Cách để xử lý nợ nấu

Cách để xử lý nợ nấu

Cũng có những khách hàng có ý thức về nghĩa vụ trả nợ của mình từ đó có một thái độ hợp tác với ngân hàng để xử lý - Ảnh minh họa

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 380.200 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42, đạt trung bình khoảng 5.670 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3.250 tỷ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012 - 2017).

Tuy nhiên, để đạt được kết quả như thế thì mỗi bộ phận xử lý thu hồi nợ tại các TCTD cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc không chỉ đến từ cơ chế, chính sách, quy định, văn bản pháp luật bao gồm cả nội bộ và của cơ quan nhà nước mà còn đến từ phía khách hàng đang bị nợ xấu. 

Điều đáng lưu ý là trong số 380.200 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý, có 148 nghìn tỷ đồng là do khách hàng tự trả (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012 - 2017.

Nếu phân tích, đánh giá xem xét một khoản nợ xấu để có phương án xử lý nợ tối ưu và mang lại hiệu quả, lợi ích cho các bên quả thật là điều rất nan giải, vì khi các khoản nợ phát sinh nợ xấu thì bản thân các TCTD luôn sẵn sàng có những chính sách hỗ trợ linh động, tạo mọi điều kiện để khách hàng tất toán khoản nợ nhưng khách hàng nợ xấu thường nghĩ  đã bị nợ xấu thì không gì phải sợ nên bỏ luôn, không muốn trả nợ nữa và cứ thế chây ỳ, có những lúc lại có “thái độ” hoặc hành động cản trở, ngăn cản công tác xử lý nợ.  

Hệ quả là sau đó một thời gian, khi khách hàng từng nợ xấu cần phải vay vốn kinh doanh thì không một ngân hàng nào cho vay bởi vì khoản nợ xấu cũ vẫn chưa tất toán. Mặt khác, cho dù đã tất toán rồi mà khi khoản nợ rơi vào các nhóm nợ 3,4,5 thì phải mất đến 3-5 năm kể từ ngày khách hàng tất toán thì hệ thống CIC mới không thể hiện lịch sử nợ xấu.

Cách để xử lý nợ nấu

Mỗi bộ phận xử lý thu hồi nợ tại các TCTD cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc không chỉ đến từ cơ chế, chính sách, quy định, văn bản pháp luật bao gồm cả nội bộ và của cơ quan nhà nước mà còn đến từ phía khách hàng đang bị nợ xấu - Ảnh minh họa

Trong thực tế, công tác xử lý nợ thu hồi nợ xấu tiềm ẩn nhiều rủi ro mà tôi - từng làm việc tại bộ phận xử lý thu hồi nợ của các Ngân hàng - chứng kiến có rất nhiều tình huống xảy ra, chẳng hạn như khi ngân hàng tiến hành thu giữ tài sản là đất trống tại quận 12. Mặc dù ngân hàng đã thực hiện đúng thủ tục như gửi thông báo tự nguyện bàn giao, thông báo thu giữ, thủ tục niêm yết… nhưng đến ngày thu giữ thực tế thì khách hàng lơ đi, cho rằng không nhận được bất kỳ thông báo hay văn bản nào của ngân hàng.

Đã vậy, khách hàng nợ còn có thái độ bất hợp tác, hành động thái quá, gây nguy hiểm đối với nhân viên của ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản, chẳng hạn như: văng tục, tụ tập nhiều người cản trở ngân hàng thu giữ tài sản.

May mắn, cũng có những khách hàng có ý thức về nghĩa vụ trả nợ của mình, từ đó có một thái độ hợp tác với ngân hàng để xử lý. Đơn cử như trường hợp của một khách nợ ở Tiền Giang. Sau khi doanh nghiệp này vay vốn ngân hàng làm ăn thì gặp khó khăn trong đợt dịch vừa qua, khoản nợ của khách hàng rơi vào nợ xấu, thế nhưng sau 2 tháng thương thảo, đôn đốc thì khách hàng tự nguyện bàn giao tài sản cho ngân hàng để sớm đưa ra bán đấu giá tài sản.

Để đạt được sự tự nguyện bàn giao tài sản của khách nợ là một quá trình làm việc mang tính liên tục, quyết liệt, vừa cứng rắn vừa mềm dẻo của nhân viên thu hồi nợ. Người có kinh nghiệm sẽ dùng những dẫn chứng cụ thể, phân tích rõ từng phương án xử lý để khách hàng hiểu thấu đáo, cuối cùng đồng ý hợp tác cùng ngân hàng.

Vì vậy, công tác xử lý nợ của các TCTD không chỉ bị vướng mắc, khó khăn, trở ngại xuất phát từ cơ chế hay quy định của pháp luật mà còn phụ thuộc vào chính khách nợ và nhân viên phụ trách thu hồi nợ. Nếu như, bản thân người trực tiếp thu hồi nợ xem khách nợ như một người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ cùng khách nợ các hướng giải quyết thì bản thân khách nợ cũng thiện chí hợp tác. Khi cả hai bên cùng ngồi lại được với nhau thì kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD sẽ còn cao hơn con số hiện nay.

  • 5 kiểu người sẽ thất bại trên con đường trở thành sếp đích thực

  • Rau sống góp phần làm nên thương hiệu văn hóa ẩm thực

  • Triển lãm Ô tô Việt Nam - Vietnam Motor Show trở lại

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đề án tổng thế tái cơ cấu nền kinh tế đã được Đảng, Chính phủ xác định, triển khai và thực hiện quyết liệt đến năm 2015. Theo đó, vấn đề xử lý dứt điểm nợ xấu được đặt lên hàng đầu và vai trò của Công ty Mua bán nợ Việt Nam trong xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp, các ngân hàng đã được đề cao. Đây là nội dung, nhiệm vụ quan trong sẽ được Công ty Mua bán nợ Việt Nam quyết tâm triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới…

             Xử lý nợ, yêu cầu từ thực tiễn

Có thể khẳng định, để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp (DN), trong đó có các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải sử dụng tổng hợp các nguồn vốn, bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn góp, vốn tích lũy bên trong DN và vốn chiếm dụng. Trong đó, vốn chiếm dụng (vốn vay, các khoản nợ phải trả...) giữ một vị trí quan trọng. Nhưng phải là vốn chiếm dụng hợp pháp và có khả năng trả nợ.

Nhìn chung, nợ trong nền kinh tế, nợ của DN là tất yếu, nhưng có nhiều hệ lụy khôn lường. Đó là những khoản nợ đan chéo giữa DN với Nhà nước, với ngân hàng, các tổ chức tín dụng, giữa DN với nhau, DN với dân cư… Nợ và nợ xấu với quy mô lớn, trầm kha thể hiện tài chính nhà nước và tài chính DN thiếu lành mạnh, làm tăng chi phí xã hội và chứng tỏ kỷ cương, kỷ luật tài chính không được tôn trọng dẫn đến tình trạng nợ thuế nhà nước, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, nợ ngân sách, nợ nhân dân, nợ nước ngoài…

Trên thực tế hiện nay, theo kết quả kiểm toán, kết quả thanh tra và kiểm tra, có DNNN có số nợ gấp vài lần, thậm chí cả chục lần trên vốn chủ sở hữu. Trong đó rất đáng quan tâm là quy mô nợ tồn đọng, nợ xấu không nhỏ. Khoản nợ lớn là nợ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Số vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng đã cho DN vay nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà các DN đang rất khó hoặc không thể trả được. Nếu không có một cơ chế để xử lý nợ xấu, khi tụ thành quy mô lớn, nó có thể sẽ nguy hại đối với nền kinh tế. Thực tế cho thấy, khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 - 1998 và khủng hoảng toàn cầu hiện nay cũng có nguyên nhân từ các khoản nợ xấu.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, khá nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, thậm chí 10 lần. Sử dụng đòn bẩy tài chính cao góp phần mở rộng hoạt động và tăng khả năng sinh lời, nhưng khi trục trặc kinh doanh hay khó khăn tài chính xảy ra, DN sẽ rất khó kiểm soát được dòng tiền, chi phí vốn cao do vay nhiều gặp khi kinh doanh sa sút, DN sẽ có nguy cơ mất khả năng trả nợ và thậm chí là phá sản. Khi nợ xấu tăng, ngân hàng thương mại (NHTM) cũng chịu rủi ro vì phải trích lập dự phòng nhiều, gây tác động xấu đến chất lượng tài sản, tín dụng, khả năng thanh khoản giảm. Với nền kinh tế, nếu nợ xấu diễn ra ở phạm vi rộng mà không được xử lý kịp thời sẽ làm thanh khoản của cả hệ thống giảm sút, làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế. Diễn biến của nền kinh tế thực và nền kinh tế tiền tệ ở nước ta thời gian qua đã minh chứng cho điều này.

Một trong những giải pháp xử nợ xấu được các chuyên gia đề cập nhiều trong bối cảnh hiện nay là bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp. Đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Hoạt động mua bán nợ không chỉ giúp giải quyết bài toán nợ xấu ngân hàng mà còn hỗ trợ DN cân đối lại tình trạng tài chính, làm tăng thanh khoản cho cả nền kinh tế. Bởi vì, nếu tài chính không được làm “sạch”, DN sẽ ở mãi trong vòng luẩn quẩn: nợ xấu, lãi vay lớn, kinh doanh yếu kém và không có dòng tiền mới để tái đầu tư. Bản thân ngân hàng cũng không thể thu hồi được các khoản nợ và nếu để tự xử lý thì ngân hàng vừa mất thời gian. lại không có chuyên môn sâu để tối đa hóa giá trị thu hồi. Trong suy thoái, giá trị tài sản cầm cố bị định giá thấp và nợ xấu thường mất giá nhanh, vì thế mua bán nợ là một công cụ hữu hiệu để vừa giúp duy trì tình trạng “sống” cho tài sản, vừa giúp ngân hàng chuyển hóa “vốn chết” thành “vốn sống”.

Mua bán nợ xấu là một thị trường có tiềm năng tuy rằng còn sơ khai do cung lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả. Điều khó khăn hiện nay là các NHTM dù ý thức được yêu cầu xử lý nhưng hiện họ không bị buộc phải làm nhanh nên việc bán nợ còn rất dè dặt: không tự thu hồi được thì bán, từ từ đàm phán được giá thì bán còn không thì cứ treo ở đó.

Hiện nay, mới chỉ có Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính đang thực hiện nghiệp vụ này. Đối với DATC tuy có dáng dấp của một tổ chức xử lý nợ quốc gia - công cụ chính sách được sử dụng phổ biến ở nhiều nước khi đối phó với vấn nạn nợ xấu cao, nhưng DATC lại thiếu những chế tài đặc thù để có thể hoạt động hiệu quả. Trong đó, việc còn thiếu cơ chế hình thành và sử dụng quỹ tài chính đủ lớn để xử lý nợ xấu và hỗ trợ vốn cho DN tái cơ cấu có lẽ là điều cần được khắc phục đầu tiên ở thời điểm hiện tại. Nếu để kinh doanh có lợi nhuận như mô hình hiện tại thì DATC sẽ phải thận trọng trong từng giao dịch mua nợ xấu để còn có lãi khi xử lý, nên tổ chức này không thể xử lý nhanh trên quy mô lớn để vừa “giải” gánh nặng nợ xấu cho hệ thống tài chính, vừa “cứu” các DN mắc nợ - một mong muốn mà Chính phủ đang trăn trở tìm cách gỡ.

Nhìn từ mô hình xử lý nợ của DATC

Được thành lập tháng 6/2003, DATC là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Tài chính. Nhiệm vụ trọng tâm nhất của DATC là tiếp nhận và xử lý tài sản tồn đọng; mua bán nợ gắn với tái cơ cấu DN nhằm mục tiêu lành mạnh hoá tình hình tài chính của các DN trong quá trình hội nhập và phát triển. Đến nay, sau hơn 9 năm hoạt động, DATC đã khẳng định được vai trò và sứ mệnh được giao. Về cơ bản, DATC đã tiếp nhận nợ và tài sản tồn đọng loại trừ ra khỏi giá trị DN cho hầu hết DNNN đã và đang được cổ phần hoá, tận thu về hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nước, giúp các DN trút bỏ được gánh nặng xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đã cổ phần hoá ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình mới.

Thời kỳ đầu hoạt động, DATC chỉ tập trung vào việc xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng được Chính phủ chỉ định. Từ năm 2007 đến nay, DATC đã thay đổi cơ bản chiến lược hoạt động kinh doanh, tập trung nguồn lực vào hoạt động mua - bán, xử lý nợ theo hình thức thoả thuận gắn với quá trình tái cơ cấu DN. Hướng đi mới này được DATC thực hiện khá thành công. Với hoạt động này, DATC đã và đang tham gia tái cơ cấu hơn 100 DN. Nhiều DN trước khi tái cơ cấu có nợ quá hạn rất lớn, vốn chủ sở hữu gần như bị mất hết và đang đứng trên bờ vực phá sản, nhưng sau khi tái cơ cấu, phần lớn các DN đã ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, làm ăn có có lãi, có nguồn để trả nợ. DATC đã trực tiếp giúp các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần và các chủ nợ khác xử lý nợ thông qua việc mua lại khoản nợ xấu của các tổ chức này tại hàng chục DN với giá trị hơn 5.500 tỷ đồng, góp phần cải thiện và nâng cao năng lực tài chính, tăng cường tính an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng trong quá trình cải cách và hội nhập.

Bên cạnh đó, công tác xử lý nợ và tái cơ cấu DN đã được DATC triển khai thực hiện quyết liệt trong thời gian quan và bước đầu đã mang lại nhiều kết quả ngoài mong đợi. Theo đó, lũy kế từ năm 2004 đến năm 2012, DATC đã thực hiện 128 phương án mua bán nợ theo theo hình thức thỏa thuận và chỉ định của Thủ tướng Chính phủ để xử lý tài chính tái cơ cấu DN và thu hồi nợ. Giá trị sổ sách của các khoản nợ là 8.579,617 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là 2.506,635 tỷ đồng (tỷ lệ mua nợ bình quân là 29,2%), đã thu hồi được 2.670,258 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tại 54 DN tái cơ cấu là 519,562 tỷ đồng ), đạt tỷ lệ thu hồi là 106,5 %.

Đặc biệt, năm 2012, Công ty đã mua bán nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu thành công 9 DN; trong đó, mua nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu chuyển đổi thành công được 5 DNNN thành công ty cổ phần và tái cơ cấu lại được 4 DN cổ phần, là những DN được cổ phần hóa từ DNNN, vẫn còn gặp khó khăn về tài chính, nhưng có tiềm năng phát triển trên thị trường. Đây là một kết quả ngoài mong đợi, bởi trong bối cảnh năm 2012, cả nước sắp xếp được 21 DN, trong đó cổ phần hóa được 13 DNNN thì con số DATC làm được là hết sức ấn tượng.

Lũy kế từ năm 2007 đến năm 2012, DATC đã mua nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu thành công 54 DN, trong đó: Mua nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu, chuyển đổi thành công được 28 DNNN thành công ty cổ phần và tái cơ cấu được26 DN cổ phần, là những DN được cổ phần hóa từ DNNN, vẫn còn gặp khó khăn về tài chính, nhưng có tiềm năng phát triển trên thị trường.Tổng giá trị các khoản nợ và tài sản theo sổ sách kế toán là 4.795,653 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là 1.308,452 tỷ đồng (tỷ lệ mua nợ bình quân là 27,3%), đã thu hồi được 1.529,658 tỷ đồng (Bao gồm cả chuyển nợ thành vốn góp cổ phần là 519,652 tỷ đồng), đạt tỷ lệ thu hồi là 115,9 %.

Việc tái cơ cấu thành công 54 DN này đã mang lại “thắng lợi kép” không chỉ là hồi sinh DN, mang lại lợi nhuận mà đã góp phần giải quyết được việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội tại một số vùng, miền… Một số DN được DATC mua nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu thông qua chuyển nợ thành vốn góp đã phát triển tốt, kinh doanh có hiệu quả, các chỉ tiêu doanh thu, cổ tức, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm trước. Nhiều DN có lãi và đã thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông, một số DN đã chia cổ tức ở mức cao như Công ty cổ phần (CTCP) Đường Kon Tum, CTCP Sadico Cần Thơ, CTCP Mía đường Sơn La... đồng thời góp phần giải quyết được việc nợ đọng thuế từ nhiều năm của Nhà nước với số tiền gần 200 tỷ đồng và nợ đọng bảo hiểm xã hội với số tiền hơn 30 tỷ đồng. Đây là cơ sở tạo động lực tạo sự vững tin vào sự thành công để DATC tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phương án mua bán nợ tái cơ cấutiếp theo.Với nghiệp vụ này, hiện DATC đang thực hiện tại 25 DN (gồm 12 DNNN và 13 DN cổ phần và các DN khác), với giá trị các khoản nợ và tài sản theo sổ sách kế toán là 2.226,687 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là 454,002 tỷ đồng (tỷ lệ mua nợ bình quân là 20,4%), đã thu hồi được 262,655 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi đạt 57,9%.

Cùng với việc xử lý nợ, tái cơ cấu DN, DATC cũng đã trực tiếp giúp xử lý nợ xấu cho các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần và các chủ nợ khác. DATC đã trở thành chủ nợ của gần 80 DN với giá trị sổ sách các khoản nợ xấu đã mua khoảng trên 5.000 tỷ đồng. Việc xử lý các khoản nợ đã mua này được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau tùy thực tế cụ thể tại DN khách nợ và đánh giá của DATC, như bán tài sản đảm bảo nợ, khai thác cho thuê tài sản, sử dụng tài sản đảm bảo để góp vốn với DN khác; thu nợ có chiết khấu hoặc bán nợ cho tổ chức kinh doanh nợ khác, xử lý tài chính để cơ cấu lại nợ và hoạt động kinh doanh của DN…

Một hướng đi mới trong việc xử lý nợ xấu là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN, đây là hoạt động khá mới tại Việt Nam và cũng chỉ có DATC đã thực hiện thành công hoạt động này. Sau khi mua nợ từ các chủ nợ, DATC đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của DN để chuyển nợ thành vốn góp (riêng đối với DNNN thực hiện cổ phần hoá thì DATC phải tham gia đấu giá cổ phần theo quy định). Sau khi trở thành cổ đông, DATC thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN như xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ DN kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành DN hoạt động kinh doanh có lãi, chính hiệu quả hoạt động của DN sẽ tạo nguồn trả nợ cho DATC. Các DN đã được DATC tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi, đã trả hết nợ ngân sách, nợ bảo hiểm xã hội, trả gần hết nợ cho DATC, đặc biệt một số đơn vị đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn khoảng 30%.

Xử lý nợ xấu thông qua mua - bán nợ hoặc mua - bán nợ gắn với tái cấu trúc DN khách nợ là hoạt động kinh doanh rủi ro, nhưng thực tế cho thấy có thể xây dựng các tiêu chí để kiểm soát, quản trị các rủi ro này. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu, mọi phương án kinh doanh mua - bán nợ và tái cấu trúc DN phải được nghiên cứu kỹ để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất, không để xảy ra tình trạng DN tiếp tục hoạt động không hiệu quả sau khi được cơ cấu lại. Có thể thấy, việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN là một hướng đi mới trong việc xử lý triệt để nợ xấu và góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của nền kinh tế nói chung và của chủ nợ nói riêng.

Mục tiêu và giải pháp

Năm 2013 là năm đặc biệt quan trọng, năm bản lề của việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu DNNN theo chiều sâu, với DATC đây cũng là năm sẽ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa để hoàn thành các kế hoạch đề ra. Theo đó, kế hoạch tổng doanh thu năm 2013 phấn đấu đạt khoảng 500 – 550 tỷ đồng; trong đó, doanh thu từ hoạt động mua bán nợ phấn đấu đạt khoảng 270 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác phấn đấu đạt khoảng 220 - 230 tỷ đồng, trong đó, thoái vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng; doanh thu từ xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận phấn đấu đạt khoảng 10 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế năm 2013 không thấp hơn năm 2012.

Với mục tiêu xử lý dứt điểm nợ khu vực DNNN vào năm 2015 đã được Chính phủ đề ra, thì DATC có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng, DATC tham gia tích cực và góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính DN, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi DNNN. Với những kỹ năng hiện có, DATC có đủ tiềm lực để tham gia giải quyết nợ và xử lý nợ xấu cho DN. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, xử lý nợ xấu được coi là một điểm nhấn quan trọng trong đề án tái cơ cấu DNNN. Đây được xem là phương pháp “chữa bệnh tận gốc” - tránh tình trạng nợ vòng quanh, chiếm dụng vốn lẫn nhau dễ gây nguy cơ đổ vỡ dây chuyền.

Tuy nhiên, để DATC phát huy hết được vai trò, khả năng của mình, cần phải nâng cao vai trò, tăng lực cho DATC cả về tài chính, nhân lực và quyền hạn… Giải pháp tăng lực cho DATC trong giai đoạn này là hợp lý nhất, bởi Công ty này đã có nhiều năm kinh nghiệm trong mua bán, xử lý nợ xấu thành công tại nhiều DN. Mặt khác, Công ty cũng đã xây dựng được một bộ máy ổn định, với nguồn nhân lực hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cần thấy, lộ trình xử lý hết nợ khu vực DNNN vào năm 2015 là cần thiết, cấp bách, nhưng hoàn toàn không đơn giản. Bởi vậy, cần có quyết tâm chính trị của cả hệ thống nhà nước, hệ thống tài chính ngân hàng, chấp nhận sự đau đớn, có thể cả đổ vỡ bộ phận để tái cơ cấu hiệu quả. Đặc biệt, đối với những DN âm vốn nhà nước, nợ nần chồng chất thì nên có phương án “đổi chủ”, bán đứt cho một chủ đầu tư mới để họ tái cơ cấu càng sớm càng tốt, chỉ có như vậy thì những DN loại này mới thay đổi được cung cách làm ăn.

Những năm qua DATC đã vượt qua khó khăn, hoàn thành trọng trách và sứ mệnh với chức năng là một công ty mua bán nợ, một DN tài chính thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu xử lý nợ của khu vực DNNN vào năm 2015 và để nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động, DATC cần sớm vào cuộc theo một lộ trình thật khoa học, hợp lý và quyết liệt. DATC cần tìm hiểu, đánh giá và xác định bức tranh nợ của các DNNN, từ đó có phương án xử lý nợ cho phù hợp. Cần nhìn thẳng vào sự thật, yêu cầu các DN phải minh bạch công khai mọi khoản nợ và nợ xấu. Nếu còn giấu diếm, khỏa lấp, che đậy thì không thể có giải pháp xử lý có hiệu quả. Nợ xấu được ví như “ung nhọt”, nó sẽ ngày càng to lên và vỡ ra, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Vì vậy, cần phải chấp nhận đau đớn,  cắt bỏ những “khối u” để cơ thể phát triển bình thường. Chúng ta có thể mất đi một bộ phận chứ nhất quyết không thể để nó lan rộng tiếp tục ảnh hưởng xấu đến cả nền kinh tế. Nếu không làm rõ được các khoản nợ, nghĩa là không làm rõ được các nguồn lực DN sử dụng là bao nhiêu, hiện còn bao nhiêu, mất bao nhiêu thì sẽ khó có hướng xử lý đúng đắn. Đây cũng là cơ hội để thị trường mua bán nợ Việt Nam nói chung phát triển và DATC vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng tại các DNNN, góp phần lành mạnh hóa tài chính, thực hiện thành công nhiệm vụ tái cấu trúc.

Tùy theo đặc điểm ở mỗi DN khách nợ, mức độ các công việc phải thực hiện khi tái cơ cấu cũng khác nhau. DATC cũng cần có những biện pháp khác nhau đối với từng loại DN. Cụ thể như giảm bớt một phần nghĩa vụ trả nợ cho DN khách nợ, chuyển nợ thành vốn góp tại DN, điều chỉnh kế hoạch trả nợ, xác định quy mô vốn hoạt động cần thiết của DN và giúp DN huy động thêm vốn từ việc phát hành cổ phiếu, hoặc giúp khơi thông quan hệ tín dụng giữa DN với các tổ chức tín dụng…

Về phía DATC, thực tế trong quá trình triển khai hoạt động, cũng đã gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ từ phía cơ quan quản lý. Cụ thể như: Kiện toàn lại tổ chức bộ máy của Công ty, trước mắt sớm bổ nhiệm Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên để hoàn thành công tác chuyển đổi từ Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DNNN) thành Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam; Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 79/2011/TT-BTC ngày 8/6/2011 của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của DATC cho phù hợp với tình hình hoạt động mua bán nợ xấu hiện nay; Đề nghị Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế mua nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); Ban hành cơ chế, chính sách thay thế Thông tư số 38/2006/TT-BTC ngày 10/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ tồn đọng cho phù hợp với quy định của Điều lệ tổ chức và Quy chế quản lý tài chính của Công ty Mua bán nợ Việt Nam. Đặc biệt, cần sớm xem xét phê duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu Công ty Mua bán nợ Việt Nam”… Qua đó sẽ góp phần nâng cao vị thế và tận dụng được khả năng của mình trong quá trình xử lý nợ, tái cơ cấu DN.

Theo Tạp chí Tài chính tháng 2/2013