Cách ghi tọa độ địa lý như thế nào

Cách ghi: vĩ độ và kinh độ

VD tọa độ của TPHCM là: 10°B 106°Đ

Một số trường hợp có thêm phút, mili giây,...

DMS [Degree:Minute:Second] Độ:Phút:Giây [Ví dụ: 49°30'00"-123d30m00s]

DM [Degree:Minute] Độ:Phút [Ví dụ: 49°30.0'-123d30.0m]

DD [Decimal Degree] Độ thập phân [Ví dụ: 49.5000°-123.5000d], thường với 4 số thập phân.

Bản đồ ngày nay được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như địa chất, giáo dục và quân sự… Dù có được ứng dụng như thế nào, mục đích chính khi sử dụng bản đồ vẫn là dùng để xác định phương hướng và vị trí địa lý. Trong bài viết này, Đo Vẽ Nhanh sẽ hướng dẫn cách xác định tọa độ địa lý trên bản đồ chính xác nhất. 

Xác định tọa độ địa lý dựa trên những cơ sở nào?

Vị trí địa lý là một điểm nhất định, nhưng để có thể xác định chính xác điểm này cần dựa trên giá trị của kinh độ và vĩ độ trên bản đồ. Vị trí địa lý C chính xác được biểu diễn như sau: C : {20T;10B}. Như vậy, tọa độ địa lý bao quát rộng hơn, tập hợp nhiều điểm trên Trái Đất, cũng phụ thuộc vào hai yếu tố kinh độ và vĩ độ. Cụ thể:

Kinh độ

Kinh độ được hiểu là các đường thẳng nằm dọc trên bản đồ, xuất hiện dày đặc để tạo thành đường tròn bề mặt trái đất. Các đường kinh tuyến có tác dụng nối liền hai địa cực và có chiều hướng đâm thẳng góc với đường xích đạo theo hướng Bắc Nam. Do vậy, cách xác định tọa độ địa lý trước tiên bạn cần nắm chắc đường kinh tuyến đi qua điểm đó. 

Kinh độ là những đường thẳng trên bản đồ

Vĩ độ

Vĩ tuyến là các đường nằm ngang trên bản đồ, nối liền các điểm có cùng vĩ độ tạo thành những đường tròn. Vĩ tuyến nằm theo hướng Đông Tây, luôn vuông góc với kinh tuyến tại giao điểm. Càng di chuyển về gần hai cực của Trái Đất, vĩ tuyến có xu hướng nhỏ dần và đường kính thu hẹp hơn. Việc xác định chính xác kinh tuyến và vĩ tuyến giúp bạn biết chính xác cách xác định tọa độ địa lý.

Vĩ tuyến là những đường tròn nằm ngang bao quanh trái đất

Xem thêm:

Gốc tọa độ là gì và ứng dụng thực tiễn của tọa độ địa lý

Một số cách đọc tọa độ trên sổ đỏ bạn nên biết

Hướng dẫn cách xác định tọa độ địa lý trên bản đồ

Để xác định tọa độ của một điểm trên bản đồ bạn có thể chung quy lại một tọa độ với đường cắt giao nhau của kinh tuyến và vĩ tuyến, thông qua hệ tọa độ không gian có thể xác định được điểm này. 

Ví dụ như bạn muốn biết vị trí của Hà Nội trên bản đồ, bạn hãy xem đường kinh tuyến chạy qua đó là bao nhiêu cùng với đường vĩ tuyến, điểm giao nhau của hai sẽ là tọa độ của Hà Nội. 

Xác định phương hướng trên bản đồ

Tuy nhiên, cách xác định tọa độ địa lý của một quốc gia có kích thước lớn, ta sẽ không thể quy về một điểm được. Do đó, cần chia làm nhiều điểm khác nhau. Những điểm này phải thuộc điểm cực của lãnh thổ và cũng là phần nhô cao nhất của lãnh thổ đó trên bản đồ địa lý. Việt Nam ta có 4 điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây lần lượt thuộc các tỉnh Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa và Điện Biên. 

Xác định tọa độ địa lý của lãnh thổ Việt Nam

Tọa độ địa lý có những ứng dụng nào?

Việc xác định tọa độ có nhiều ý nghĩa rất quan trọng,  ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực, công việc khác nhau, cụ thể như:

Dùng để vẽ bản đồ

Tọa độ địa lý được xác định có nhiều ý nghĩa trong công việc vẽ bản đồ, giúp hỗ trợ nhiều công việc khác nhau:

  • Khai thác địa chất hay xác định phạm vi lãnh thổ một khu vực, một quốc gia.
  • Thăm do các khoáng sản, đất rừng từ đó đánh giá khả năng khả thi trong nông nghiệp.
  • Các công trình xây dựng kỹ thuật hiện đại như thiết lập mạng lưới giao thông, mạng lưới thủy lợi…
  • Tìm hiểu về nguồn tài nguyên có sẵn trên mỗi vùng cần xác định vị trí địa lý, thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên sau đó mới có thể áp dụng các biện pháp cải tạo kinh tế cho từng vùng.
Vẽ bản đồ qua cách xác định tọa độ

Lĩnh vực quốc phòng

Hệ tọa độ địa lý có nhiều ý nghĩa trong an ninh, quốc phòng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Tọa độ giúp hiển thị và lưu trữ đầy đủ về vị trí của đất đai, lãnh thổ và các khu vực tiếp giáp. Đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo và đường biển…Từ đó, nhà nước có thể giám sát được các diễn biến an ninh khu vực, điều tra khảo sát tài nguyên khoáng sản cũng như tình hình giao thông đường bộ, vận tải. hàng không…

Trong đời sống

Hệ tọa độ địa lý được áp dụng rất rộng rãi trong quá trình đo đạc, giúp bổ sung cho quá trình tính toán kết quả thêm phần chính xác. Hiện nay, trong các chương trình giáo dục trên nhà trường, các kiến thức về địa lý và cách xác định tọa độ địa lý là một trong những kiến thức rất quan trọng. Tất cả là mục đích trang bị cho các em khối lượng thông tin dồi dào và chất lượng để tiếp nhận những xu thế mới, phục vụ tương lai nước nhà.

Tọa độ địa lý ứng dụng trong mạng lưới giao thông

Ngoài ra, biết được cách xác định tọa độ địa lý cũng giúp cho quá trình đọc vị bản đồ thêm phần chính xác cao và mở rộng, làm phong phú các chuyên ngành khác. Chằng hạn như xây dựng mạng lưới tọa độ, định vị đối tượng chuyển động, nâng cao kỹ thuật…

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn quy trình chuyển hệ tọa độ UTM sang VN2000

Cách chuyển tọa độ VN2000 sang Google Map dễ dàng nhất

Cách chuyển tọa độ VN2000 sang WGS-84 và ngược lại

Trên đây, Đo Vẽ Nhanh đã hướng dẫn sơ bộ cách xác định tọa độ địa lý thông qua vĩ độ và kinh độ. Nếu như bạn có nhu cầu cần đo đạc địa chính, tư vấn pháp lý nhà đất, hãy liên hệ ngay với Đo Vẽ Nhanh qua số điện thoại 0916181935. 

Câu hỏi: Cách xác định tọa độ địa lý của một điểm?

Trả lời:

Trên mỗi tấm bản đồ đều được in các đường kinh độ và vĩ độ, dựa vào đó ta có thể xác định được tọa độ địa lý, và cách xác định tọa độ 1 điểm trên bản đồ như sau:

- Kinh độ trên

-Vĩ độ dưới

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tọa độ nhé:

Vị trí của một điểm trên bản đồ [hoặc trên quả Địa cầu] được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.

1. Tọa độ địa lý là gì?

Tọa độ địa lí ở đây được nhắc đến với tư cách của một điểm. Nó được thể hiện qua giá trị kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ. Cách viết tọa độ địa lý của một điểm chính xác thường là kinh độ ở trên, vĩ độ ở dưới.

Ví dụ C : {20T;10B}

Hệ tọa độ địa lý là khái niệm rộng hơn so với hệ tọa độ bởi sự bao quát của nó trong các điểm địa lý. Hệ tọa độ cho phép mọi điểm trên Trái Đất này đều có thể ghi nhận và xác minh được bằng một tập hợp các số kèm theo kí hiệu. Các tọa độ được biểu diễn ở vị trí chất điểm thẳng đứng và hai, ba số tọa độ ở vị trí điểm nằm ngang.

2. Kinh độ vĩ độ trên bản đồ Việt Nam

Để xác điểm một điểm vị trí trên bản đồ thì chúng ta có thể chung quy lại một tọa độ, tuy nhiên khi xác định tọa độ địa lý của một quốc gia, do kích thước lớn, chúng ta không quy nó về thành một điểm được mà phải chia ra làm nhiều điểm, các điểm đó nằm ở các cực của lãnh thổ, là phần nhô ra cao nhất của lãnh thổ trên bản đồ địa lý.

Sau đây là kinh độ và vĩ độ củabản đồ Việt Nam. Chúng ta có 4 điểm cực.

Điểm cực

Địa danh hành chính

Vĩ độ Kinh độ
Bắc Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23°23’B 105o20’Đ
Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 8°34’B 104o40’Đ
Tây Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22°22’B 102o09’Đ
Đông Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà 12°40′ 109o24’Đ

Dưới đây là chi tiết bản đồ kinh độ vĩ độ việt nam

3. Ứng dụng của hệ tọa độ địa lý là gì?

Hệ tọa độ địa lý có nhiều ứng dụng nổi trội trong việc xác định lãnh thổ, biên giới. Dưới đây là một số biểu hiện chính cho bạn tham khảo.

Dùng trong việc vẽ các bản đồ địa lý

Trong nhiều lĩnh vực đời sống, bản đồ địa lý giúp giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trong cực kì hiệu quả. Những công việc này gồm có:

Khai thác địa chất hay xác định phạm vi lãnh thổ.Thăm dò các mỏ khoáng sản tài nguyên, điều tra đất rừng, đánh giá tính khả thi nông nghiệp…Các công trình xây dựng kỹ thuật, như thiết kế mạng lưới thủy lợi, giao thông trong vùng…

ngoan nguồn liệu tài nguyên thiên nhiên có sẵn. Muốn vậy, công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất là điều tra vị trí lãnh thổ, thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, vị trí lãnh thổ để xem xét tình hình. Từ đó mới áp dụng được các biện pháp cải tạo kinh tế hợp lý cho từng vùng miền.

Ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng

Hệ tọa độ địa lý có vai trò rất quan trọng với công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia. Nó giúp lưu giữ và hiển thị đầy đủ về vị trí của đất đai, lãnh thổ, các khu vực tiếp giáp, nhất là những địa điểm quan trọng như vùng tiếp giáp biên giới, hải đảo, đường biển…

Điều này giúp cho con người giám sát được các diễn biến an ninh khu vực, điều tra khảo sát tài nguyên môi trường, khoáng sản cũng như tình hình giao thông vận tải, đường hàng không, đường biển…

Ứng dụng trong cuộc sống thường nhật

Hệ tọa độ địa lý được áp dụng nhiều vào quá trình đo đạc bản đồ ở Việt Nam. Nó bổ sung cho quá trình đo đạc và xử lý tính toán kết quả đo thêm phần hiệu quả chính xác.

Hệ tọa độ địa lý giúp đảm bảo quá trình đọc vị bản đồ có độ chính xác cao hơn. Đặc biệt nó mở rộng và làm phong phú thêm các chuyên ngành về nâng cao kỹ thuật, xây dựng mạng lưới tọa độ, định vị đối tượng chuyển động,…

Video liên quan

Chủ Đề