Bố mẹ chia đất cho con cần thủ tục gì

Bố mẹ chia đất cho con cần thủ tục gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Mai Tiến DũngLuật sư Mai Tiến Dũng là Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Practical Law - Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội. Luật sư Mai Tiến Dũng còn là Đấu giá viên, Quản tài viên, chuyên viên Thừa phát lại, Chuyên viên công chứng, Phóng viên của Tạp chí Người cao tuổi, Chuyên gia môi giới bất động sản cao cấp. 

Luật sư Mai Tiến Dũng cũng đã tốt nghiệp Trường ĐH ngoại ngữ Hà Nội (chuyên ngành tiếng Anh) và Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp).

>> Tư vấn MIỄN PHÍ với Luật sư Mai Tiến Dũng.


Trong văn hoá của người Việt Nam nói riêng hay người Á - Đông nói chung, đất đai - nhà cửa luôn được xem là một trong những thứ quý giá và quan trọng nhất của mỗi người. Cũng vì thế, các thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực này luôn được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bài viết sẽ tư vấn trình tự, thủ tục tặng - cho quyền sử dụng đất. Hy vọng thông tin sau đây sẽ giúp ích cho những ai quan tâm đến thủ tục pháp lý này!

1. Điều kiện thực hiện

- Người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về Đất đai;

- Còn thời hạn được sử dụng đất;

- Đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định về pháp luật đất đai.

2. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị

- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng nhà đất có công chứng;

- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất;

- Bản khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng nhà đất và Bản khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất (do cơ quan quản lý nhà ở cung cấp tại nơi tiếp nhận hồ sơ);

- Bản sao Giấy khai sinh nếu các bên tặng – cho có quan hệ gia đình như: cha mẹ, con, anh chị em ruột để làm cơ sở miễn thuế chuyển quyền sử dụng nhà đất;

- Đối với người được tặng – cho là Việt kiều phải có thêm giấy tờ như Hộ chiếu hợp lệ chưa hết hạn do Việt Nam cấp hoặc Giấy xác nhận người gốc Việt Nam,…

3. Thẩm quyền và trình tự giải quyết thủ tục

- Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đât;

- Ủy ban nhân dân xã, thị trấn (đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn). Sau đó ủy ban nhân dân chuyển cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

- Thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc (đối với đất sử dụng tại phường) và không quá 06 ngày làm việc (đối với đất sử dụng tại xã, thị trấn) không tính thời gian bên được tặng – cho quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên được tặng – cho quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để giao cho bên được tặng – cho quyền sử dụng đất.

4. Nghĩa vụ thuế và phí phải nộp

- Tặng cho nhà đất phải nộp thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC là thu nhập được miễn thuế. Ngoài ra, phải nộp lệ phí trước bạ trừ các trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP.

5. Cơ sở pháp lý

- Điều 194 BLDS 2015: Quyền định đoạt của chủ sở hữu

- Điều 457 BLDS 2015: Hợp đồng tặng tài sản

- Điều 459 BLDS 2015: Tặng cho bất động sản

- Điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013: Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất

- Điều 105 Luật đất đai 2013: Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Điều 188 Luật đất đai 2013: Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quền sử dụng đất

Sau đây là các trình tự, thủ tục cụ thể khi cha mẹ muốn tặng cho đất cho con:

Được quy định tại điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013. Để thực hiện thủ tục tặng cho, quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang cho con, trước tiên bố mẹ và con phải đến tố chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND xã để  thực hiện công chứng/chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau khi hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trên đã được công chứng/chứng thực thì có thể thực hiện thủ tục đăng kí sang tên tại văn phòng đất đai, hồ sơ bao gồm:

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...

2. Theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ – CP hướng dẫn thực hiện Luật đất đai, cần nộp hồ sơ xin tách thửa đất tới cơ quan có thẩm quyền.

- Đơn đề nghị đăng kí biến động (theo mẫu): 01 bản chính

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất:01 bản chính và 02 bản sao công chứng.

- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do đơn vị có chức năng đo đạc bản đồ lập (bản chính)

- CMND, sổ hộ khẩu thường trú của bên tặng cho với bên cho và bên được tặng cho: bản sao công chứng

- Hợp đồng tặng, cho quyền sử dụng đất có xác nhận của cơ quan công chứng: bản chính.

- Giấy khai sinh của bên tặng cho và bên được tặng cho

- Tờ khai lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.

- Bản cam kết lần đầu tiên được nhận cho, tặng.

Cơ quan nhận hồ sơ: văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có bất động sản.

Khi được bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất, người nhận sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ. Nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục kê khai thuộc đối tượng miễn thuế tại Chi cục thuế của quận/huyện nơi có bất động sản.

- Phí đo đạc: không quá 1.500 đồng/m2

- Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp)

- Lệ phí cấp sổ đỏ tùy theo từng trường hợp cụ thể nhưng không quá 100.000 đồng/lần cấp mới.

Nếu cần tư vấn về luật ĐẤT ĐAI, bạn có thể liên hệ Luật sư Mai Tiến Dũng theo thông tin sau:

  • Công ty Luật TNHH Practical Law
  • Điện thoại: 0913 506 527
  • Trụ sở chính: Tầng 14, toà nhà ZenTower- số 12 đường Khuất Duy Tiến, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội
  • Chi nhánh tại TP Đà Lạt: số D5  khu quy hoạch Bà Triệu, Phường 4 ,Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
  • Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: tầng 10, Toà nhà Pax Sky, 51 Nguyễn Cư Trinh, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 , Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Chi nhánh tại Nha Trang-Khánh Hoà: Số 11A đường A2 Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Bố mẹ chia đất cho con cần thủ tục gì

Theo quy định của Luật đất đai hiện hành thì người sử dụng đất được thực hiện những quyền gì? Để việc tặng cho quyền sử dụng đất là hợp pháp thì phải đáp ứng điều kiện như thế nào? Trường hợp bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất thì có cần sự đồng ý của các thành viên khác trong gia đình không?

1. Luật sư tư vấn về tặng cho quyền sử dụng đất

Theo quy định của luật đất đai hiện hành thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện theo quy định pháp luật. Trong đó, tặng cho quyền sử dụng đất là một trong những giao dịch phổ biến nhất, chuyển quyền sử dụng đất từ chủ thể này sang chủ thể khác. Việc tặng cho quyền sử dụng đất diễn ra tương đối đa dạng, phong phú nên có nhiều vấn đề phức tạp được phát sinh theo.

Để giảm thiểu tối đa các tranh chấp liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất thì các bên trong hợp đồng tặng cho phải nắm rõ được quy định pháp luật liên quan như Bộ luật dân sự, luật đất đai,…Trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến tặng cho quyền sử dụng đất hoặc các vấn đề khác trong lĩnh vực đất đai thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Bố mẹ cho đất có cần sự đồng ý của con không?

Nội dung hỏi: Anh chị cho em hỏi, em đang có vướng mắc tranh chấp tài sản với nội dung như sau: "Năm 2009 bố mẹ  còn sống và ở cùng với em  và anh trai trên cùng 1 mảnh đất diện tích gần 70m, đến cuối năm 2009 bố mẹ e tách cho anh trai 36m để xây nhà và sang tên sổ đỏ mà không báo cho các thành viên trong gia đình, còn diện tích còn lại bố mẹ e ở với vợ chồng em.

Đến tháng 5/2016 bố chồng em đột ngột mất mà kg để lại di chúc gì.Giờ anh trai đã có nhà bên đấy lại sang nhà em đòi chia lấy suất bên này nữa,lý do là nhà bên kia đã đứng tên sổ đỏ rồi thì bảo mặc nhiên của anh ý,còn nhà bên này vợ chồng tôi ở với bố mẹ nên sổ đỏ vẫn tên bố mẹ tôi giờ anh đòi chia xuất bên này bảo là nhà của bố mẹ.Thứ nhất :Anh chị cho em hỏi nếu trường hợp của em bố mẹ sang tên sổ đỏ mà kg có sự đồng ý của các con thì có dc kg ah?- Thứ hai:giờ nếu tranh chấp tài sản như vậy thì khi ra pháp luật em có được gộp cả phần đất bên kia chia đồng đều cho các thành viên cho gđ kg ah? E xin cảm ơn ạ 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Do thông tin bạn cung cấp chưa được rõ ràng nên trường hợp của bạn sẽ được giải quyết như sau:

Trường hợp thứ nhất, mảnh đất 70m2 là tài sản chung của bố, mẹ

Căn cứ theo quy định tại Điều 213 Bộ luật dân sự 2015 về sở hữu chung của vợ chồng:

“1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

..."

Theo quy định trên, nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên bố mẹ bạn thì mảnh đất này được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, bố mẹ bạn có quyền tặng cho anh trai bạn một phần mảnh đất mà không cần sự đồng ý của các thành viên khác trong gia đình.

Tiếp theo, năm 2016 bố bạn đột ngột mất không để lại di chúc nên sẽ phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của bố bạn còn sống tại thời điểm mở thừa kế thì sẽ có quyền hưởng di sản bố bạn để lại theo phần bằng nhau.

Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản thừa kế như sau:

“ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”  

Như vậy, di sản được chia thừa kế được xác định là tài sản riêng của bố bạn, phần tài sản chung của bố bạn với người mẹ. Do đó, trường hợp bố mẹ bạn đã tặng cho anh trai bạn một phần mảnh đất bằng thủ tục hợp pháp và hiện nay đã thực hiện xong thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất này thuộc về anh trai bạn, nên không thể gộp phần đất đó chia cho những người thừa kế còn lại.

Sau khi xác định được di sản của người bố thì di sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết). Nếu ông bà nội của bạn mất trước người bố thì di sản thừa kế sẽ chia đều cho mẹ bạn và các người con.

Trường hợp thứ hai, mảnh đất 70m2 là tài sản được nhà nước cấp cho hộ gia đình sử dụng

Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Bên cạnh đó, căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2013 quy định:

“1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.

2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.

Theo quy định, khi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận mảnh đất này được cấp cho hộ gia đình nghĩa là quyền sử dụng mảnh đất này thuộc sở hữu chung của tất cả thành viên hộ gia đình tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được nhà nước cấp cho hộ gia đình nhà bạn mà tại thời điểm đó trong hộ có bố,  mẹ, có bạn và những người khác thì tất cả những người này đều có quyền sử dụng đất. Do vậy, khi tặng cho một phần mảnh đất sang cho anh trai bạn thì cần phải có sự đồng ý của các thành viên khác trong gia đình có quyền đối với mảnh đất.

Tiếp theo, vì bố mẹ bạn tặng cho anh trai bạn một phần mảnh đất mà không có sự đồng ý của các thành viên khác trong hộ gia đình nên việc tặng cho này là không hợp pháp. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu TAND tuyên hủy hợp đồng tặng cho và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đã cấp cho anh trai và cấp lại theo đúng quy định pháp luật.

Vì đất cấp cho hộ gia đình nên các thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận sử dụng đất được chia những phần đều nhau. Sau đó, do bố mất không có di chúc thì di sản của bố được chia đều cho những người thừa kế hàng thứ nhất (chia tương tự trường hợp thứ nhất).

-------------

>> Luật sư tư vấn về Cho tặng Đất đai, gọi: 1900.6169

3. Các con không đồng ý bố mẹ có tặng cho đất được không?

Câu hỏi: gia đình tôi có 8 anh chị em ( 4 trai, 4 gái ) tất đã có gia dinh và có nhà riêng do chúng tôi tự tạo lên. Bố mẹ chúng tôi còn sống và cũng ở riêng. vừa qua bố mẹ chúng tôi đã làm thủ tục sang tên cho một người trong 8 anh em chúng tôi . Việc chuyển nhượng các thành viên trong gia đình không ai biết ( chỉ có Bố tôi và vợ chồng người được chuyển nhượng biết ). Xin Luật sư cho biết việc chuyển nhượng như vậy có đúng không? Theo quy định thì phải tiến hành thế nào?

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Vì bạn không nói rõ quyền sử dụng đất là của ai, nguồn gốc như nào nên chúng tôi chia các trường hợp sau:

- Trường hợp đất của hộ gia đình

Bạn tham khảo nội dung chúng tôi đã tư vấn tương tự tại bài viết: Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu hộ gia đình quy định thế nào?

Khi định đoạt tài sản chung của hộ gia đình thì cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình (căn cứ trên sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

- Trường hợp đất cả cá nhân bố mẹ bạn

Bạn tham khảo bài viết chúng tôi đã tư vấn tương tự tại:  Tặng cho con quyền sử dụng đất cần có sự đồng ý của những ai?

Khi đó, bố mẹ bạn có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai.

---------------------

4. Có được đòi lại đất khi đã tặng cho người khác hay không?

Gửi luật sư. Cách đây khoảng 10 năm em trai tôi có trúng số độc đắc mua được mảnh đất và chia cho anh em mỗi người một miếng và có viết giấy tay nhưng em tôi đứng tên sổ đỏ. Sau đó tôi có cất nhà cấp 4 đến nay 10 năm vẫn chưa tách khỏi sổ đỏ do em trai tôi đứng tên. Nay em trai tôi có ý định đòi lại tiền mảnh đất, gần đây tôi phát hiện em trai tôi đã cầm cố sổ đỏ nhưng không có khả năng chi trả tiền vay. Cho tôi hỏi theo luật sư tôi có bị mất đất không và tôi có thể thưa kiện để đòi quyền sổ hữu mảnh đất không. Cảm ơn luật sư.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Có được đòi lại quyền sử dụng đất đã tặng cho người khác?

Trong trường hợp này anh chị cần xác định vì hiện tại chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và sang tên thì phải cung cấp các giấy tờ chứng minh việc người em đã tặng cho gia đình để có căn cứ xác định quyền sử dụng đối với phần diện tích này. Bên cạnh đó, nếu như gia đình không chứng minh được thì có quyền yêu cầu người em bồi thường về phần công trình gia đình đã xây dựng.

4. Đất thờ cúng có được ủy quyền cho người khác sử dụng

Chào  luật  sư ! Gia  đình tôi có 4 anh em .khi mẹ tôi  còn sống đã ủy quyền cho tôi mảnh đất và nhà mang tên bà.nay mẹ tôi đã mất và mảnh đất bị nhà nước thu hồi .  Nhà nước cấp cho tôi 1 mảnh đất trên khu tái định cư .sổ đỏ vẫn tên mẹ tôi . Gia đình tôi có họp và 4 người đồng ý kí vào  biên bản giao đất cho tôi sửa dụng để thờ cúng .vậy  khi tôi già yếu tôi có quyền ủy quyền hay sang tên cho con tôi mảnh đất trên không thưa luật sư . Và  nếu sau này các con tôi ở thì  các em tôi co thể tranh chấp đất ko? .nếu  bay giờ tôi muốn  chuyển đổi sổ đỏi sang tên mình thì cần những thủ tục gì ? .Mong luật sư tư vấn giúp .Tôi xin cám ơn nhiều.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn hợp đồng ủy quyền định đoạt quyền sử dụng đất

>> Tư vấn về di sản dùng vào việc thờ cúng.

Trong trường hợp này diện tích sử dụng được xác định là đất thờ cúng nên không được phép chuyển nhượng cho người khác nếu không có sự đồng ý của những người trong gia đình, bên cạnh đó, nếu như anh/chị già yếu thì phải họp gia đình, dòng họ để quyết định ai có nghĩa vụ thay thế anh/chị trông nom, quản lý phần di sản thờ cúng này nên anh/chị không thể tự ý ủy quyền hay chuyển nhượng cho các con khi chưa có sự đồng ý của những người khác trong gia đình.