Cách dùng hóa chất ướp xác ướp vỏ tôm

Các loại thuốc chữa bỏng “made in Việt Nam” này không hề thua kém thuốc chữa bỏng Silver-Sulfadiazin của Mỹ và Ấn Độ, trong khi giá cả chỉ bằng 1/10. Sản phẩm do tập thể cán bộ nữ thuộc Phòng Polymer Dược phẩm - Viện Hoá học [Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia] chế tạo.

Đứng đầu nhóm nghiên cứu là nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tú, người vừa được nhận giải nhất Vifotec 2000 với công trình “Nghiên cứu chitosan từ vỏ phế thải dùng trong y tế”. Chị cho biết: “Tôi từng được nhà nước cho đi học ở Hungary và tôi đã tìm hiểu, biết họ dùng chitosan để điều chế thuốc chữa bỏng. Chất này lại có trong vỏ tôm và đối với Việt Nam thì vỏ tôm nhiều vô kể”.

Chitosan là một polymer cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên, được tìm thấy khá nhiều trong vỏ tôm, cua và một số động vật giáp xác khác. Là một polysacharit mang hoạt tính sinh học cao, chitosan được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: là phụ gia rất tốt để làm giấy, làm tăng độ bám dính trong sản xuất mỹ phẩm, tác nhân chống nấm và vi khuẩn gây bệnh trong bảo vệ thực vật. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, chitosan có tác dụng làm hạ cholesterol trong máu, chữa vết thương và vết bỏng, chữa bệnh đau dạ dày và chống đông tụ máu, tăng cường sức đề kháng và cả chống ung thư…

Từ Polysan 1,2 đến màng băng Pochisan

Năm 1994, Phòng Polyme Dược phẩm của chị Tú bắt tay vào đề tài cấp bộ về vật liệu chitosan thuộc chương trình quốc gia “Tạo nguồn nguyên liệu mới làm thuốc chữa bệnh”. Đến cuối năm 1995, lần đầu tiên ở Việt Nam đã ra đời một dây chuyền công nghệ và thiết bị đơn giản để tách chitosan từ vỏ tôm phế thải với hiệu quả kinh tế cao.

Vỏ tôm của các cơ sở chế biến thuỷ sản được thu về rửa sạch và sấy khô trong một thiết bị tự chế, trước khi được đưa vào “nồi phản ứng” để loại bỏ tạp chất như muối vô cơ [canxi, phôtpho] và các protein. Sản phẩm sau công đoạn này [chitin] được đưa vào ngâm trong dung dịch kiềm 90 độ trong 2 giờ để cho ra chitosan. Và từ chất chitosan này hàng loạt thuốc chữa bỏng, vết thương được ra đời như: Thuốc Polysan 1 [nay gọi là Pokysan], Polysan 2 [polysanmin] và màng băng sinh học Pochisan.

Pochisan là màng băng polymer sinh học có tác dụng che phủ, điều trị vết thương, vết bỏng sâu và dùng trong phẫu thuật vá da, cầm máu các vết thương, vết mổ và chống sưng u. Chị Tú cho biết: “Trước đây để cắt hoại tử sớm và che phủ vết thương, người ta thường sử dụng các loại màng sinh học như màng da ếch, nhau thai nhi, da heo, băng sợi sinh học... Các loại màng này vừa gây đau đớn cho bệnh nhân lại vừa tốn kém. Trong khi đó, màng băng Pochisan có thể tự phân huỷ trên da, có tính kháng khuẩn và kích thích sự phát triển của tế bào da. Khi phủ lớp màng này lên vết thương, các bác sĩ vẫn có thể nhìn rõ vết thương [bởi màng trong suốt] và đặc biệt bệnh nhân sử dụng màng này sẽ không có cảm giác đau buốt”.

Đi lên từ khó khăn

Từ vỏ tôm phế thải, chị Tú và các đồng nghiệp của mình đã có 7 trong số 8 sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. 6 quy trình công nghệ sản xuất đã được chuyển giao cho các doanh nghiệp để sản xuất đại trà và đáng mừng hơn, các sản phẩm trong công trình nghiên cứu chiết tách chitosan của chị đã được giới thiệu rộng rãi ở 18 hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế.

Có lẽ ít ai biết khi mới bắt tay vào nghiên cứu [1994], các chị chẳng có gì trong tay ngoài một vài thiết bị thí nghiệm cũ, kinh phí thiếu, phải sang đơn vị bạn “vay tạm” 3 triệu đồng làm vốn… Chưa kể để giới thiệu sản phẩm tới đông đảo nhân dân, các chị đã lặn lội đến tận biên giới, hải đảo và các vùng xa để "tiếp thị". Nhưng sau những gian khó và trắc trở, chị Tú chỉ tâm niệm một điều: “Dân mình còn nghèo, nếu sử dụng thuốc của chúng ta làm ra giá thành chỉ bằng 1/10 sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Tôi vẫn mong muốn làm sao thuốc của mình đến được với đông đảo nhân dân, giảm bớt những nỗi đau và tiền bạc của bệnh nhân”.

Tôm khô tẩm ướp hóa chất thường màu sắc sặc sỡ, đốt ngửi mùi khét; trong khi tôm sạch màu hồng tự nhiên, khi giã thịt bung ra từng mảng.

So với tôm tươi, tôm khô có thể sử dụng lâu dài, tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho bà nội trợ. Song, để thu lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất đã tẩm ướp hóa chất để tăng hương vị, màu sắc... cho tôm khô.

Ảnh: Thedailymeal

Theo bác sĩ dinh dưỡng Dương Thị Phượng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tôm khô tự nhiên có tôm nõn chế biến từ tôm sú tươi, bóc sạch vỏ, cắt bỏ đầu rồi phơi khô dưới nắng mặt trời. Tôm khô bóc sẵn là tôm tươi sống sau khi đánh bắt, làm sạch, được hấp sơ và tiến hành lột vỏ. Giá mỗi loại khác nhau, tùy thuộc mùa vụ và kích thước con tôm. Tôm khô tự nhiên chất lượng rất ngon, ngọt, an toàn sức khỏe người dùng.

Một số nơi chế biến đã tẩm ướp tôm khô bằng formol để tăng độ dai, giòn, màu sắc đẹp. Hóa chất formol tồn lưu trong tôm khô ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Formol có thể gây bệnh viêm da dị ứng, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày. Thai phụ dùng thực phẩm nhiễm formol sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, hấp thụ lượng lớn còn làm thai nhi bị dị dạng. Ăn tôm tẩm hóa chất lâu ngày sẽ tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, hệ hô hấp...

Theo bác sĩ Phượng, để nhận biết tôm khô sạch và loại tẩm hóa chất cần dựa vào cảm quan. Quan sát trực tiếp, tôm bẩn có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ nhưng trông kém tự nhiên. Khi đốt có mùi khét, ngâm trong nước tôm vẫn cứng như cao su, thậm chí còn bị phai màu ra nước. Tránh mua tôm khô to hơn chiếc đũa vì phần lớn có thể tôm được ngâm hóa chất cho nở to ra. Khi cho vào cối giã, nếu tôm khô giả làm từ nhựa hay cao su thì hình dạng sẽ không thay đổi. Tôm thật khi giã thân tôm sẽ bị bẹp ra, thịt bung ra từng mảng.

Ngoài cách chọn mua ở những cơ sở uy tín, để đảm bảo an toàn thực phẩm, nhiều bà nội trợ tự sấy tôm khô tại nhà. Tôm sau khi làm sạch, sấy ở nhiệt độ 55-70 độ trong 5-7 giờ. Nên chọn nguyên liệu tôm tươi để làm, sau khi sấy khô cần bảo quản trong túi nilon hoặc hộp thủy tinh đậy kín để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn.

Chủ Đề