Cách cắm lá thiết mộc lan

Thiết mộc lan hay phát lộc, phát tài hoặc phất dụ thơm. Nó là loài bản địa của Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi. Ở Việt Nam thiết mộc lan được ưa chuộng để trồng làm cây phong thủy trong nhà với tác dụng lọc không khí đem đến cho không gian sống một sự tươi mới, xanh mát và dễ chịu. Vậy cách trồng và chăm sóc loài cây này ra sao?

Bạn đọc hãy cùng Phụ Kiện Nhà Đẹp tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cách cắm lá thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan được dùng nhiều trong trang trí nhà cửa

Cách trồng cây thiết mộc lan

Thiết mộc lan là một loài cây rất dễ trồng, bạn chỉ đơn giản lấy cành giâm xuống đất là cây đã có thể sống được rồi, nhưng làm sao để trồng cho cây phát triển tốt, ra hoa thì không phải điều dễ.

Chọn chậu phù hợp

Để chọn được chậu phù hợp thì bạn cần cần cân nhắc các vấn đề sau:

  1. Xác định được không gian trồng của cây, đây là điều hết sức cần thiết vì độ to của cây sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của chậu, ví dụ nếu bạn trồng thiết mộc lan ở sảnh lớn rộng, thì cần một chậu lớn giúp cây có thể phát triển tốt về sau này và ngược lại nếu bạn chỉ trồng một cây nho nhỏ trang trí thì một chậu cây nho nhỏ là có thể trồng được rồi.
  2. Chọn một chậu cây có lỗ thoát nước.
  3. Vệ sinh sạch sẽ chậu cây trước khi trồng, đây là một biện phát phòng ngừa sâu bệnh cho cây về sau này.

Cách cắm lá thiết mộc lan

Ngoài thông thoáng và kích thước thì vẻ đẹp cũng là một phần rất quan trọng

Chọn giống cây Thiết Mộc Lan

  • Chọn vườn giống uy tín, cây không có sâu bệnh, lá vàng, thân mục,...
  • Cây có tán lá phân bố đều quanh thân chủ (lá mọc vòng quanh thân), thân đốt ngắn, những yếu tố này chính tỏ đây là một cây khỏe, có khả năng phân nhánh tốt.
  • Cây giống nên đạt từ 3 tuổi trở lên, nếu cây giống còn trẻ, thân sẽ non và không đủ nước trong thân để kích thích mầm non ra chồi

Chọn đất trồng cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng nếu đạt đủ các điều kiện cơ bản sau thì sẽ là loại đất phù hợp nhất

  • Đất dể thoát nước, không úng ngập, giàu mùn.
  • Độ chua (pH) từ 5 – 6,5
  • Cày sâu 2 lần, bừa kỹ nhặt sạch cỏ dại, chia thành diện tích lớn, nhỏ tùy theo bạn trồng trong vườn nhà hay trong chậu.

Cách cắm lá thiết mộc lan

Đất trồng làm từ xơ dừa mục

Cách nhân giống cây thiết mộc lan

Là loài cây có sức sống mãnh liệt nên bạn có thể trồng cây bằng nhiều cách, có thể kể đến như các cách sau:

Trồng thiết mộc lan bằng cành (giâm cành)

Giâm cành tức là bạn sẽ trồng bằng thân hoặc cành của cây thiết mộc lan, đây là cách đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất, cách làm như sau:

  • Bước 1: Chọn cây giống khỏe mạnh theo các tiêu chí mình đã nêu ở trong mục " chọn giống cây thiết mộc lan".
  • Bước 2: Cắt lấy một đoạn dài khoảng từ 20-50cm tùy theo mục đích trồng, sau khi cắt bạn nên bôi vôi vào phần sẹo cắt của cây mẹ để tránh cây mẹ bị nhiễm trùng.
  • Bước 3: Ngâm phần dưới của cành và thuốc kích rễ ( bước này bạn có thể bỏ qua nếu không có sẵn thuốc).
  • Bước 4: Cắm sâu khoảng 2/5 cành cây và đất trồng sau đó nén chặt đất ở phần gốc lại và để vào nơi có ánh sáng nhẹ và chú ý giữ ẩm cho đất vậy là được. Lưu ý: khi giâm cành bạn nên giâm theo chiều thẳng đứng bởi vì dáng cây thiết mộc lan sẽ đẹp nhất khi mọc thẳng.
  • Bước 5: Sau khoản một tuần thì cây đã bắt đầu ra rễ và mầm, đây là lúc bạn có thể mang cây ra phơi trực tiếp dưới ánh sáng tự nhiên để cây có thể phát triển khỏe mạnh rồi đó.

Cách cắm lá thiết mộc lan

Vườn ướm thiết mộc lan

Trồng thiết mộc lan trong nước

Nếu bạn ở thành phố nơi có diện tích hẹp và muốn trồng cây chơi theo mùa thì thủy canh là cách trồng phù hợp với bạn, cách làm như sau:

  • Bước 1: Cắt một cành thiết mộc lan tươi khỏe bao gồm cả ngọn.
  • Bước 2: Cắm vào bình hoa cho nhập khoảng 1/2 chiều dài của cây và để ở nơi có ánh sáng tự nhiên, sau khoản 1 tuần cây bắt dầu ra rễ vậy là xong.

Cách làm này tuy đơn giản và không tốn nhiều thời gian nhưng thời gian sống của cây sẽ ngắn thường là từ 2-3 tháng bởi vì cây chỉ hút được nước, còn các chất dinh dưỡng khác hoàn toàn phụ thuộc vào lượng dữ trữ vốn có trong thân. Bạn có thể bổ sung thêm dung dịch thủy canh vào nước trồng để cây có thể sống lâu hơn

Cách cắm lá thiết mộc lan

Hình ảnh cây thiết mộc lan trồng trong nước

Cách chiết cây thiết mộc lan

Là loài cây có sức sống tốt vậy nên chiết cành với thiết mộc lan là điều hoàn toàn không cần thiết, tuy nhiên nếu vẫn muốn làm theo cách này thì bạn có thể chiết cành như mọi loại cây khác. Ưu điểm của cây này là tỉ lệ sống của cây gần như là 100%.

Cách chăm sóc cây thiết mộc lan

So với việc trồng hay nhân giống thì việc chăm sóc thiết mộc lan là công việc nhẹ nhàng hơn nhiều, tuy nhiên nó lại là một công việc yêu cầu tính kiên trì bởi vì n sẽ yêu cầu bạn làm hàng tuần đó.

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ chậu thiết mộc lan trong nhà:

Kiểm tra độ ẩm và tưới lượng nước phù hợp cho cây

  • Dùng tay kiểm tra xem đất xung quanh, dưới mặt chậu có ẩm, nếu quá ướt thì kiểm tra xem chậu cây có bị ứ nước và thông lại lỗ chậu cây.
  • Trường hợp này, không nên tiếp tục tưới nước cho cây nữa, ngưng nước khoảng 2-3 ngày.
  • Đất trên mặt gần gốc cây thiết mộc lan khô ráo- tiến hành tưới nước. Lượng nước tưới phù hợp với chậu cây và loại cây.
  • Ví dụ: Với thiết mộc lan có đường kính 30-35 cm, tưới khoảng 1 lít nước.
  • Tưới nước đều quanh gốc cây. Lần tiếp theo khi tưới ta phải kiểm tra độ ẩm để điều chỉnh lượng nước thích hợp.
  • Lau lá bám bụi và vệ sinh chậu cây.

Cách cắm lá thiết mộc lan

Hình ảnh cây thiết mộc lan trồng trong nhà

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ với cây ngoài trời:

Với cây được trồng trực tiếp xuống đất vườn không qua chậu thì bạn sẽ không mất nhiều công sức chăm sóc mà cây cũng sẽ khỏe cũng như có tuổi thọ cao hơn rất nhiều, chỉ cần chú ý những điểm sau:

  • Tưới nước cho cây vào khô hạn nhất.
  • Tỉa bỏ các lá vàng héo.
  • Làm sạch gốc không cho cỏ dại sinh trưởng cướp dưỡng chất của cây.

Cắt tỉa, tạo hình:

  • Kiểm tra và nhặt bỏ lá úa, lá vàng và cắt tỉa đầu lá héo cho chậu cây thiết mộc lan Khi cắt tỉa lá phát tài ta cắt tỉa theo hình chiếc lá cắt ở đầu lá để đảm bảo thẩm mĩ. Khi cắt bỏ lá ta cắt sát thân không nên cầm tay tước.
  • Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây.

Cách cắm lá thiết mộc lan

HÌnh ảnh cây thiết mộc lan cổ thụ được cắt tỉa gọn gàng

Bón phân Cho Cây Thiết Mộc Lan:

  • Phân bón cũng góp phần quan trọng giúp cây thiết mộc lan phát triển nhanh và khoẻ mạnh. Cây cần một hàm lượng phân bón nhất định để duy trì chất dinh dưỡng nuôi các bộ phận của mình.
  • Đối với cây thiết mộc lan thì bạn nên chọn phân NPK để bón với tần suất trung bình 2-3 tháng/đợt. Nên sử dụng một lượng phân bón vừa phải, tiến hành rắc phân quanh gốc cây và cách thân cây 5-10cm, sau đó tưới nước đều quanh gốc cho ngấm. Hoặc ta có thể hòa lượng phân NPK vừa phải và tưới đều lên gốc cây cũng được

Xử lý cây khi bệnh

Hầu như thiết mộc lan không có nhiều sâu bệnh. Thiết mộc lan trồng trong nhà nếu có thì thường là sâu quấn chiếu làm khô vằn lá, nếu có hiện tượng vằn lá xuất hiện chỉ cần tiến hành bắt sâu thủ và loại bỏ các lá sâu là có thể phòng trừ sâu bệnh cho cây.

Cây thiết mộc lan ra hoa khi nào?

Về hoa thiết mộc lanchúng sẽ “đơm bông” vào độ chuyển mùa từ đông sang xuân, khi tiết trời vẫn còn se lạnh. Hoa thường sẽ mọc thành chùm, trắng ngần và tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ, nhất là khi về đêm. Song, tùy vào điều kiện chăm sóc mà cây có nở hoa hay không. Nếu chăm sóc sai cách thì có thể không ra hoa suốt vài năm liên tiếp.

Cách cắm lá thiết mộc lan

Hoa thiết mộc lan chuyên nở vào ban đêm

Ngoài ra bạn đọc có thể tìm hiểu thêm ý nghĩa phong thủy của cây thiết mộc lan trong bài viết sau: Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Thiết Mộc Lan Và Các Tuổi Mệnh Phù Hợp