Cách chữa sặc thức ăn lên mũi

Dị vật mũi thường gặp ở trẻ nhỏ - Ảnh: Pixabay

Dị vật ở mũi không phải hiếm thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 5. Các dị vật thường gặp là thức ăn, giấy ăn, các loại hạt, đồ chơi, sỏi đá... Phần lớn các trường hợp dị vật trong mũi và khoang mũi không nghiêm trọng.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp vật tắc trong mũi có khả năng di chuyển xuống miệng và có nguy cơ bị nuốt phải, hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là bị hít vào phổi và gây tắc đường thở.

Dị vật ở mũi có thể gây nguy hiểm nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời. Cần đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nếu chưa biết cách sơ cứu và trị.

Các loại dị vật thường gặp

Phần lớn các trường hợp dị vật trong mũi và khoang mũi không nghiêm trọng và hay xảy ra ở trẻ nhỏ và trẻ em từ 1 - 8 tuổi.

Các loại dị vật và những trường hợp dị vật tắc trong mũi xảy ra muôn hình vạn trạng, nằm ngoài khả năng tưởng tượng của chúng ta, như: thức ăn, giấy ăn, các loại hạt, đồ chơi, sỏi đá...

Một vật tắc trong mũi có khả năng di chuyển xuống miệng và có nguy cơ bị nuốt phải, hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là bị hít vào phổi và gây tắc đường thở.

Triệu chứng mắc dị vật ở mũi

Để nhận biết tình trạng dị vật ở mũi, khi trẻ gặp những triệu chứng dưới đây, người bệnh cần hết sức chú ý:

  • Khi dị vật vào mũi gây phù nề, ngạt tắc mũi, nhưng vì dị vật chỉ bị ở một bên nên không gây khó chịu cho trẻ và thường không được biết đến.
  • Sau vài ngày hốc mũi bên đó bị tắc hẳn và chảy mũi mủ có mùi hôi, thối rõ.
  • Khám hốc mũi một bên thấy đầy mủ, hôi, ứ đọng, sàn và các khe mũi có mủ ứ đọng.
  • Thường thấy dị vật ở sàn, khe dưới hay khe giữa là một khối có mủ bám quanh thường tròn, nhẵn nên hay nhầm lẫn là khối u hốc mũi.
  • Nếu dị vật nhỏ như: hạt đậu, hạt thóc khó nhìn để phát hiện được, chỉ có cảm giác đụng chạm khi đưa ống hút hay que bông vào.
  • Chụp Xquang thường không phát hiện được gì vì dị vật thường là không phản quang.

Khi có những triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám để được theo dõi. Nếu chưa đi khám được ngay, tốt nhất nên tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Xử trí khi mắc dị vật ở mũi

1. Cần gặp bác sĩ khi nào

  • Hầu hết các trường hợp dị vật mắc trong mũi nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Việc lấy bỏ dị vật không nên tiến hành ở nhà để tránh gây ra các tổn thương nặng nề hơn.
  • Đau, chảy máu mũi hoặc chảy nước mũi dai dẳng nên nghĩ tới tình trạng mũi không hoàn toàn thông thoáng. Dị vật vẫn còn trong mũi gây ra nhiều triệu chứng.
  • Dát đỏ phía dưới 1 lỗ mũi hoặc tăng áp lực xoang liên tục, không giải thích được, cũng gợi ý nên được thăm khám, đánh giá cẩn thận.

2. Khi nào cần cấp cứu

  • Trong phần lớn các trường hợp, dị vật tắc trong mũi sẽ không đe dọa tính mạng. Tình trạng cấp cứu tùy thuộc vào vị trí của dị vật và bản chất dị vật, cũng như các triệu chứng ở bệnh nhân.
  • Nếu dị vật bị hít vào họng và bệnh nhân bị ngạt thở hãy nhanh chóng đưa tới trung tâm y tế gần nhất để xử lý.
  • Nếu dị vật rơi xuống họng và được nuốt xuống, hãy gặp bác sĩ để được chăm sóc cấp cứu. Một vài dị vật có thể bị mắc lại ở thực quản.
  • Với những dị vật có chứa hóa chất, như pin, hay thức ăn cũng coi là một tình trạng cấp cứu.
  • Vì mũi ẩm nên dị vật như hạt đậu sẽ bị trương phồng khi ở trong môi trường ẩm, lúc này cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xử trí.
Khi trẻ mắc dị vật ở mũi cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa - Ảnh: Pixabay

Phòng bệnh

  • Ở trẻ nhỏ: Giáo dục trẻ rằng cho bất cứ vật gì vào mũi đều là không tốt. Không nên cho trẻ chơi đồ chơi có những vật nhỏ. Với trẻ quá nhỏ cần được sự giám sát của người lớn.
  • Với người lớn: Khi làm việc cần tránh những chấn thương, vật nhỏ lọt vào bên trong hốc mũi làm tắc ngạt.

Khám và xử trí ở đâu tốt?

Trường hợp trẻ có dị vật trong mũi, các bậc phụ huynh không nên tự ý lấy ra tại nhà bởi có thể khiến vật mắc sâu hơn vào bên trong ảnh hưởng tới đường thở của trẻ. Ngay lúc này cần nhanh chóng đưa trẻ để các cơ sở y tế tin cậy để xử lý.

Một số phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng bạn nên đưa trẻ tới khi mắc dị vật trong mũi tại Hà Nội như:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Bệnh viện Đa khoa An Việt...

Tại TP.HCM, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ sau:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM...

Video liên quan

Chủ Đề