Biệt thự đại úy công an thanh hóa

Như Dân Việt đã thông tin, ông Phạm Văn Công - đại úy, cán bộ thuộc Công an huyện Vĩnh Lộc [Thanh Hóa] được bà Vũ Thị Hương - Chủ tịch UBND huyện này cấp phép thành lập khu kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp trên diện tích 523m2.

Nhưng trên thực tế, ông Phạm Văn Công đã tiến hành xây cả khu “biệt phủ” rộng hơn 5.000m2 với đầy đủ các hạng mục đồ sộ từ cổng vào, hòn non bộ, bể bơi, núi nhân tạo, biệt thự... gây bức xúc trong dư luận và nhân dân huyện Vĩnh Lộc.

Cổng vào đồ sộ. Ảnh: Dân Việt

Ông Đào Trọng Quy - Giám đốc Sở TNMT tỉnh này nói với phóng viên sau khi nhận thông tin về bài báo: "Như phản ánh của Báo điện tử Dân Việt, chúng tôi khẳng định dù là diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển đổi đi chăng nữa thì cũng chỉ được phép trồng cây chứ làm sao được phép xây nhà cửa kiểu vậy. Đằng này, đất mà ông Phạm Văn Công xây dựng công trình trên đó còn chưa được chuyển đổi hết thì lại càng không được phép. Nếu cán bộ nào cũng như ông Công có mà loạn. Làm thế là sai".

Sau phản ánh của Dân Việt, chiều ngày 4.5, khu "biệt phủ" này bắt đầu được tháo dỡ phần xây dựng vi phạm.

Liên quan đến vụ việc này, luật sư Trương Quốc Hòe [Đoàn luật sư TP Hà Nội] cho biết, qua thông tin báo Dân Việt nêu, có thể thấy sự việc này là nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm để tạo lòng tin cho nhân dân địa phương.

Theo luật sư Hòe, trong sự việc này có trách nhiệm rất lớn của chính quyền hai địa phương là xã Vĩnh Thành và huyện Vĩnh Lộc, trách nhiệm trực tiếp thuộc về Chủ tịch hai địa phương này.

“Đối với người sử dụng đất, ở đây là ông Công, có thể thấy đã cố ý vi phạm khi xây dựng trên diện tích đất chưa được cấp phép. Theo quy định của luật hành chính, người sử dụng đất phải nộp phạt và buộc phải tháo dỡ phần công trình vi phạm, sau đó trả lại nguyên trạng diện tích đất đã chiếm dụng”, vị luật sư thông tin.

Về trách nhiệm của chính quyền địa phương, luật sư Hòe phân tích, theo quy định của pháp luật, trách nhiệm quản lý đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện. "Để sự việc xảy ra, có thấy huyện Vĩnh Lộc mà trực tiếp là bà Chủ tịch Vũ Thị Hương đã thiếu trách nhiệm trong việc giám sát dẫn đến hậu quả công trình vi phạm như trên" - ông Hòe cho hay.

Căn nhà chính. Ảnh: Dân Việt

“Bà Hương chỉ cấp phép cho ông Công 523m2 nhưng thực tế người này xây dựng công trình lớn hơn diện tích trên rất nhiều. Thậm chí, còn xây dựng sai so với giấy phép được cấp ban đầu. Công trình nằm ngay cạnh đường quốc lộ, rất hoành tráng mà không một đơn vị nào nhìn thấy để xử lý. Vậy ở đây liệu có sự “bảo kê” cho ông Công hay không, điều này cần phải làm rõ”, luật sư Hòe nêu quan điểm.

Ngoài ra, cũng theo luật sư Hòe, chính quyền xã Vĩnh Thành cũng phải có trách nhiệm. Vị luật sư này cho rằng, một công trình đồ sộ trái phép “mọc” trên địa bàn mà mà hơn một năm không ai nhìn thấy thì cũng có nhiều câu hỏi cần đặt ra.

“Theo quy chế về quản lý đất đai hiện hành, Chủ tịch huyện và Chủ tịch xã là người chịu trách nhiệm trực tiếp. Trả lời báo Dân Việt sáng nay, ông Công có nói được "anh em tạo điều kiện" và "khi có đoàn kiểm tra tới, có thể lách luật bằng việc mỗi gian cho vài bao gạo, ngô, khoai sắn" để được xây dựng, tôi cho rằng cơ quan chức năng phải làm rõ thông tin này.

Nếu thực có như ông Công nói, đủ dấu hiệu của tội hình sự. Phải làm rõ, anh em ở đây là ai. Ai là người đã bao che cho ông Công tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất?”, luật sư Hòe nêu quan điểm.

Luật sư Nguyễn Hồng Thái [Đoàn luật sư TP Hà Nội] cũng cho rằng, trách nhiệm thuộc về chính quyền huyện Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Thành. Luật sư Thái đặt câu hỏi, tại sao trong quá trình xây, không ai phát hiện ra để tiến hành xử phạt và có biện pháp khắc phục?

"Để một công trình xây dựng trái phép hoành tráng như vậy, không thể nói cán bộ địa phương không thể không biết. Theo tôi được biết, ở Thanh Hóa, ngay từ cấp xã phường có Đội quy tắc, sau đó đến lực lượng quản lý trật tự xây dựng của huyện, thành phố. Chẳng lẽ thời gian dài không ai thấy biệt phủ được xây dựng?" - luật sư Thái nói.

Biệt thự rộng 5000m2 xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của một đại úy công an ở huyện Vĩnh Lộc [Thanh Hóa] đang được phá bỏ từng hạng mục.

Ngày 9/5, thông tin từ UBND huyện Vĩnh Lộc cho hay, hầu hết các hạng mục xây dựng trái phép trong khuôn khổ cơ ngơi biệt thự hoành tráng ở xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc [Thanh Hóa] của ông Phạm Văn Công - một đại úy công an huyện đang được dỡ bỏ.

Theo quan sát, các hạng mục đã được tháo dỡ hoàn tất như cổng và tường rào giáp quốc lộ 217 vi phạm hành lang an toàn giao thông, hòn non bộ, mái che bể bơi…

Riêng đối với ngôi nhà chính, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục làm rõ để có phương án xử lí.

Cổng và tường rào đã bị phá dỡ

Cánh cổng lúc trước của khu nhà

Trước cảnh tượng tan hoang của khu nhà vốn lộng lẫy, bề thế trước đó, nhiều người không khỏi xót xa cho một công trình kiến trúc đẹp nhưng không được xây đúng chỗ.

Hình ảnh ngổn ngang trong khuôn viên

Bể bơi đã bị phá dỡ phần mái che

Trước đó, khu biệt thự của ông Phạm Văn Công [SN 1976] được xây dựng tại khu vực Đồng Bưu, thôn 7, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc.

Tháng 6/2017, ông Công xin thuê 100m2 đất nông nghiệp của hộ ông Nguyễn Văn Sơn [thôn 7, xã Vĩnh Thành] và 423m2 đất nông nghiệp do UBND xã quản lý [tổng là 523m2]. Số đất này ông chủ trương thuê với thời hạn 50 năm. Đến nay diện tích này vẫn còn chưa được bàn giao theo quy định của pháp luật.

Theo mục đích của dự án này, phần đất thuê nhằm xây dựng khu thu mua nông sản và bán vật tư nông nghiệp.

Tuy nhiên, ông Công không thực hiện đúng chủ trương mà lại ngang nhiên xây dựng biệt thự với tổng diện tích lên tới 5000m2, gấp 10 lần diện tích được thuê.

Các hạng mục đồ sộ bên trong cơ ngơi này bao gồm: Căn biệt thự để ở và các công trình khác như: Sân chơi, bể bơi, núi nhân tạo, hòn non bộ, vườn cây ăn quả…

Ngôi nhà chính đang được giữ nguyên

Trước áp lực của dư luận xã hội, huyện Vĩnh Lộc đã chỉ đạo làm rõ những sai phạm của công trình và tiến hành đề nghị gia đình tháo dỡ các hạng mục sai phạm.

Chủ Đề