Cách chăm sóc na sau khi thu hoạch

Cách chăm sóc na sau khi thu hoạch

Sau khi thu hoạch, ngoài việc bón phân cho cây thì bà con nên tiến hành đốn cành, kích thích cây mọc chồi mới kết hợp với vệ sinh vườn tược. Việc làm này sẽ giúp cây phục hồi sức và kéo dài được tuổi thọ.

Kỹ thuật đốn cây

  • Sau khi thu hoạch, bà con nên đốn cây mỗi năm một lần, lần đốn sau cao hơn lần đốn trước đó từ 3 - 5cm.
  • Dùng dao hoặc cưa, đốn cây khi cây có chiều cao vượt quá tầm hái hoặc mật độ cành trên cây quá nhiều. Đối với các cây đã già có thể cưa gốc, chỉ chừa lại 50 - 60cm [1].
  • Đốn cây ở thời kỳ này giúp cây mãng cầu na trẻ hóa, kéo dài được thời kỳ thu hoạch.

Vệ sinh vườn

Cách chăm sóc na sau khi thu hoạch
Xử lý nấm khuẩn, vệ sinh vườn sau thu hoạch
  • Sau khi thu hoạch, nên thu gom, dọn dẹp cỏ rác, lá cây để vườn được thông thoáng, hạn chế nấm bệnh tấn công cây trồng.
  • Ngoài ra, bà con có thể sử dụng BS06 - Nano Đồng để diệt nấm khuẩn, rửa vườn sau thu hoạch. BS06 chứa đồng ở dạng nano mét, không gây nóng cho cây trồng, giúp tạo màng chắn bảo vệ cây trước các tác nhân gây bệnh.

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Thế Tục, 1998. Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm, trang 14.

Cây na là một loài thuộc chi Na có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Na là một loại cây ăn quả khá phổ biến và được ưa chuộng tại các tỉnh phía Bắc. Gần đây, loại quả này đã trở thành một mặt hàng có tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Na ưa đất thoáng, không nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu và không bón phân thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt. Na chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Na tương đối chịu rét. Mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá mùa xuân ấm áp lại ra đợt lá mới.

Cách chăm sóc na sau khi thu hoạch

1. Chuẩn bị đất

Cây Na được trồng trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là đất đồi, đất có PH từ 5,5 - 7 vì cây na chịu hạn tốt. Trước khi trồng 1 tháng cần đào hố và bón lót cho đất. Hố đào cần được có kích thước tối thiểu khoảng 50x50x50cm và tiến hành bón lót 15-20 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg  supe lân, 0,2 kg sufat kali lấp đất đầy hố.

2. Khoảng cách và mật độ trồng

Khoảng cách thích hợp nhất là 4 x 4m, vì sau 10 năm cây không che khuất lẫn nhau, dễ chăm sóc. Nếu muốn khai thác nhanh để đạt sản lượng cao thì có thể trồng theo khoảng cách 3 x 3 m

3. Thời vụ trồng

+ Vụ xuân: Vào tháng 2-3 trước khi nẩy lộc là thời vụ trồng tốt nhất đối với các tỉnh miền Bắc.

+ Vụ hè:  Vào tháng 5-6 khi cành lá đã chuyển mầu lục ổn định.

4. Chăm sóc vườn sản xuất

a. Tưới nước

Trong vòng 1 tháng sau khi trồng nếu không mưa thì mỗi tuần tưới nước 1 lần. Nếu nước đầy đủ cây sẽ cho nhiều quả, hạn chế rụng quả, phẩm chất quả tốt.

b. Làm cỏ xới xáo

 Trong vườn na có thể làm cỏ xới xáo 3 lần vào các tháng 2-3, tháng 7-8 và tháng 11-12. Thời gian ra hoa đậu quả và phát triển không nên cày xới để tránh rụng quả.

c. Bón phân

Để cây na sớm cho quả và có năng suất cao có thể kết hợp bón phân hữu cơ và phân vô cơ đủ số lượng và đáp ứng yêu cầu của cây ở các thời kỳ sinh trưởng, ra hoa kết quả trong năm. Có thể bón phân cho na như sau:

Cách chăm sóc na sau khi thu hoạch

Cách bón: Cuốc rãnh hoặc hố xung quanh tán. Nếu bón thúc thì cuốc nông 10 cm, bón lót cuối năm cuốc rộng 20 cm sâu 30 cm, bón song lấp đất.

5. Cắt tỉa tạo tán

Cây Na trồng sau 2-3 năm cho quả. Nếu được chăm sóc tốt năng suất ngày càng cao và sẽ kéo dài thời gian cho quả, cùng với việc bón phân tưới nước đầy đủ, cắt tỉa là biện pháp kỹ thuật để góp phần khắc phục hiện tượng chóng tàn của cây làm cho cây khoẻ, trẻ, hạn chế được sâu bệnh hại, sai quả, quả to, phẩm chất thơm ngon, tạo tán cây không cao dễ chăm sóc thu hoạch. Hàng năm cần tiến hành cắt tỉa cho đến khi cây già không thể cho quả được nữa mới chặt bỏ và trồng mới.

Với cây chưa cho quả: chủ yếu là tạo hình cho khung cành vững chắc, cân đối hấp thụ được nhiều ánh sáng. Khung tán cấu tạo và cắt tỉa theo hình tháp, hay theo hình bán cầu. Tạo hình làm sao cho khung tán thấp dễ chăm sóc và thu hái.

Với cây đang thời kỳ cho quả và cho năng suất cao: tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành mọc yếu, cắt cành vượt, tạo cho cây thông thoáng.

Với cây đã già: Có thể làm trẻ hóa cây bằng cách cưa gốc, trừ lại cách mặt đất khoảng 50-60 cm. Sau đó bón phân tưới nước để cho cây mọc cành mới. Trong số những cành mới mọc chỉ nên giữ lại 2-3 cành chính để sau này phát triển thành khung tán mới của cây. 

Cách chăm sóc na sau khi thu hoạch

6. Sâu bệnh hại chính

a. Rệp sáp phấn

Đặc điểm gây hại

Gây hại trên lá, quả. Cơ thể rệp phủ sáp trắng như phấn. Rệp sáp tập trung chích hút trên lá và quả làm cho lá bị quăn, quả bị chai không lớn được. Nếu rệp sáp tấn công vào giai đoạn quả non thì quả thường bị rụng. Nếu tấn công vào giai đoạn quả đã phát triển, quả sẽ mất giá trị thương phẩm. Chất bài tiết của rệp sáp tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm cây sinh trưởng kém. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn na, gây hại nặng vào mùa nắng.

Biện pháp phòng trừ

- Sau khi thu hoạch, tỉa cành làm cho vườn thật thông thoáng đồng thời loại bỏ cành đã bị nhiễm rệp sáp.

- Khi mật độ rệp cao, có thể sử dụng các loại thuốc như: DRAGON 585EC, SAGO SUPER 20EC, DIMENAT 40EC.

b. Sâu đục quả

Đặc điểm gây hại

Trưởng thành là loài bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ, sâu non dài khoảng 20-22mm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả. Triệu chứng để thấy là bên ngoài vỏ quả có phân sâu đùn ra ngoài. Thường một quả có nhiều sâu phá hại.

Biện pháp phòng trừ

Khi na có quả, cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời. Loại bỏ những quả bị sâu ra khỏi vườn. Sử dụng một trong các loại thuốc như sau: SHERZOL 205EC; SECSAIGON 25EC, FENBIS 25EC...

c. Bọ vòi voi

Đặc điểm gây hại

Trưởng thành là một loài bọ cánh cứng có màu nâu lợt, đầu kéo dài ra trước tựa như cái vòi, miệng nhai ở cuối vòi. Con cái đẻ trứng vào các vết đục trên cánh hoa. Cả thành trùng và ấu trùng đều ăn, đục phá cánh hoa. Tấn công hoa mới nở làm cho hoa đen và khô, các hoa bị khô vẫn dính vào cây.

Biện pháp phòng trừ:

Do bọ vòi voi thường ẩn nấp trong cánh hoa nên các loại thuốc trừ sâu thông thường ít hiệu quả với chúng. Phải sử dụng các loại thuốc có tính xông hơi mạnh mới có thể xua đuổi con trưởng thành và tiêu diệt được ấu trùng. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: DRAGON 585EC, SAGO-SUPER 20 EC, PYRINEX 20 EC...

d. Bệnh thán thư

Đặc điểm gây hại

Bệnh hại trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.

Biện pháp phòng trừ

Phun ngừa từ khi quả còn nhỏ đến trước khi thu hoạch 10 ngày. Nên phun định kỳ khoảng nửa tháng một lần, có thể sử dụng các loại thuốc như BENDAZOL 50 WP, CARBENZIM 500FL...

e. Bệnh thối rễ:

Đặc điểm gây hại

Do nấm Fusarium solani gây ra. Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cây bị chết.

Biện pháp phòng trừ

Không để vườn na bị đọng nước vào mùa mưa. Hàng năm, bón bổ sung vôi và dùng thuốc Bordeaux hoặc các loại thuốc gốc đồng tưới vào gốc 2-3 lần cũng hạn chế được bệnh.

Phạm Minh Tú

Chi cục Trồng trọt và BVTV