Cách đoán đề văn chính xác nhất

Môn văn là 1 môn rất khó ăn điểm. Anh hoàn toàn không hướng các em học tủ. Nhưng cũng nên tập trung ôn vào những bài trọng tâm, bỏ bớt những bài mà anh nghĩ rất khó ra.

DỰ ĐOÁN ĐỀ THI VĂN 2021 THPT QUỐC GIA MỚI NHẤT >>> TẠI ĐÂY

Tổng hợp những chi tiết đặc sắc trong các tác phẩm thi THPT Quốc gia

Những bài văn mình có thể loại trừ, nghĩa là sẽ không học kĩ:

Chiếc thuyền ngoài xa

Vợ nhặt

Những đứa con trong gia đình

Đàn ghi ta của Lo-ca

[ 2 tác phẩm này chắc chắn 100% không cần học vì không thể ra đề trùng với 2 năm gần đây nhất ]

Tiếp theo, 80% sẽ không ra:

Rừng xà nu [ Vì một số chuyện không hay giữa tác giả và Cục ]

Người lái đò sông Đà / Ai đã đặt tên cho dòng sông [ Lý do: Hai bài này quá khó, không phù hợp với format đề thi gộp chung Tốt nghiệp và Đại học. Hơn nữa năm nay môn Ngữ văn đề thi chỉ có 120 phút và thế không thể nào phân tích hai bài này dài ngoằng như vậy được. Hơn hơn nữa, nêu tách đoạn ra để phân tích thì không có đoạn nào nổi bất lên cả, nếu có thì chỉ làm bật lên vẻ đẹp, sự miêu tả chứ không làm bật lên ý chính của cả toàn bài. Mà so với ý toàn bài thì không có đoạn nào gần với ý đó]

[ Nhưng 20% còn lại vẫn có thể xảy ra, hehe ]

Tây Tiến [ Lý do: Ra đề minh họa lần 1 ]

Tuyên ngôn độc lập [ Cảm nhận như vậy ]

Bây giờ, tới lượt anh sẽ đoán tủ, anh nghĩ, theo anh nghĩ, là anh nghĩ, nghĩa là anh đoán mò, không có căn cứ, cơ sở nào cả, hoàn toàn 10000% là do anh đoán nhé, hehe:

  1. VỢ CHỒNG A PHỦ TÔ HOÀI
    VIỆT BẮC TỐ HỮU
    SÓNG XUÂN QUỲNH

Nếu bị tủ đè, thì?

Thì chả sao, đơn giản, nếu nó ra những bài còn lại khác với những bài chúng ta học siêu siêu siêu chắc thì chúng ta vẫn không lo, vì:

Nếu là thơ, nó sẽ trích đoạn thơ cho ta

Nếu là văn, nó sẽ trích đoạn văn cho ta

Còn nếu không trích, chắc chắn đó hẳn là hình tượng nhân vật

Vậy hình tượng nhân vật, học thế nào? Đó là đọc văn mẫu nhiều và thuộc các ý trong sách nổi nhất của hình tượng đó.

Tóm lại, nếu không được trên 9 điểm, chúng ta cũng phải 8 điểm.

QUY TẮC NHẤN CÂU NGỮ VĂN CỦA ANH LÀ GÌ?

Đó là làm cho bài văn của mình có một điểm riêng, điểm nhấn, khác với các bài văn của các người khác.

Quy tắc này giúp chúng ta từ 7 lên 8, từ 8 lên 9, và từ 9 lên 9,25

Nhưng phải đạt ít nhất 7 điểm mới áp dụng quy tắc này. Mà để đạt được 7 điểm: Đó phải là làm theo khuôn mẫu. Khuôn mẫu của dàn bài nghị luận văn học. Kiểu như đó là kiến trúc cơ bản của một ngôi nhà. Còn phần điểm cao đó là cái chúng ta trang trí thêm.

Vậy cho nên, trước khi áp dụng quy tắc của anh thì các em thuộc cấu trúc làm của bài nghị luận văn học đi. Viết theo cái đó, chắc chắn 7 điểm.

Đó là mỗi bài văn, chúng ta sẽ có những đoạn tủ, và những câu tủ.

Tủ ở đây là sự khác biệt, sự hấp dẫn, sự kích thích và sự dẫn lên cao trào của chúng ta.

Cái này không giống ai, và cái này là sự sáng tạo của chúng ta, chèn vào mỗi đoạn của thân bài khiến giám khảo bất ngờ.

Ví dụ:

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói.Mị vùng bước đi.Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. Giữa đoạn văn là một câu văn rất ngắn Mị vùng bước đi, như một cái bản lề khép mở hai thế giới, hai tâm trạng: Thế giới của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đang dập dìu ngoài sân, thế giới của tiếng chân ngựa đạp vách. Nhưng cũng chính tiếng chân ngựa ấy đã kéo Mị về với hiện thực. Cái dây trói kia chỉ làm đau thể xác. Nhưng tiếng chân ngựa mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của Mị khi nó gợi lên một sự so sánh thật nghiệt ngã, xót xa: thân người mà không bằng thân trâu ngựa? Tiếng chân ngựa đá vào vách như một biểu trưng giàu ý nghĩa cho hiện thực và số phận của Mị

Cái này là khiếu thôi, mình cố gắng mỗi bài viết 5 đoạn thế này chèn vào, cứ như viết tiểu thuyết ấy.Còn nếu không có khiếu như vậy, thì xem văn mẫu, nhưng phải câu nào, đoạn nào thật chất ấy, khó tìm lắm nhé, hehe

Cố lên. Mn sẽ thành công thôi

Chủ Đề