp, các loại nước ép hoa quả, nước lọc, … đều có thể góp phần đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể. Với người bình thường, lượng nước cần thiết được khuyến cáo là 2 lít. Lượng nước cần thiết sẽ tăng lên đối với những ai có tham gia các hoạt động thể thao hoặc tiết nhiều mồ hôi, dao động từ 2,5-3 lít/ngày. 

Khi bổ sung nước cho cơ thể sau tiêm filler, mọi người nên tránh sử dụng các loại nước uống có gas và cồn như nước ngọt có gas, bia, rượu, … Trong các loại đồ uống này có chứa một lượng chất kích thích nhất định và sẽ gây ra các tác động tiêu cực cho cơ thể trong quá trình phục hồi. Gan và thận phải làm việc nhiều hơn để thanh lọc hóa chất từ những đồ uống này, khiến quá trình giảm sưng chậm lại.

Bổ sung đủ nước giúp giảm sưng sau tiêm filler

Đưa tay chạm lên da mặt là một trong những việc làm được xem là tối kỵ đối với những ai có tìm hiểu về chăm sóc da. Với những ai vừa mới sử dụng liệu trình tiêm filler, làn da sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm hơn so với thông thường. Chạm tay vào khu vực vừa tiêm filler sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào lỗ chân lông. Đây là một điều kiện bất lợi cho quá trình giảm sưng của vùng da tiêm filler.

Bên cạnh đó, lực tác động từ tay sẽ khiến lớp filler bị xê dịch và không ổn định, khiến cơ thể mất nhiều thời gian hơn để thích nghi. Điều này sẽ khiến giai đoạn sưng phù kéo dài, thành quả sau tiêm không được như mong đợi, thậm chí bị biến dạng. Do đó, sau khi tiêm filler, mọi người tuyệt đối không nên đưa tay sờ lên vùng da vừa tiêm để quá trình phục hồi giảm sưng được diễn ra trọn vẹn.

Nên hạn chế sờ tay lên vùng da tiêm filler

Nằm sấp là một tư thế ngủ ưa thích của nhiều người bởi cảm giác thoải mái mà tư thế này mang lại. Tuy nhiên, với những ai vừa tiêm filler và đang có tình trạng sưng phù, đây là tư thế cần hạn chế. Khi nằm sấp, mặt chúng ta sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt giường và nệm. Lớp filler sẽ bị tác động và trở nên không ổn định, dễ khiến khuôn mặt trở nên biến dạng do lớp filler bị xê dịch.

Nằm sấp khiến lớp filler bị xê dịch

Ngoài ra, sau khi tiêm filler, mọi người cũng cần hạn chế tham gia các hoạt động cần dùng lực mạnh. Khi chúng ta dùng sức, không chỉ các cơ bắp tay và cơ bắp chân được hoạt động. Cơ mặt cũng sẽ trở nên căng cứng hơn khi cơ thể tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sử dụng lực mạnh. Điều này dễ khiến lớp filler bị kéo căng, khiến cơ thể mất nhiều thời gian hơn để phục hồi, kéo dài tình trạng sưng.

Người vừa tiêm filler cũng không nên lao động nặng trong vòng 1 tuần đầu tiên kể từ khi kết thúc liệu trình. Tương tự như quá trình tham gia vào hoạt động mạnh, cơ mặt sẽ căng cứng và tác động vào lớp filler khi mọi người lao động nặng. Vì thế, cách giảm sưng khi tiêm filler tốt nhất chính là mọi người nên để cơ thể được nghỉ ngơi và tập trung năng lượng cho quá trình phục hồi tiêu sưng sau tiêm filler.

Sưng sau khi tiêm filler là một hiện tượng thường gặp và không gây nguy hiểm cho người sử dụng filler. Khi gặp tình trạng sưng phù sau khi tiêm filler, mọi người có thể áp dụng các cách giảm sưng khi tiêm filler tại nhà để làm giảm tình trạng sưng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng sưng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 48 giờ dù đã áp dụng các biện pháp giảm sưng, mọi người nên thăm khám bác sĩ chuyên ngành.

Video liên quan

Chủ Đề