Các biện pháp an toàn trong xây dựng

I- BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNGĐể đảm bảo cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh, nâng cao trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hướng dẫn để người lao động đang làm việc tại đơn vị phải có kiến thức về bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc và nhiệm vụ của mình.Trước khi khởi công xây dựng công trình Công ty hành kiểm tra sức khỏe, huấn luyện kỹ thuật ATLĐ và biện pháp đảm bảo ATLĐ[ trong thi công trong tất cả công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình gồm những công nhân đã được huấn luyện và chưa được huấn luyện ] theo TCVN 5308-91 và theo thông tư số 08/LDTBXH – TT ngày 11-04-1995 của Bộ lao động thương binh và xã hội – Hướng dẫn công tác về ATLD,VSLĐ. Sau khi huấn luyện xong lập danh sách mua bảo hiểm và cấp thẻ ATLĐ cho từng người đã được huấn luyện. Mua bảo hiểm cho máy móc thiết bị thi công các công trình phục vụ thi công theo quyết định số 663TC/QĐ-TCNH ngày 24-06-1995 của bộ tài chính.Toàn thể cán bộ, CNV và những người lao động làm việc trên công trường luôn luôn tuân thủ các qui định về ATLĐ theo TCVN 5308-91 về qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng và các tiêu chuẩn về ATLĐ theo qui định hiện hành của Nhà nước cụ thể như sau :- Ban chỉ huy công trình chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty thường xuyên kiểm tra và nhắc nhỡ người lao động trên công trường thực hiện những qui tắc về ATLĐ, tổ chức treo các biển báo ATLĐ đặt ở những nơi dễ nhìn, dễ thấy và ở  những vị trí có thể xảy ra tai nạn để nhắc nhỡ người lao động thường xuyên chú ý quan tâm đến công tác ATLĐ là quan tâm đến cuộc sống của chính mình.- Trong sản xuất [ thi công ] Đội trưởng sản xuất là người chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra nhắ nhỡ công nhân trong quá trình thi công về công tác ATLĐ.- Phải kiểm tra tình trạng máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ thi công trước khi vận hành. Những người không có trách nhiệm, chưa được học tập qui trình kỹ thuật vận hành, chưa được giao nhiệm vụ thi công thì không được tùy tiện vận hành sửa chữa máu móc thiết bị thi công.- Để đảm bảo an toàn trong lao động, các trang bị bảo hộ cá nhân cần phải được kiểm tra kỹ trước khi sử dụng. Cán bộ kỹ thuật hoặc tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng cho người lao động.- Cán bộ, Công nhân khi vào Cổng bảo vệ Công trường phải có trang bị đầy đủ bảo hộ Lao động Quần áo Giày, mũ bảo hộ, Bảng tên … theo quy định của Công ty và Chủ Đầu tư. Không được tự ý mang theo chất Nổ, Chất Gây Cháy, vũ khí vào Công trường. Không được mang theo hoặc sử dụng Rượu Bia, Chất Kích Thích,tổ chức Nấu nướng trong Công trường.- Hết giờ làm việc phải ra khỏi Công trường ngoại trừ trường hợp được phép làm việc ngoài giờ của Ban Chỉ huy Công trường và chỉ làm việc trong phạm vi đã được cho phép.- Đối với khách vào Công trường cũng phải mang bảng tên “Khách“, Mũ Bảo hộ… phải tuân thủ mọi quy định của Công trình và phải có người hướng dẫn trong suốt thời gian đi lại trong công trường.

- Đường điện, nước phục vụ thi công phải bố trí gọn gàng không gây trở ngại cho người, xe cộ và các phương tiện phục vụ thi công trên công trường.

- Khi làm việc ở độ cao từ  2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó nhưng ở dưới chỗ làm việc có các chướng ngại vật, vật nguy hiểm thì phải đeo dây an toàn hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn. Khi thi công cùng một lúc ở 2 hoặc nhiều tầng trên cùng một đường thẳng thì phải có những thiết bị bảo vệ ATLĐ cho người ở tầng dưới.- Khi Cẩu lắp các cấu kiện bắt buộc phải có sự kiểm tra trước và trong suốt quá trình Cẩu của Kỹ Sư Giám Sát và Cán bộ An toàn Lao động. Tuyệt đối không được ngồi trên Kèo hoặc qua lại bên dưới các Cấu Kiện Khi đang Cẩu. Không được đùa giỡn, tổ chức An uống, Nghỉ giải lao ngay trên Mái.- Cuối mổi ngày làm việc phải làm vệ sinh Công trường, Phải giằng buộc chắc chắn toàn bộ Vật tư, Thiết bị đễ lại trên Mái. Mọi Vật tư thừa, Bao bì, Rác … phải được chuyền xuống [ Không được ném xuống từ trên cao ] và tập kết về nơi quy định.- Sau mỗi đợt mưa bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày liên tiếp thì phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn.- Trên công trường phải bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ, trên các tuyến giao thông đi lại và các khu vực thi công về ban đêm, không cho phép làm việc ở những chỗ không được chiếu sáng.- Không được làm việc trên cao hoặc trên dàn giáo mái nhà từ 2 tầng trở lên khi trời tối, lúc mưa to, giông bão hoặc gió từ  cấp 5 trở lên.- Có tủ thuốc cấp cứu tại hiện trường, Có Danh bạ điện thoại các số Khẩn cấp của các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn.

II-  CÔNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG :

-Nước thải trong thi công, trong sinh hoạt được dẫn theo rãnh đến hố tự thấm đặt cách công trình 30m, công việc khai thông mương rãnh được tổ chức thường xuyên để tránh nước ứ đọng làm lầy lội mặt công trình.-Vật liệu xây dựng được tập kết từng khu vực riêng lẻ, gọn gàng và hợp lý.-Vật liệu thừa, phế thải phải được tập kết tập trung và được tưới ẩm để xử lý bụi hoặc phủ kín bằng bạt khi được vận chuyển ra khỏi công trình.-Vật liệu vận chuyển từ ngoài vào công trình khi đi phải dùng bạt nilon che đậy thùng xe để không gây ô nhiễm môi trường.Để đảm bảo an toàn và gìn giữ vệ sinh ATLĐ trong khu vực thi công cũng như các công trình liền kế nhau trên tổng mặt bằng thi công tại vị trí thích hợp xây 1 nhà vệ sinh bán tự hoại để giải quyết nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho tất cả những người lao động trên công trường.

III CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO :

-Công trường phải có bể chứa nước, bình chữa cháy được trang bị nơi Ban bảo vệ ban chỉ huy công trường để đề phòng hỏa hoạn.-Tuân thủ pháp lệnh PCCC nghiêm ngặt, biển báo pháp lệnh PCCC phải được treo tại những nơi trọng yếu như kho tàng, trạm điện và các kho vật tư, trang thiết bị dễ bắt lửa.-Phải có biện pháp chuẩn bị hệ thống xử lý thoát nước khi có mưa lũ, tránh sự sạt lở hoặc cuốn trôi làm mất an toàn.-Ban chỉ huy công trường phải liên hệ trước với các cơ quan chức năng PCCC, Ban phòng chống lụt bão của địa phương để kịp thời cứu chữa khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

-Ngoài những biện pháp và những yêu cầu phải đảm bảo đã được nêu trên, hàng ngày công ty cử cán bộ phụ trách ATLĐ thường xuyên trực tiếp đến công trường để kiểm tra công tác ATLĐ, tổ chức hướng dẫn thực hiện tốt công tác ATLĐ và VSMT. Những cá nhân nào vi phạm phải được xử lý thích đáng, thực hiện tốt được biểu dương và tổ chức khen thưởng.

An toàn lao động trong xây dựng là điều luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Đây là trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và công nhân tham gia xây dựng. Để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa sự cố làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia thi công, tài sản, trang thiết bị xây dựng.

Tham gia kiểm tra, giám sát quy trình đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng

An toàn xây dựng là gì?

Khoản 1 điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định:  “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.” 

Quy định an toàn lao động trong xây dựng

Trách nhiệm an toàn lao động xây dựng của chủ đầu tư

Theo thông tư 04/2017/TT-BXD, chủ đầu tư công trình xây dựng có trách nhiệm:

  • Chấp nhận hồ sơ an toàn lao động trong thi công của nhà thầu.
  • Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác đảm bảo an toàn thi công do nhà thầu thực hiện.
  • Phân công, thông báo cho người có năng lực, nhận nhiệm vụ giám sát theo quy định. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công nếu phát hiện sự cố vi phạm quy định an toàn lao động.
  • Phối hợp cùng nhà thầu áp dụng biện pháp an toàn lao động, giải quyết sự cố phát sinh và khắc phục hậu quả.
  • Chỉ đạo khai báo sự cố an toàn lao động cho cơ quan có thẩm quyền.

Chủ đầu tư có quyền chuyển giao một hoặc một số trách nhiệm bằng hợp đồng trong trường hợp ký kết hợp đồng tổng thầu bao gồm thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công. Trong đó:

  • Chủ đầu tư được trao quyền tổng thầu một hoặc một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động trong công trường xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và thực hiện công tác quản lý an toàn lao động. 
  • Tổng thầu: thực hiện quản lý công tác an toàn lao động theo thỏa thuận với chủ đầu tư. 

Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của nhà thầu

Nhà thầu có trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng

Theo Luật xây dựng 2013 và Thông tư 04/2017-TT-BXD, trách nhiệm của nhà thầu bao gồm:

  • Đề xuất, áp dụng biện pháp an toàn thi công lao động cho con người, máy móc, tài sản, toàn bộ công trình. 
  • Thành lập bộ phận quản lý an toàn lao động trong xây dựng theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
  • Kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động xây dựng.
  • Lập kế hoạch thi công riêng với những công việc đặc thù có nguy cơ mất an toàn lao động xây dựng cao.
  • Tạm dừng và áp dụng biện pháp khắc phục trong trường hợp xảy ra sự cố, nguy cơ gây tai nạn lao động.
  • Báo cáo cho chủ đầu tư, đơn vị có thẩm quyền về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động xây dựng theo quy định.

Quy định trách nhiệm của đội quản lý an toàn lao động

Người lao động có trách nhiệm thực hiện quy định an toàn xây dựng

Đối với kỹ sư giám sát, bộ phận quản lý an toàn lao động thi công của nhà thầu có trách nhiệm:

  • Thực hiện biện pháp an toàn lao động được lên chủ đầu tư lên kế hoạch và chấp thuận.
  • Hướng dẫn người lao động về nguy hiểm, biện pháp an toàn không thi công xây dựng.
  • Yêu cầu và giám sát, quản lý số người lao động áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn.
  • Áp dụng biện pháp an toàn, xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm quy định an toàn lao động.
  • Tạm dừng thi công khi phát hiện sự cố, nguy cơ gây mất an toàn lao động cao.
  • Đình chỉ người lao động không tuân thủ hoặc vi phạm biện pháp đảm bảo an toàn trong xây dựng.
  • Chủ động tham gia hỗ trợ, khắc phục sự cố, tai nạn làm mất an toàn lao động.

Trách nhiệm người lao động tham gia thi công xây dựng

Người lao động làm việc tại công trường có trách nhiệm:

  • Chấp hành quy định, yêu cầu về vệ sinh, an toàn lao động.
  • Tuân thủ pháp luật nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị an toàn, vệ sinh khi thực hiện các công việc, nhiệm vụ.
  • Bắt buộc tham gia các lớp, khóa huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động trước khi nhận công việc, sử dụng các máy móc, thiết bị đặc thù yêu cầu cao về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Ngăn chặn, khắc phục các sự cố, nguy cơ làm ảnh hưởng đến vệ sinh, an toàn lao động, hành vi vi phạm, trái quy định tại nơi làm việc.
  • Báo cáo kịp thời khi phát hiện tai nạn, sự cố, tai nạn lao động cho người có trách nhiệm, thẩm quyền.
  • Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn, sự cố.
  • Từ chối thực hiện nhiệm vụ khi nhận thấy không đảm bảo an toàn lao động và báo cáo lên người phụ trách nhưng không được giải quyết theo đúng quy định.
  • Chỉ thực hiện công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động sau khi được tập huấn theo quy định.

Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng

Để đảm bảo an toàn cho trong quá trình thi công xây dựng, các biện pháp áp dụng phải được lập kế hoạch và thiết kế phù hợp với quy chuẩn chung. Các đối tượng áp dụng bao gồm kỹ sư giám sát và toàn bộ công nhân. 

Đối với đơn vị thi công

Lên kế hoạch, áp dụng và giám sát an toàn xây dựng

Đơn vị thi công cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn xây dựng sau đây:

  • Thành lập Ban chỉ huy, giám sát đủ năng lực theo từng cấp công trình. 
  • Thành lập bộ an phận an toàn hoặc cá nhân chịu trách nhiệm giám sát an toàn xây dựng có kinh nghiệm, kiến thức về quy chuẩn an toàn lao động  xây dựng.
  • Đối với các công trình nhiều nhà thầu cần có Ban an toàn chung.

Đối với người lao động

Để đảm bảo an toàn, tránh sự cố ngoài ý muốn, người lao động cần tuân thủ:

  • Đủ điều kiện thao gia lao động bao gồm độ tuổi, chứng nhận sức khỏe, giấy tờ khám định kỳ hàng năm.
  • Được đào tạo đầy đủ kiến thức, kĩ năng về vệ sinh và an toàn lao động. Cấp thẻ an toàn khi tham gia làm việc đặc thù, yêu cầu cao về an toàn xây dựng.
  • Trang bị đầy đủ thiết bị, trang phục bảo vệ an toàn theo đúng quy định về ngành nghề.
  • Treo băng rôn, khẩu hiệu về an toàn lao động tại công trường xây dựng.

Khu vực thi công

Công trường xây dựng cần phải gọn gàng, hạn chế tối đa các yếu tố gây nguy hiểm, dẫn đến tai nạn trong quá trình làm việc. Dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng và tránh những vật nhọn, thiết bị dụng cụ không cần thiết, ổ cắm điện không đảm bảo chất lượng… trong khu vực thi công.

Khu vực an toàn trong xây dựng

Biển cảnh báo, nội quy an toàn lao động

Đặt biển, quy định về an toàn lao động tại khu vực dễ thấy, nhiều người qua lại. Ở những khu vực có nguy cơ nguy hiểm cao, cần bố trí người đứng nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây tai nạn cho người lao động, người dân xung quanh.

Thiết bị bảo hộ cá nhân

Người lao động cần được cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cá nhân gồm quần áo, mũ, găng tay, giày và các thiết bị liên quan. Người sử dụng có trách nhiệm tự giác bảo quản đồ được giao.

Máy móc thiết bị thi công đảm bảo tiêu chuẩn

Máy móc, thiết bị phục vụ quá trình thi công xây dựng cần được kiểm tra cẩn thận. Theo đó, tất cả phải đảm bảo an toàn lao động và kiểm định, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Trong quá trình hoạt động, cần đảm bảo vận hành máy móc, thiết bị theo đúng tiêu chuẩn và áp dụng đồng thời các biện pháp đảm bảo, hạn chế mọi sự cố có thể diễn ra.

Trong một số trước hợp sau đây, chủ đầu tư, nhà thầu cần chú ý cách xử lý:

  • Thiết bị thi công vượt ngoài phạm vi xây dựng như đã đăng ký: Chủ đầu tư cần áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho thiết bị, con người. Hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến con người, máy móc bên trong và ngoài công trình xây dựng.
  • Đặt thiết bị, máy móc ngoài phạm vi công trường trong trường hợp bất khả kháng: Phải được sự thông qua và cho phép cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương.

Lên kế hoạch khắc phục sự cố

Nguy cơ xảy ra tai nạn, bệnh nghề nghiệp trong xây dựng là rất cao. Bởi vậy, các chủ đầu tư cần dự trù và xây dựng phương án khắc phục sự cố tối ưu, nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. Đồng thời giảm thiểu thiệt hại về người và của, cũng như không làm mất uy tín của đơn vị.

Chuẩn bị biện pháp ứng phó với sự cố xảy ra

Việc tuân thủ quy định an toàn lao động trong xây dựng luôn là điều tiên quyết. Nó không chỉ đảm bảo an toàn cho người tham gia thi công, máy móc, thiết bị sử dụng mà còn quyết định chất lượng của mọi công trình.

Do đó, Nhân Lực Phát Đạt luôn nhắc nhở và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người lao động của mình về kỹ năng, kiến thức cần thiết theo quy định an toàn lao động. Nếu bạn quan tâm dịch vụ cung ứng lao động của Nhân lực Phát Đạt hãy liên hệ nhé!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề