C bài toán về các khối hình học năm 2024

Thứ ba, 22/11/2022, 18:16

Lượt đọc: 29487

C bài toán về các khối hình học năm 2024
C bài toán về các khối hình học năm 2024

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬT THỨC Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) Thời gian: 30 - 35 phút Người thực hiện: Nguyễn Thị Tâm

  1. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. - Trẻ biết được đặc điểm của khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. - Trẻ biết so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau của 4 khối. 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích, tư duy, suy luận. so sánh, phân biệt cho trẻ - Trẻ có kỹ năng sờ cảm nhận khối - Rèn trẻ khả năng hợp tác nhóm, trao đổi, thảo luận 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học, tích cực trong mọi hoạt động. - Trẻ đoàn kết, có tính kỷ luật trong khi chơi. - Trẻ biết cùng cô thu dọn đồ dùng sau giờ học. II. Chuẩn bị *Đồ dùng của cô: - BGĐT - Que chỉ *Đồ dùng của trẻ: - 4 bộ trang phục thiết từ các khối là các đồ dùng trong cuộc sống như lon nước ngọt, quả bóng, hộp thuốc có dạng khối vuông hoặc khối chữ nhật, khối tam giác, khối vuông, khối chữ nhật là các đồ chơi lắp ghép - Mỗi trẻ một rổ có chứa khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật, bảng con - Các rổ to đựng 4 khối để trẻ chơi trò chơi - Bài tập nhóm III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: - Chào mừng tất cả các bé đến với hội thi “Bé thông minh nhanh trí” - Đến với hội thi hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu - Cô Nguyễn Tâm là người dẫn chương trình ngày hôm nay - Xin chào đón các bé lớp MGL A3 trường MN Tràng An. Và không thể thiếu được xin chào đón 3 vị ban giám khảo của chúng ta là cô Tuyến ( HT ), cô Hương và cô Ngọc ( PHT ) nhà trường. Các con hãy nổ 1 tràng pháo tay để chào đón các cô nào. - Hội thi gồm có 2 phần Phần 1: Bé thông minh nhanh trí Phần 2: Bé tài năng - Các bé đã sẵn sàng bước vào phần thi chưa? - Để cho không khí của hội thi thêm sôi động hơn sau đây xin mời các con ngồi sang 2 bên hướng lên sân khấu xem màn trình diễn thời trang của các người mẫu nhí đến từ lớp MGL A3 - Các con thấy các bạn trình diễn thời trang ntn? - Các con có nhận xét gì về trang phục của các bạn? - Trang phục có gì đặc biệt? 2. Phương pháp hình thức tổ chức: * Hoạt động 1: Ôn nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật - Các con thấy các bộ trang phục có dạng khối gì? - Nhận biết 4 khối, đặc điểm đặc trưng ( Khối cầu tròn, Khối vuông 6 mặt là hình vuông bằng nhau, Khối chữ nhật có 6 mặt phẳng là các hình chữ nhật…) - BTC cũng tặng cho các con mỗi bạn 1 rổ đồ dùng với những đồ vật đó để đến với phần thi thứ nhất được mang tên “ Bé thông minh nhanh trí” - Cô mời các con lấy đồ dùng về chỗ ngồi nào. * Hoạt động 2: Phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật - Cho trẻ xếp 4 khối ra phía trước, sờ cảm nhận, chơi xếp chồng lên. Cô đi từng cá nhân hỏi trẻ xem trẻ thấy điều gì? Khối nào xếp chồng được lên khối nào. - Sau đó hỏi cả lớp xem các con thấy khối nào xếp chồng được lên nhau ( để dẫn dắt vào phân biệt đặc điểm các khối, biết lý do xếp chồng được hay không xếp được) *Phân biệt khối cầu, khối trụ: - Cô hát: Quả gì mà lăn lông lốc. - Đúng rồi đó chính là quả bóng các con cùng cầm quả bóng lên nào. Quả bóng là khối gì? - Các con hãy lấy 1 khối nữa cho cô đó là khối trụ - Các con hãy quan sát xem khối cầu và khối trụ có điểm gì giống và khác nhau? - Bạn nào giỏi cho cô biết khối cầu và khối trụ có đặc điểm gì giống và khác nhau? - 2 khối giống nhau ở điểm gì? Bạn nào biết? + Khối cầu và khối trụ đều có mặt bao xung quanh cong + 2 khối có lăn được không? Vì sao? - Khác nhau: + Khối cầu và khối trụ khác nhau ở điểm nào? + Khối cầu có mặt bao xung quanh cong nên lăn được về mọi phía, không xếp chồng được lên nhau. + Khối trụ: Có 2 mặt phẳng ở 2 đầu, lăn được về 2 phía, trượt được, không xếp chồng được lên nhau nếu đặt nằm ngang nhưng có thể xếp chồng được lên nhau nếu đặt thẳng đứng + Nếu xếp chồng 2 khối lên nhau thì điều gì xảy ra? Khồi nào xếp chồng được lên và khối nào không xếp chồng được lên? * Khối vuông - Các con hãy cất khối cầu, khối trụ và lấy cho cô khối vuông nào? - Các con tiếp tục lấy cho cô khối chữ nhật nào? * Phân biệt: Khối vuông+ chữ nhật - Bạn nào giỏi cho cô biết khối vuông và khối chữ nhật có đặc điểm gì giống và khác nhau? + Giống nhau: đều có 6 mặt, mặt bao phẳng, đều không lăn được, có thể xếp chồng lên nhau. + Khác nhau: Tất cả các mặt khối vuông đều là hình vuông bằng nhau - Tất cả các mặt khối chữ nhật đều là hình chữ nhật không bằng nhau. Mặt 2 bên bé hơn các mặt còn lại * Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố Phần thi thứ 2 được mang tên: Bé tài năng Trò chơi 1: Chiếc hộp kỳ diệu - Cách chơi: Trò chơi gồm 3 đội, phía trước mỗi đội sẽ có các hộp đựng các khối bên trong. Mỗi đội sẽ lần lượt từng bạn chạy lên lấy thò tay vào sờ và cảm nhận để chọn khối lấy về sau đó xếp chồng lên để hoàn thành công trình được xây dựng từ các khối theo bản thiết kế có sẵn của mỗi đội. - Luật chơi: Tiếp sức, thời gian được tính bằng 1 bản nhạc - Trẻ chơi Trò chơi 2: Trẻ chơi theo nhóm - Chuẩn bị 4 nhóm chơi, mối nhóm sẽ có 1 bảng, trên bảng có 4 ô vuông có hình vẽ 3D của 4 khối và 1 rổ đồ dùng trong cuộc sống có dạng các khối. Trẻ thảo luận tìm và gắn các đồ dùng về đúng ô các khối ( hoặc thiết kế bài tập nối đồ dùng với các khối ) - Thời gian 1 bản nhạc ngắn, hết nhạc các nhóm trưởng mang bài lên phía trước để cả lớp kiểm tra kết quả. 3. Kết thúc - Cô nhận xét, khen trẻ. - Hội thi đến đây là kết thúc xin kính mời các đội lên nhận quà của ban tổ chức

Người đăng tin: Nguyễn Thị Tâm (A)